BÊN TRONG, BÊN NGOÀI.
Trở về
với lòng mình để nhận ra những ô nhơ, thật là điều khó. Rửa tay trước khi ăn,
rửa bát đĩa trước khi dùng, là điều dễ hơn nhiều. Trở vào lòng mình, ta dễ bắt
gặp bao tham lam, gian dối, thèm..
Suy niệm:
Đức Giêsu đã từng nói về tám Mối Phúc trong Bài
Giảng trên núi.
Trong chương này, Ngài sẽ nói với các kinh sư
và nhóm Pharisêu bảy lần:
“Khốn cho các ngươi!”
Đây không phải là lời chúc dữ cho bằng là lời
trách than, buồn tiếc,
vì những sự giả hình, che đậy nơi một số nhà
lãnh đạo Do thái giáo.
Nhưng giả hình không phải chỉ là bệnh của một
số kinh sư ngày xưa.
Nó là bệnh của những Kitô hữu trong Hội Thánh
của Mátthêu sau năm 70.
Và nó cũng là bệnh của những Kitô hữu thuộc thế
kỷ hai mươi mốt.
“Khốn cho các ngươi!” là một lời cảnh báo đối
với chính bản thân tôi.
Bệnh được nhắc đến trong lời Khốn cho thứ tư (c. 23)
là bệnh quá tập trung vào điều phụ thuộc mà bỏ
quên điều cốt yếu.
Có một số người Pharisêu bày tỏ sự đạo đức của
mình
qua việc nộp thuế thập phân về những thứ rau
lặt vặt họ trồng trong vườn.
Ba thứ rau thơm: bạc hà, thì là, rau húng, đúng
ra không phải tính thuế,
vì chỉ phải nộp thuế về hoa lợi của vụ mùa, của
vườn cây ăn trái thôi.
Nhưng có người đã nộp thuế về mọi thứ rau cỏ
trong vườn (Lc 11, 42).
Thuế thập phân chỉ đòi nộp một phần mười sản
phẩm nông nghiệp làm được,
để giúp việc thờ phượng Chúa trong Đền thờ và
các người làm việc tại đó.
Đức Giêsu không cản chuyện nộp thuế về những
điều lặt vặt (c. 23).
Ngài chỉ tiếc là những chuyện nặng ký hơn trong
Lề Luật
như công lý, lòng nhân và thành tín, lại bị bỏ
quên (c. 23).
Ba điều này đều được các ngôn sứ nhắc nhở (Is
1, 17; Hs 6, 6; Hb 2, 4).
Ngôn sứ Mikha đã viết một câu nổi tiếng (Mk 6,
8):
“Đức Chúa đòi anh em điều gì nếu không phải là
sống theo công lý,
mến chuộng lòng nhân và khiêm hạ đi với Thiên
Chúa của anh em.”
Có thể thái độ đạo đức giả bắt nguồn từ thói
háo danh và sợ khó.
Nộp thuế dễ được người ta thấy hơn
và cũng khỏi phải hoán cải nơi bề sâu của lòng
mình.
Tập trung vào những cái lặt vặt để khỏi phải áy
náy về chuyện hệ trọng.
Làm tốt một chuyện nhỏ, nhưng lại làm hỏng một
chuyện rất lớn.
Bệnh được nhắc đến trong lời Khốn cho thứ năm (c. 25)
là bệnh quá coi trọng cái bên ngoài mà coi
thường cái bên trong.
Một số người Pharisêu loay hoay với chuyện lau
sạch bên ngoài chén đĩa.
Họ sợ mình trở nên ô uế nếu sử dụng đồ chưa
được rửa kỹ.
Tiếc thay, họ không để ý đủ đến sự nhơ uế bên
trong tâm hồn.
Mà đó mới là thứ nhơ uế thật sự đáng quan tâm.
Có nguy cơ là sự sạch sẽ bên ngoài nhằm che đậy
sự nhơ uế bên trong,
và đánh lừa cái nhìn của người khác, khiến họ
lầm tưởng.
Thật ra trở về với lòng mình để nhận ra những ô
nhơ, thật là điều khó.
Rửa tay trước khi ăn, rửa bát đĩa trước khi
dùng, là điều dễ hơn nhiều.
Trở vào lòng mình, ta dễ bắt gặp bao tham lam,
gian dối, thèm muốn vô độ.
Những điều ấy ta không muốn nhìn nhận có nơi
mình.
Đức Giêsu mời chúng ta tìm kiếm sự tinh tuyền
bên trong trước đã,
rồi mới để ý đến cái sạch sẽ bên ngoài sau (c.
26).
Xin Chúa cho chúng ta đừng bị đui mù, nhưng
được sáng mắt (cc. 24. 26),
để biết phân biệt cái chính, cái phụ, cái
trong, cái ngoài.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu,
khi đến
với nhau,
chúng con
thường mang những mặt nạ.
Chúng con
sợ người khác thấy sự thật về mình.
Chúng con
cố giữ uy tín cho bộ mặt
dù đó chỉ
là chiếc mặt nạ giả dối.
Khi đến với Chúa,
chúng con
cũng thường mang mặt nạ.
Có những
hành vi đạo đức bên ngoài
để che
giấu cái trống rỗng bên trong.
Có những
lời kinh đọc trên môi,
nhưng
không có chỗ trong tâm hồn,
và ngược
hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa Giêsu,
chúng con
cũng thường ngắm mình trong gương,
tự ru ngủ
và đánh lừa mình,
mãn
nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ,
đã ăn sâu
vào da thịt chúng con,
để chúng
con thôi đánh lừa nhau,
đánh lừa
Chúa và chính mình.
Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành,
để chúng
con được lớn lên trong bình an.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét