Thánh giá bàn thờ quay về phía nào?
Nguyễn Trọng Đa8/8/2012
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại họcRegina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi một thánh giá bàn thờ được sử dụng trong cử hành Thánh Lễ, liệu hình Chúa chịu nạn được quay về phía linh mục hay phía cộng đoàn? - D.V., Washington, D.C, Mỹ.
Đáp: Các chỉ dẫn trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói rất ít về hướng nhìn của hình Chúa chịu nạn trên thánh giá.
"Số 308. Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ. Thánh giá như thế sẽ gợi cho trí các giáo dân nhớ sự thương khó cứu độ của Chúa, và được để thường xuyên gần bàn thờ ngay cả ngoài lúc cử hành phụng vụ. (Bản dịch tiếng Việt ‘Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma’ do Linh mục P.X. Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang, thực hiện)
Lấy gợi ý từ Sách giáo khoa phụng vụ của Đức Ông Peter Elliott, chúng tôi nói thêm rằng thánh giá nên được đặt trên bàn thờ, bên cạnh bàn thờ, ngay sau bàn thờ hoặc treo phía trên bàn thờ. Thánh giá rõ ràng có liên quan đến bàn thờ khi giáo dân nhìn lên.
Như Đức ông Elliott nhận xét: "Thánh giá phụng vụ không là ưu tiên cho lòng sùng kính riêng của chủ tế, nhưng là một dấu hiệu ở giữa cộng đoàn Thánh Thể tuyên xưng rằng Thánh Lễ là Hy lễ giống như đồi Canvê xưa kia".
Vì vậy, nói đúng ra, thánh giá bàn thờ có mối liên quan với bàn thờ, chứ không chỉ cho linh mục, và vì lý do này "hình Chúa chịu nạn" thường quay về phía bàn thờ.
Một thánh giá bàn thờ có thể không quay về phía giáo dân, và giáo dân không nhìn thấy hình Chúa chịu nạn. Đây là một vấn đề tương đối mới bởi vì, trước khi có cải tổ phụng vụ, toàn cộng đoàn, linh mục và giáo dân, đều quay mặt về bàn thờ và thánh giá theo cùng một chiều.
Vì lý do này, giải pháp tốt nhất là dùng một thánh giá lớn treo thường xuyên sau và phia trên bàn thờ.
Nếu điều này là không thể được, thì sự linh hoạt của các qui định cho phép cho một cây thánh giá rước kiệu, hoặc một cây thánh giá lớn hơn nhưng di chuyển được trên một trụ đứng, được đặt gần bàn thờ trong một vị trí, vốn rõ ràng có liên quan đến bàn thờ trong khi giáo dân vẫn nhìn thấy được thánh giá.
Nguyễn Trọng Đa
"Số 308. Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ. Thánh giá như thế sẽ gợi cho trí các giáo dân nhớ sự thương khó cứu độ của Chúa, và được để thường xuyên gần bàn thờ ngay cả ngoài lúc cử hành phụng vụ. (Bản dịch tiếng Việt ‘Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma’ do Linh mục P.X. Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang, thực hiện)
Lấy gợi ý từ Sách giáo khoa phụng vụ của Đức Ông Peter Elliott, chúng tôi nói thêm rằng thánh giá nên được đặt trên bàn thờ, bên cạnh bàn thờ, ngay sau bàn thờ hoặc treo phía trên bàn thờ. Thánh giá rõ ràng có liên quan đến bàn thờ khi giáo dân nhìn lên.
Như Đức ông Elliott nhận xét: "Thánh giá phụng vụ không là ưu tiên cho lòng sùng kính riêng của chủ tế, nhưng là một dấu hiệu ở giữa cộng đoàn Thánh Thể tuyên xưng rằng Thánh Lễ là Hy lễ giống như đồi Canvê xưa kia".
Vì vậy, nói đúng ra, thánh giá bàn thờ có mối liên quan với bàn thờ, chứ không chỉ cho linh mục, và vì lý do này "hình Chúa chịu nạn" thường quay về phía bàn thờ.
Một thánh giá bàn thờ có thể không quay về phía giáo dân, và giáo dân không nhìn thấy hình Chúa chịu nạn. Đây là một vấn đề tương đối mới bởi vì, trước khi có cải tổ phụng vụ, toàn cộng đoàn, linh mục và giáo dân, đều quay mặt về bàn thờ và thánh giá theo cùng một chiều.
Vì lý do này, giải pháp tốt nhất là dùng một thánh giá lớn treo thường xuyên sau và phia trên bàn thờ.
Nếu điều này là không thể được, thì sự linh hoạt của các qui định cho phép cho một cây thánh giá rước kiệu, hoặc một cây thánh giá lớn hơn nhưng di chuyển được trên một trụ đứng, được đặt gần bàn thờ trong một vị trí, vốn rõ ràng có liên quan đến bàn thờ trong khi giáo dân vẫn nhìn thấy được thánh giá.
Nguyễn Trọng Đa
NGUỒN : www.vietcatholic.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét