THÁNH THỂ: HY LỄ TẠ ƠN VÀ CẢNH VỰC MÔI SINH
·
Cử hành Thánh Thể để tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu Kitô là trung thành vâng theo lệnh truyền của Người. Trong cuộc cử hành đó, cộng đoàn tín hữu dâng lời chúc tụng, tạ ơn Thiên Chúa cùng với Bánh và Rượu là những tặng phẩm của thiên nhiên. Như thế, phụng vụ có đặc tính phổ quát và hoàn vũ, vừa công bố hành vi giao hoà của Thiên Chúa với nhân loại, vừa nối kết đất với trời, để trời gặp gỡ đất, cho đất hướng về trời, đưa tình yêu cứu độ thấm nhập toàn thể thụ tạo. Đây là cuộc vận hành của tất cả công trình sáng tạo hướng tới đích điểm cuối cùng trong niềm hy vọng cánh chung, như được đưa vào cõi thánh thiêng, được “biến hình”, được “Kitô hoá” và đến với nguồn mạch sự sống một cách nhiệm mầu. Trên bàn thánh là tất cả tạo thành, muôn vật muôn loài đồng thanh ngợi khen Thiên Chúa. Teilhard de Chardin đã viết về Thánh Thể như “Thánh Thi của Vũ Trụ” với những lời lẽ rất đẹp và thi vị:
Cử hành Thánh Thể để tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu Kitô là trung thành vâng theo lệnh truyền của Người. Trong cuộc cử hành đó, cộng đoàn tín hữu dâng lời chúc tụng, tạ ơn Thiên Chúa cùng với Bánh và Rượu là những tặng phẩm của thiên nhiên. Như thế, phụng vụ có đặc tính phổ quát và hoàn vũ, vừa công bố hành vi giao hoà của Thiên Chúa với nhân loại, vừa nối kết đất với trời, để trời gặp gỡ đất, cho đất hướng về trời, đưa tình yêu cứu độ thấm nhập toàn thể thụ tạo. Đây là cuộc vận hành của tất cả công trình sáng tạo hướng tới đích điểm cuối cùng trong niềm hy vọng cánh chung, như được đưa vào cõi thánh thiêng, được “biến hình”, được “Kitô hoá” và đến với nguồn mạch sự sống một cách nhiệm mầu. Trên bàn thánh là tất cả tạo thành, muôn vật muôn loài đồng thanh ngợi khen Thiên Chúa. Teilhard de Chardin đã viết về Thánh Thể như “Thánh Thi của Vũ Trụ” với những lời lẽ rất đẹp và thi vị:
Con … sẽ làm cho cả trái đất này thành bàn thờ, và trên đó con xin dâng lên Ngài những lao công và khổ đau của thế giới. Đàng kia, phía chân trời mênh mông, vừa chiếu toả ánh dương rạng ngời đến tận mép viền phương đông. Một lần nữa, dưới tấm thảm chuyển động của ánh lửa mặt trời, khuôn mặt sinh động của trái đất thức giấc và run rẩy, để lại khởi đầu một vòng lao nhọc chứa đầy những sợ hãi. Trên đĩa thánh của con, ôi Lạy Chúa, con sẽ đặt mùa gặt được thu hoạch từ những nỗ lực mới này. Và trong chén thánh, con sẽ rót vào tinh chất mọi trái cây của trái đất mà hôm nay sẽ được nghiền ép. Đĩa thánh và chén thánh của con là những miền sâu thẳm của một tâm hồn biết mở tung cho mọi sức mạnh, để trong giây lát sẽ vươn lên từ khắp nơi trên trái đất, rồi hội tụ vào Thần Khí. Xin cho con một trời tưởng nhớ với sự hiện diện diệu huyền của tất cả những ai giờ đây được vầng sáng chiếu soi đánh thức vào ngày mới.[1]
Cảm nghiệm của Teilhard de Chardin, có thể nói, tuy là một trực quan thâm sâu thần bí, nhưng thực ra lại khai mở một cách hiểu mới, phù hợp với chiều hướng suy tư của thần học đương đại, cũng như những thao thức của Giáo Hội trong nhiều văn kiện mới đây về mối tương quan giữa Thánh Thể và tất cả tạo thành: vấn đề môi sinh trên thế giới.[2] Chính Đức Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp “Ecclesia de Eucharistia”, đã chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng sâu xa của người qua việc cử hành Thánh Thể “trong nhà nguyện trên triền núi, trên bờ hồ, trên bãi biển … trên bàn thờ dựng ngay giữa sân vận động, trên công trường các thành phố”. Và như thế, người cảm nhận mãnh liệt chiều kích vũ hoàn của Thánh Thể dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm Nhập Thể tuyệt đối: “Con Thiên Chúa đã làm người để hoàn lại toàn thể thụ tạo cho Đấng đã kéo nó ra từ hư vô, trong một hành động chúc tụng tuyệt vời”.[3] Trái đất tràn ngập sự sống với muôn vẻ huy hoàng biểu đạt vinh quang Thiên Chúa. Bởi thế, niềm hy vọng Kitô giáo, như lời Đức Gioan Phaolô II, thúc đẩy chúng ta hướng về “trời mới đất mới” (Kh 21:1), và “điều đó không làm suy yếu, mà còn kích thích tâm thức chúng ta về trách nhiệm đối với trái đất” này.[4]
Cảm nghiệm của Teilhard de Chardin, có thể nói, tuy là một trực quan thâm sâu thần bí, nhưng thực ra lại khai mở một cách hiểu mới, phù hợp với chiều hướng suy tư của thần học đương đại, cũng như những thao thức của Giáo Hội trong nhiều văn kiện mới đây về mối tương quan giữa Thánh Thể và tất cả tạo thành: vấn đề môi sinh trên thế giới.[2] Chính Đức Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp “Ecclesia de Eucharistia”, đã chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng sâu xa của người qua việc cử hành Thánh Thể “trong nhà nguyện trên triền núi, trên bờ hồ, trên bãi biển … trên bàn thờ dựng ngay giữa sân vận động, trên công trường các thành phố”. Và như thế, người cảm nhận mãnh liệt chiều kích vũ hoàn của Thánh Thể dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm Nhập Thể tuyệt đối: “Con Thiên Chúa đã làm người để hoàn lại toàn thể thụ tạo cho Đấng đã kéo nó ra từ hư vô, trong một hành động chúc tụng tuyệt vời”.[3] Trái đất tràn ngập sự sống với muôn vẻ huy hoàng biểu đạt vinh quang Thiên Chúa. Bởi thế, niềm hy vọng Kitô giáo, như lời Đức Gioan Phaolô II, thúc đẩy chúng ta hướng về “trời mới đất mới” (Kh 21:1), và “điều đó không làm suy yếu, mà còn kích thích tâm thức chúng ta về trách nhiệm đối với trái đất” này.[4]
Cũng vậy, trong Tông Huấn “Sacramentum Caritatis” về Bí Tích Thánh Thể, Đức Bênêđíctô XVI đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm “thánh hóa thế giới, bảo vệ vũ trụ”, và ước mong “những con người tạ ơn nhờ Thánh Thể là dân Kitô cần thiết phải có ý thức cử hành Thánh Thể nhân danh toàn thể vũ trụ”.[5] Vì Đức Kitô phục sinh là Adam mới hiện diện và ẩn dạng trong mọi sự, ở mọi cấp độ của thụ tạo, nên chúng ta có thể nhận ra ý định cứu độ duy nhất của Thiên Chúa và hiểu được mối liên hệ thẳm sâu giữa vũ trụ này với “vũ trụ mới”. Từ đó, câu chuyện về cuộc “Sáng Thế Chung” được biết đến: vạn thể trong vũ trụ đều xuất phát từ một cội nguồn. Tất cả đều sống, hiện hữu, chuyển động và tồn tại trong Thiên Chúa (Cv 17:28). Nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta chiêm ngắm thế giới tự nhiên như là “Nhiệm Thể của Đức Kitô”, hòa điệu cùng muôn thụ tạo, tiến dâng Chúa cả vũ trụ trong lịch sử tiến hóavà xác tín rằng sự hoàn kết tương lai của toàn nhân loại không thể tách rời sự thăng hoa biến đổi của tất cả tạo thành: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21:1-5; Cv 2:2).
Cử hành Thánh Thể dưới ánh sáng đó chính là cử hành “Lời Hứa” thần hóa vũ trụ của Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên của tất cả sự sống, chúc lành và chữa lành, yêu thương và đau khổ với toàn thể thụ tạo đang rên xiết chuyển mình trong hy vọng ngóng chờ sự viên mãn chung cuộc (Rm 8:19-23). Chính nơi bí tích Thánh Thể, tuôn trào nguồn ơn cứu độ, nhưng ơn cứu độ không chỉ mang ý nghĩa giải thoát, cứu chuộc hay cứu rỗi con người trong mọi thực tại nhân linh, mà còn là cứu thoát, độ trì và chuyển đưa cả thế giới tự nhiên từ cảnh hư ảo vào cõi phúc vinh quang của Sáng Tạo Mới (Rm 8:20-21). Đó là sự thu tập, hoà giải, canh tân và hợp nhất vạn thể trong Đức Kitô, để tất cả được thông phần vào sự sung mãn của Người (Eph 1:10). Vì “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1:20).
Từ nhận định trên, những bận tâm chính đáng liên quan đến điều kiện sinh thái tại nhiều nơi trên thế giới có điểm tựa rõ nét trong tương quan với niềm hy vọng Kitô giáo. Và như vậy, vấn đề là những vấn nạn môi sinh ảnh hưởng thế nào đến việc cử hành Hy Lễ Tạ Ơn và tâm tình chúc tụng của chúng ta đối với Đấng Sáng Tạo một cách chính đáng? Bí tích Thánh Thể có liên hệ gì đến ý thức của con người và hành vi dấn thân chăm sóc môi sinh thay cho não trạng chinh phục, chiếm đoạt và tiêu thụ? Làm sao có thể tôn trọng và bảo tồn hệ sinh thái giữa một xã hội công nghệ hóa hiện đại? Phải chăng thiên nhiên cần phải bị gằm mòn hay chết dần cho cuộc sống con người được phát triển sung túc hơn? Thế giới tạo thành có phải chỉ là những nguyên liệu thô, vô thưởng vô phạt, ngây ngô để con người toàn quyền khai thác và sử dụng tùy thích?[6]
Thật vậy, chưa bao giờ trong lịch sử, trước những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng, vấn đề môi sinh trở thành một trong những quan tâm hàng đầu, cấp bách đòi hỏi ý thức trách nhiệm chung của mọi người đối với sự sống và tương lai nhân loại. Hằng ngày, trên toàn thế giới, biết bao nhiêu phóng sự tường trình những hậu quả nghiêm trọng cảnh báo về thiên tai và những cơn sóng thần. Phải chăng vì thiếu vắng ý thức, thiếu hiểu biết về mối tương hệ sâu kín với vũ trụ và hòa đồng trong đại thể, hay vì những tham vọng lợi nhuận kinh tế mà con người không còn cảm thấy trách nhiệm đối với trái đất, để rồi gây ra những hiểm họa về môi sinh thảm khốc, đặc thù và phi lý nhất của thời đại?
Ở đây, trong khuôn khổ giới hạn, chúng ta cố gắng minh định phần nào điều muốn nói hay suy nghĩ về mối tương quan giữa Thánh Thể và cảnh vực môi sinh, ngõ hầu nhận ra một địa chỉ, như lời Đức Gioan Phaolô II, để về với “mầu nhiệm công lý của thụ tạo đối với Đấng sáng tạo”[7]. Đồng thời, chúng ta cũng nhắm tới một hướng đi phù hợp, một thái độ sống thân thiện, hòa giải với môi trường, một viễn ảnh trong đó có sự hòa điệu giữa thiên nhiên và văn hóa con người, bằng cách liên kết thiên nhiên và văn hóa với Mầu Nhiệm Nhập Thể và Thánh Thể của Đức Kitô.
Thiên Nhiên, Văn Hóa và Thực Tại Thánh Thể
Từ nhãn quan Thánh Thể, “hoa mầu ruộng đất và lao công của con người” được Chúa Thánh Thần biến đổi thành Thân Mình Đức Kitô và trao ban cho chúng ta. Tấm Bánh dâng hiến trở nên “bánh sự sống”, rượu tiến dâng trở thành “của uống thiêng liêng” nuôi dưỡng chúng ta. Trong ý nghĩa đó, Thánh Thể là nghi thức cử hành sự thánh thiêng và toàn vẹn của cả vũ trụ, tuy được biểu hiện đơn sơ trong những yếu tố trần thế của bánh miến trắng tinh và rượu nho thơm nồng. Từ của ăn và thức uống tầm thường trên bình diện tự nhiên hạ giới, được nâng lên bình diện siêu nhiên thượng giới, trở nên chính Mình và Máu của Đấng Thánh mà chúng ta tưởng nhớ, tôn thờ và lãnh nhận. Khi được mời đến ăn “bánh bởi trời” và uống “chén cứu độ” với lời đáp: “Amen”, chúng ta thực sự bước vào đời sống hiệp thông với Đức Kitô; và hiệu quả đặc biệt của Thánh Thể là đến lượt chính chúng ta được “đồng hóa” với Người trong huyền nhiệm của tình yêu tự hiến và tặng ban hoàn vũ này. Trong cuộc biến đổi huyền diệu của Thánh Thể như hy lễ thượng hiến, tất cả chúng ta và toàn thể tạo thành được thánh hoá, liên kết với nhau để cùng nhau quy hướng về Đấng là “Đầu” của vũ trụ (Eph 1:10; Cl 1:15-20).
Như thế, Thánh Thể loan báo vũ trụ là kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa và đóng vai trò thiết yếu trong tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa với con người. Như “giọt nước hòa trong chén rượu”, con người được thông dự vào thần tính của Con Thiên Chúa, Đấng đã mặc lấy xác thể, làm người và chia sẻ trọn vẹn thân phận mong manh, yếu đuối, hữu hạn của mọi thụ tạo trong tất cả sự hỗn tạp, đau đớn và nghiệt ngã (Ga 1:14). Sự kiện Bánh và Rượu được dâng lên trong cuộc cử hành Thánh Thể còn nhắc chúng ta nhớ đến những hạt lúa miến, những trái nho của thiên nhiên, vừa là quà tặng thần linh vừa là sản phẩm do lao công của con người. Tất cả là hy tế trong một vòng tròn của những hy sinh. Và nếu ngắm nhìn sâu hơn nữa, trong viễn tượng vạn thể tương tác và quá trình hình thành bánh rượu, chúng ta có thể hình dung được sự “hiện diện” của các cánh đồng phì nhiêu, đã từng reo vui theo làn gió, chín vàng nhờ ánh nắng mặt trời rực rỡ, đợi chờ từng cơn mưa tới, rồi lặng lẽ tăng trưởng dưới vầng trăng soi bóng và các vì sao đêm lấp lánh. Thánh Thể là “dấu chỉ” khả giác được cấu thành, như lời Giáo Phụ Irênê, “do hai yếu tố: một thuộc về đất, một thuộc về trời”.[8] Không có gì mà không “có mặt” trong bánh và rượu: không gian, thời gian, với bốn mùa thời tiết thay đổi, đất, nước, cỏ cây, dòng sông, khe suối, mây trời, hơi ấm … mọi thực thể nhân linh, văn hóa, lịch sử con người và thế giới vật chất gắn chặt vào nhau, nương nhờ nhau theo một trật tự hài hoà để hiện hữu, cùng nhau dự phần linh động vào hành vi “Hiến Dâng” (Anaphora), luân chuyển theo nhịp điệu của “vũ khúc phụng vụ” hoàn vũ. Bánh rượu tuy nhỏ bé giữa muôn tạo vật, nhưng hết sức kín đáo chứa đựng và biểu trưng cả vũ trụ mênh mông. Như lời giảng của Giáo Phụ Justinô trong “Đối thoại với Tryphon”:
Chúng ta nên tạ ơn Thiên Chúa vì công trình sáng tạo và muôn loài thụ tạo trong hoàn vũ … Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ và vạn vật vì loài người, cũng như đã giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi, để chúng ta được sinh ra trong đó”[9]
Thánh Thểcho chúng ta một cái nhìn mới về vũ trụ vạn vật. Con người chỉ là một thành phần trong cái tổng thể của tạo thành. Trong mối liên hệ hỗ tương và tương thuộc sinh động này, có thể nói, mỗi phần tử hiện hữu trong tổng thể, và mỗi phần tử ẩn chứa cả tổng thể, thống nhất qui chiếu về một cứu cánh chung, vì tất cả đều được Thiên Chúa tạo tác và được tình yêu của Người chở che bảo tồn.
Thánh Thể: Tình Yêu Sáng Tạo, Cứu Độ và Môi Sinh
Chiều kích vũ trụ của Thánh Thể đưa chúng ta về với trọng tâm của đức tin Kitô giáo: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4:16). Do đó, Người cũng là Đấng Tương Quan, là Nguồn Sống, không hiện hữu đơn độc nhưng luôn khai mở, tự do sáng tạo và cứu độ, để thông ban sự sống thâm sâu nhất của Người cho muôn loài (St 2:7; G 34:12-15; Tv 104: 29-30). Vì Thiên Chúa trong Đức Kitô đã giao hòa vũ trụ với chính Người (2 Cor 5: 19), nên từng vật thể, từng sinh vật, cho đến cả tạo thành, chứ không chỉ riêng loài người được Người mời gọi chia sẻ tình yêu và sự sống đó. Như vậy, thụ tạo cũng là hiện hữu của những gì xuất phát từ chính Thiên Chúa như quà tặng quý giá của Tình Yêu, một Tình Yêu sáng tạo và tự hiến. Tất cả môi trường sinh thái với muôn vàn vẻ đẹp của “đồi xanh núi biếc, hoa lá cỏ cây, suối nước tràn đầy, sông sâu biển cả, kình ngư cùng thuỷ tộc, mọi loài chim chóc, gia súc lẫn thú rừng” và “phàm nhân dương thế” (Đn 3:75-82) đều nằm trong sự hoà điệu bí ẩn, cùng đến với sự sống vi diệu và được hiện hữu nhờ lời chúc lành của Đấng Sáng tạo từ thuở thiêng liêng ban đầu: “Hãy sinh sôi nẩy nở cho thật nhiều … trên mặt đất” (St 1:22).
Như thế, khi thừa lệnh Đức Kitô trong cuộc cử hành Thánh Thể: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, chúng ta thâu hồi, nối kết mọi mảnh ký ức từ lúc khai sinh vũ trụ trong trình thuật tạo dựng, khi Thần Khí “bay lượn” trên mặt nước, làm cho những thụ tạo đầu tiên xuất hiện (St 1:1-2). Rồi thời gian tới hồi viên mãn, Thần Khí ngự xuống trên Đức Maria, bao trùm lấy bà, dẫn đến việc đón nhận, cưu mang và tạo thành bản tính nhân loại nơi Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng là Khởi Đầu của Sáng Tạo Mới (Lc 1:30-35; Ga 1:1-21). Tiếp đến, trong Kinh Tạ Ơn, chúng ta tưởng nhớ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, đó là một “ký ức sống động” (Anamnesis) ở đây và lúc này về cái chết và sự phục sinh của Người cũng như về tất cả những gì Thiên Chúa đã thực hiện nhờ Người trong kỳ công sáng tạo và lịch sử cứu độ: “Người là Ngôi Lời của Cha, nhờ Người, Cha đã tạo dựng muôn loài, Người được Cha sai đến làm Đấng Cứu Độ và Chuộc Tội chúng con…” (KNTT, II). Hơn nữa, chúng ta còn khẩn cầu Thần Khí đến thực hiện một cuộc trao đổi kỳ diệu là thánh hoá lễ vật, ngõ hầu bánh và rượu biến đổi thành Mình và Máu Thánh Người, đồng thời đưa mọi người tham dự hy lễ vào cảnh vực của Thiên Chúa để được thánh hiến: “trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô” (KNTT, 3).
Chính ký ức Thánh Thể đó có hiệu lực làm sống lại trong chúng ta ý thức thụ tạo của mình. Con người là thụ tạo giữa muôn thụ tạo, ở vị trí duy nhất và riêng biệt trong công trình tạo dựng, nhưng có thể nói, được tuyển chọn làm “tư tế của tạo thành”, [10] nhân danh Đức Kitô mà dâng lên Thiên Chúa lời ngợi khen và cảm tạ của tất cả: “Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng Thánh và muôn vật Chúa đã tạo thành đều phải ca ngợi Chúa, do quyền năng tác động của Thánh Thần, Chúa ban sự sống và thánh hóa mọi loài…” (KNTT, III).
Chình vì vậy, chức tư tế của tạo thành chỉ có thể hiểu khi đặt vào trong mối liên hệ thiết yếu với ơn gọi làm “quản gia” trong tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, bảo vệ, duy trì sự sống và nâng niu môi trường thiên nhiên do Thiên Chúa tạo tác và trao tặng cho chúng ta. Như Giáo Phụ Justinô diễn giải trong nghi thức phụng vụ:
Bấy giờ người ta trao cho vị chủ tọa cộng đoàn bánh và một chén rượu pha ít nước. Ngài nhận lấy, rồi cất tiếng ca tụng và tôn vinh Cha vũ trụ nhờ danh của Chúa Con và Chúa Thánh Thần; Ngài cũng tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta các tạo vật này…”[11]
Bấy giờ người ta trao cho vị chủ tọa cộng đoàn bánh và một chén rượu pha ít nước. Ngài nhận lấy, rồi cất tiếng ca tụng và tôn vinh Cha vũ trụ nhờ danh của Chúa Con và Chúa Thánh Thần; Ngài cũng tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta các tạo vật này…”[11]
Thánh Thể là ký ức sống động trong hiện tại, tổng hợp và đem ra ánh sáng mục đích của ơn cứu độ là “quy tụ muôn loài trong trời đất” (Eph1:7-10; Cl 1:15-20). Trong cuộc cử hành Thánh Thể, giây phút chúng ta được liên kết mật thiết nhất với Thiên Chúa cũng là giây phút chúng ta đặt mình vào mối tương hệ thâm nội với vạn thể. “Hoa mầu ruộng đất và lao công con người” không biến mất do tác động của Chúa Thánh Thần, nhưng được “biến đổi” để trở nên quà tặng sự sống của Thiên Chúa, là nguồn dinh dưỡng thiêng liêng, “của ăn của uống đích thật” cho nhân loại (Ga 6:55). Nếu bánh và rượu được hội nhập vào trong trật tự siêu nhiên của ân phúc, như thế khi Thánh Thể được cử hành, là lúc cả chúng ta và muôn loài muôn vật cùng tham dự vào lời chúc tụng, tạ ơn Thiên Chúa, là Tác Giả và Cùng Đích của toàn thể tạo thành: “Hiệp cùng các (Thiên Thần), chúng con và mọi thụ tạo dưới bầu trời, nhờ tiếng nói của chúng con, hân hoan tuyên xưng danh Cha và ca hát…” (KNTT, IV)
Mặt khác, mọi vật hiện hữu không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên vô lý, nhưng là do ý muốn của Thiên Chúa trong kế hoạch của Người. Lý do duy nhất để tất cả hiện hữu là lòng thương xót vô biên và tình yêu hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa, nên có thể nói, mọi thụ tạo đều là “bí tích” về sự tốt lành và sáng tạo càn khôn của Người. Với hướng nhìn về tính bí tích của thụ tạo, chúng ta nhận thức được sự đa dạng, tình liên đới, sự thân cận và gắn bó sinh biến giữa muôn sinh thể trong nhiên giới, đồng thời giúp chúng ta chiêm nghiệm được “vẻ đẹp thần linh” của Thiên Chúa thông ban qua vạn sự vạn vật (Rm 19:21-23).[12] Mỗi tạo vật, với bản tính tự nhiên thường tồn, là một hình thức biểu hiện, là huyền tích, là lời Chúa, là dấu hiệu, và là công trình nghệ thuật của Thiên Chúa, là hiện thể thiên linh, và như thế cũng mở ra con đường cho sự nhận biết và gặp gỡ Đấng Tạo Hoá (Kn 13,5; Rm 1,19-20). Nhiều Thánh Vịnh đã minh chứng cho xác tín này: “Một lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33,6); hay “vì Người đã phán, và muôn loài xuất hiện, Người ra lệnh truyền, tất cả được dựng nên” (Tv 33,9). Như “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa; không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv 19,2).
Con Người và Vũ Trụ được Kitô Hóa
Từ đó, có thể nói, khi được biến đổi thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô, bánh và rượu trở nên “bí tích” đem tất cả dạng thức sống, muôn sinh thể, các yếu tố vật chất, tinh thần cũng như mọi thực tại nhân linh tháp nhập vào một nguyên lý “biến hình” tiệm tiến, nguyên lý dẫn tất cả tiến về mục đích tối hậu là sự “sáng tạo hợp nhất” khiến mọi loài mọi vật như được “đọng” lại trong Đức Kitô, Ngôi Lời hằng hữu, là Nguyên Lý phổ quát của tất cả nhân loại và tất cả tạo thành. Như thế, theo chiều kích sáng tạo hợp nhất này, Thánh Thể vừa minh chứng về “cảnh vực môi sinh”: vạn hữu trong vũ trụ đang tiến hóa, vừa làm nên “cảnh vực thần linh”, nơi mà Thiên Chúa thông ban chính mình cho chúng ta trong Đức Kitô Phục Sinh, Đấng là “Trưởng Tử” sinh ra trước mọi loài thụ tạo nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần (Cl 1:15-20). Như quan điểm của Giáo Phụ Irênê về Thánh Thể trong bối cảnh của niềm tin vào Ngôi Lời Nhập Thể và Ngôi Lời Sáng Tạo:
Làm thế nào mà họ tin nhận được tấm Bánh, trên đó chúng ta đọc lời kinh Tạ ơn, là Thân Mình của Chúa và Chén là Máu của Người, nếu như họ không công nhận Người là Con Thiên Chúa, nghĩa là Ngôi Lời của Thiên Chúa, nhờ Người mà cây cối trổ hoa kết trái, các nguồn suối tuôn chảy, trái đất cho mạ xanh tươi, rồi nhánh lúa trĩu hạt. [13]
Với nhãn quan đó, nếu chiệm nghiệm vạn hữu tương tác lẫn nhau trong chiều dài của vũ trụ, từ khởi nguyên cho đến khải huyền, chúng ta thấy sự sống nẩy sinh với những biến thiên lạ lùng và không ngừng biến đổi. Con người hiện hữu trên mặt đất như những nhân vị có ý thức tự do, có lý trí suy tư, có tâm linh cầu nguyện và hướng đến Đấng Sáng Tạo, rồi triển nở, trưởng thành, và cảm thấy hạnh phúc khi thực sự sinh sống trong mối tương quan với tha nhân, hoà điệu với thế giới vạn vật. Nói cách khác, Thiên Chúa tạo dựng con người, khởi đầu từ bùn đất, qua những biến thể sinh học diệu kỳ, và kết tụ thành sinh vật có ý thức liên vị, có khả năng tự khai mở để vươn tới chân trời vô biên. Hiện hữu của con người là dự phóng liên hệ đến tất cả tạo thành trong hành trình làm người với những tìm kiếm, khắc khoải sâu xa. Chính trong vòng tròn sinh tử, tử sinh của thiên nhiên như là lịch sử, con người hiện hữu, hít thở khí trời, uống nước suối dòng sông, ăn những sản phẩm của đất đai, để rồi hạnh phúc cuối cùng và trọn vẹn nhất của con người là được trở về với Thiên Chúa, như con người tự thâm sâu vẫn hằng hoài mong đạt tới sự hoàn thành bản chất, cuộc đời và thân phận của mình. Trong ý nghĩa đó, sự hoàn kết tương lai của nhân loại không thể tách rời sự biến đổi của tất cả thế giới, nơi mà mọi người, mọi thụ tạo gắn bó với nhau trọn cả một đời. Công trình sáng tạo là nơi diễn tiến toàn bộ lịch sử tình yêu nhiệm mầu giữa Thiên Chúa và thụ tạo. Quả thật, công cuộc cứu độ mọi hữu thể con người là lý do của tạo thành vạn sự vạn vật.
Hơn nữa, Thánh Thể là bí tích của Nước Thiên Chúa, được cử hành trọng đại vào ngày Chúa Nhật, ngày của Sáng Tạo Mới, ngày Đức Kitô chiến thắng sự chết và biểu dương sự sống lại, nên Thánh Thể loan báo sự biến hình của mọi thực tại nhân linh, của tất cả tạo thành. Vận mạng hay “mục đích tối hậu của của con người” chính là được phục sinh vinh hiển với Đức Kitô. Đó là sự hoàn tất của thế giới lịch sử, của mỗi cuộc đời, mỗi thân phận cùng với mọi thụ tạo dưới bầu trời như được “thâu hồi” trong Người (Eph 1:10). Bởi vì Bánh và Rượu được thánh hiến là bí tích của Đấng Phục Sinh đang hiện diện và tác động ngay trong cuộc cử hành phụng vụ, trong hành vi dâng lên, nên tất cả thụ tạo được tiền dự vào “Vinh Tụng Ca” của thế giới mới. Một lần nữa, như cảm quan Thánh Thể trong lời nguyện của Teilhard de Chardin:
Con dâng lên Ngài, ôi lạy Chúa, tất cả mọi sự đang tăng trưởng trong thế giới như lễ vật mà con cố gắng tập họp lại trong đôi tay này, cả những gì hư hoại, cũng như những gì sẽ chết đi. Đây là chất liệu cho hy tế của con, những chất liệu duy nhất mà Ngài mong muốn…Vượt trên mọi sự sống đang đâm chồi, triển nở, rồi trổ hoa và chín mọng lại chính là điều mà Ngài đã nói:“Đây là Mình Thầy.”Và vượt trên mọi lực lượng sự chết đang sẵn sàng làm khô héo, tàn phá và huỷ diệt, xin hãy phán ra lệnh truyền cao cả trong mầu nhiệm đức tin: “Đây là Máu Thầy.”[14]
Trong bối cảnh đầy hy vọng đó, Đức Kitô là Hy Lễ Vượt Qua của vũ trụ. Cử hành phụng vụ Thánh Thể đưa con người và cảnh vực môi sinh vào vận hành tình yêu tự hiến của Đấng đã chia sẻ thân phận thời gian cùng với muôn vàn thụ tạo và vượt qua mọi giới hạn của khổ đau chết chóc. Vận hành tình yêu đó lưu chuyển xuống tất cả thực tại hiện hữu trong thời gian, rồi cũng nhờ Thần Khí, lôi kéo tất cả lên với Thiên Chúa. Và như thế, qua mầu nhiệm sự chết và sống lại của Đức Kitô, toàn thể vũ trụ như được phục hồi, được “siêu thăng” lên tới Đấng Tạo Hóa. Bởi vì, “chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích… và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu” (1 Cr 8:6).
Kết luận
Từ những suy tư trên, chúng ta nhận biết mối liên hệ mật thiết giữa bí tích Thánh Thể và cảnh vực môi sinh. Trong cuộc cử hành phụng vụ, nhân danh Đức Kitô, Ngôi Lời Sáng Tạo - Ngôi Lời Nhập Thể - Ngôi Lời Thánh Thể, chúng ta không chỉ dâng lên trên bàn thờ trái đất, lao công và khổ đau của con người, nhưng hơn thế nữa, có thể nói, vũ trụ là “Bàn Thờ” trên đó mọi lời Chúc Tụng và Tạ Ơn của muôn vàn thụ tạo được dâng lên Thiên Chúa. Chiêm ngắm và cử hành Thánh Thể trong chiều kích hoàn vũ, chúng ta liên tưởng đến kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa như là việc tất cả tạo thành được thông dự vào tình yêu và sự sống vĩnh hằng của Người. Vũ trụ là lịch sử chuyển động và con người không ngừng thăng tiến về đích điểm tối hậu của sáng tạo, về với Đấng là quê hương, là chân trời sống, là hơi thở của mọi hiện hữu, là “tất cả trong mọi sự” cho mọi loài (1 Cor 15:28). Như thế, hiện hữu của con người và vũ trụ không thể tách rời, nhưng tương tác tương thuộc, qui hướng về nhau xuyên qua tiến trình phức hợp của sự sống, để rồi tiến tới sự thống nhất của tất cả thực tại như là cùng đích vinh quang của thân phận thụ tạo trong Đức Kitô.
Chính nơi niềm tin vào Thánh Thể trong tương quan với niềm tin vào Ngôi Lời Sáng Tạo, chúng ta nhận thức được con người hiện hữu trong thế giới vật chất như thể cư ngụ trong chân trời của huyền nhiệm hiệp thông. Toàn bộ cuộc sống nhân loại được đan dệt bằng tình liên đới giữa muôn loài muôn vật “hữu hình và vô hình” được tạo dựng, sinh trưởng, tồn tại và tiến hóa trong cùng một Nguồn Mạch Sự Sống (Cl 1:17). Vì được phối hợp với nhân loại, nên thế giới tự nhiên chiếm một phần thiết yếu trong chương trình tạo dựng, thánh hóa và cứu độ của Thiên Chúa (Eph 1:4-12). Thế nên, thiết nghĩ, lời cầu chúc của Phaolô cho các tín hữu ở Côrintô: “được đầy tràn ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2Cor 13:13) không chỉ đơn thuần liên kết chúng ta với Đức Kitô, với nhau và với tất cả những ai dự phần vào một Tấm Bánh, một Chén Thánh trong cuộc cử hành phụng vụ, nhưng còn mở rộng sự thông hiệp đến với toàn thể vạn vật như “đồng hành” và “đồng hiện hữu” với con người trong lịch sử. Ngay cả những khám phá hiện nay của khoa học về vũ trụ cũng minh xác vạn thể hiện hữu theo khuôn mẫu tương liên trong mạng lưới sự sống. Albert Einstein rất có lý khi diễn đạt:
Chính nơi niềm tin vào Thánh Thể trong tương quan với niềm tin vào Ngôi Lời Sáng Tạo, chúng ta nhận thức được con người hiện hữu trong thế giới vật chất như thể cư ngụ trong chân trời của huyền nhiệm hiệp thông. Toàn bộ cuộc sống nhân loại được đan dệt bằng tình liên đới giữa muôn loài muôn vật “hữu hình và vô hình” được tạo dựng, sinh trưởng, tồn tại và tiến hóa trong cùng một Nguồn Mạch Sự Sống (Cl 1:17). Vì được phối hợp với nhân loại, nên thế giới tự nhiên chiếm một phần thiết yếu trong chương trình tạo dựng, thánh hóa và cứu độ của Thiên Chúa (Eph 1:4-12). Thế nên, thiết nghĩ, lời cầu chúc của Phaolô cho các tín hữu ở Côrintô: “được đầy tràn ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2Cor 13:13) không chỉ đơn thuần liên kết chúng ta với Đức Kitô, với nhau và với tất cả những ai dự phần vào một Tấm Bánh, một Chén Thánh trong cuộc cử hành phụng vụ, nhưng còn mở rộng sự thông hiệp đến với toàn thể vạn vật như “đồng hành” và “đồng hiện hữu” với con người trong lịch sử. Ngay cả những khám phá hiện nay của khoa học về vũ trụ cũng minh xác vạn thể hiện hữu theo khuôn mẫu tương liên trong mạng lưới sự sống. Albert Einstein rất có lý khi diễn đạt:
Con người là phần tử của một tổng thể gọi là “vũ trụ”, một phần tử giới hạn trong thời gian và không gian. Con người nhận biết chính mình, tư tưởng và cảm xúc của mình, và biết mình tách riêng khỏi những người khác – một ảo tưởng tạo ra do chính ý thức của con người mà thôi. Ý thức tách biệt này trở thành ngục tù giam giữ con người, bắt con người chỉ nghĩ đến ước muốn của chính mình và chỉ dành tình cảm cho một số người gần gũi mình nhất. Nhiệm vụ của chúng ta là giải thoát khỏi ngục tù này bằng cách mở rộng vòng tay yêu thương của chúng ta để có thể ôm ấp mọi sinh vật, và toàn thể vũ trụ trong cái đẹp tuyệt vời của nó.[15]
Tất cả nhân loại được liên kết với vạn thể trong vũ trụ, làm nên một lịch sử duy nhất và phổ quát. Trong niềm hy vọng Kitô giáo, toàn thể thụ tạo đang tiến tới sự hợp nhất trọn vẹn trong một thực tại siêu việt và bao trùm, đó là Đức Kitô Phục Sinh. Người là đỉnh viên mãn của thời gian, là trung tâm điểm, sự sống và sự sáng của hoàn vũ. Vì “lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời...Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành...ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại(Ga 1:1, 2, 3-4).Và như thế, không có gì được biến hình trong vũ trụ mà không do Người. Xin mượn lời giảng của Đức Bênêdictô XVI được trích dẫn trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục, “Verbum Domini”, để nói về sự hoà đồng, về giai điệu thần kỳ của thế giới tự nhiên vàsự duy nhất của toàn thể lịch sử cứu độ trong Đức Kitô:
Chúng ta có thể mượn hình ảnh “quyển sách” để so sánh vũ trụ nầy, như Galilê cũng đã làm, coi vũ trụ như “tác phẩm của một Tác giả khẳng định mình ngang qua “bản hòa tấu” của tạo dựng. Bên trong bản hòa tấu ấy, vào lúc nào đó, người ta tìm thấy cái mà ngôn ngữ âm nhạc là một màn “độc tấu”, một chủ đề âm nhạc dành riêng cho một nhạc cụ hoặc một giọng ca độc nhất; và chủ đề nầy quan trọng đến nỗi ý nghĩa của cả tác phẩm lệ thuộc vào đó. Bản “độc tấu” ấy chính là Đức Giêsu... Con Người quy tóm nơi mình cả đất và trời, cả thụ tạo và Đấng Tạo hóa, cả xác thịt và Thần Khí. Người là trung tâm của vũ trụ và của lịch sử, bởi vì trong Người, Tác giả và tác phẩm kết hợp với nhau nhưng không hòa lẫn.[16]
Thế nhưng, trên địa cầu của nền văn minh kỹ thuật hiện nay, dường như càng ngày con người càng tách rời khỏi thiên nhiên, trở nên kẻ xa lạ, nhìn thiên nhiên như “dụng thể”. Vì thế, những tai họa về ô nhiễm môi sinh, nạn phá rừng vô trách nhiệm, những sa thải hoá chất độc hại khiến cho sông rạch, khoe suối cạn khô, những khí thải công nghiệp làm tăng nhiệt độ toàn cầu, tạo nên thiên tai lụt lội hoặc hạn hán thảm khốc tại nhiều nơi. Hệ lụy là con người dường như không còn nhận thấy mình là một phần tử khiêm tốn như “thân cận” của thiên nhiên, nhưng là một thực thể đứng ngoài, đứng trên, và tiếp tục xung đột với thiên nhiên. Chính trên bình diện này mà lối sống, cung cách cư xử theo quan niệm về con người như “chủ nhân ông” vượt trên mọi tạo vật bị đặt thành vấn đề, đặc biệt trong thời hiện đại. Đây không phải là một chủ nghĩa môi sinh với cái nhìn phân cực và thiển cận, nhưng nói cách cụ thể, là kêu gọi ý thức trách nhiệm: con người phải làm hay có thể làm được gì cho môi trường sinh thái. Vì bánh và rượu, như lời của Giáo Phụ Irênê, là “lễ vật tinh tuyền rút ra từ vạn vật do Người sáng tạo để tạ ơn Đấng Sáng Tạo”, [17] và đây là những hồng ân linh thiêng của đích điểm cánh chung đang diễn ra ở địa điểm và thời điểm này của thế giới tự nhiên, nên sự “tưởng nhớ” sống động trong cuộc cử hành Thánh Thể đưa chúng ta vào một vũ trụ quan mở rộng đến toàn bộ sự sống với tất cả gía trị chân thực và tính phong phú sinh học.
Ý thức được cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay không thể giải quyết đơn thuần dựa trên những ý niệm hay tranh luận lý thuyết, nhưng tiên vàn là sự hoán cải toàn diện vì trái đất, đặt nền cho sự hiệp thông với vũ trụ vạn vật. Đi ngược lại hay tách biệt khỏi vòng tròn liên đới và tương tác cơ bản của trật tự sáng tạo này, con người có thể huỷ diệt chính mình. Bởi vậy, trước những đòi buộc hoán cải, làm sao từ lẽ suy tư đến chính kinh nghiệm trực tiếp nhất về Thánh Thể, có thể khuôn đúc nên một nền đạo đứcsinh học, để từng hành động nhân linh có thể cứu vãn được tình thế nguy ngập hiện nay, khi biết lắng nghe và đáp lời “kêu cứu” của thiên nhiên. Điều cốt yếu là làm sao để việc cử hành Thánh Thể với muôn lời cảm tạ và ngợi khen Đấng Sáng Tạo “trong tinh thần và chân lý” trở thành động lực thúc đẩy chúng ta biết tôn trọng môi trường sinh thái, bảo vệ và chăm sóc mọi dạng thức, mọi cấp độ của sự sống. Bởi vì Thánh Thể cử hành và khẳng định mối tương giao thiết yếu sống còn giữa nhân loại với thế giới tự nhiên, đồng thời cho chúng ta tiền dự vào sự hoàn tất chung cuộc của công trình sáng tạo như được “biến hình”, được “dâng lên” để đạt tới “tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Eph 4:13). Vậy nếu Thánh Thể là “cảnh vực” khởi đầu cho tiến trình “thần hoá” hoàn vũ, phải chăng hướng đi, cách tồn tại và phát triển của con người đến thái độ sống có lương tâm và trách nhiệm, hài hòa và thân thiện hơn với cảnh vực môi sinh có thể tìm thấy nơi Thánh Thể, là bí tích tổng hợp Đức Tin, Niềm Hy Vọng và Lòng Mến Kitô giáo.
Lm Paul Vũ Chí Hỷ SSS
[1] Teilhard de Chardin, Hymn of the Universe (New York/ London: Collins, 1965), p. 19.
[2] Denis Edwards, Ecology At the Heart of Faith (New York: Orbis, 2006), 120 và Zachary Hayes, The Gift of Being: A Theology of Creation (Minnesota: The Liturgical Press, 2002).
[3] Ecclesia de Eucharistia, số 8.
[4] Ecclesia de Eucharistia, số 20. Xem Gaudium et Spes, số 39.
[5] Sacramentum Caritatis, Bản dịch của UBGLĐT thuộc HĐGMVN, 2077, số 92
[6] Xem “Thánh Thể: Hiệp Thông với Đức Kitô và với nhau” – Suy Tư Thần Học và Mục Vụ hướng tới Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tại Dublin, Ireland, Tháng 6, Năm 2012, số 82.
[7] Jean-Paul II, Mystere de justice de la creature envers le Createur. Ma Vocation, p. 88
[8] Irênê (Adv. Haer., IV, 18:5). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 248.
[9]Justinô, (Tryphon, 41:1). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 246.
[10] John Zizioulas, “Preserving God’s Creation: Three Lectures on Ecology and Theology,” King’s Theological Review, 12(1989), 1-5, 41-45.
[11] Justinô (Apologia, 65:3; 67:2). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 243-245
[12] Denis Edwards, “Eucharist and Ecology: Keeping Memorial of Creation,” 120.
[13] Irênê (Adv. Haer, 4,18,4). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 248.
[14] Teilhard de Chardin, Hymn of the Universe, 20,22.
[15] Trích dẫn Tony Kelly, The Bread of God: Nurturing a Eucharistic Imagination (Missouri: Liguori, 2001),p.105
[16] Tông Huấn Verbum Domini, số 13. Theo bản dịch của Uỷ Ban Kinh Thánh, HĐGMVN
[17] Irênê (Adv. Haer.,IV, 18:1). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 248.
[2] Denis Edwards, Ecology At the Heart of Faith (New York: Orbis, 2006), 120 và Zachary Hayes, The Gift of Being: A Theology of Creation (Minnesota: The Liturgical Press, 2002).
[3] Ecclesia de Eucharistia, số 8.
[4] Ecclesia de Eucharistia, số 20. Xem Gaudium et Spes, số 39.
[5] Sacramentum Caritatis, Bản dịch của UBGLĐT thuộc HĐGMVN, 2077, số 92
[6] Xem “Thánh Thể: Hiệp Thông với Đức Kitô và với nhau” – Suy Tư Thần Học và Mục Vụ hướng tới Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tại Dublin, Ireland, Tháng 6, Năm 2012, số 82.
[7] Jean-Paul II, Mystere de justice de la creature envers le Createur. Ma Vocation, p. 88
[8] Irênê (Adv. Haer., IV, 18:5). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 248.
[9]Justinô, (Tryphon, 41:1). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 246.
[10] John Zizioulas, “Preserving God’s Creation: Three Lectures on Ecology and Theology,” King’s Theological Review, 12(1989), 1-5, 41-45.
[11] Justinô (Apologia, 65:3; 67:2). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 243-245
[12] Denis Edwards, “Eucharist and Ecology: Keeping Memorial of Creation,” 120.
[13] Irênê (Adv. Haer, 4,18,4). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 248.
[14] Teilhard de Chardin, Hymn of the Universe, 20,22.
[15] Trích dẫn Tony Kelly, The Bread of God: Nurturing a Eucharistic Imagination (Missouri: Liguori, 2001),p.105
[16] Tông Huấn Verbum Domini, số 13. Theo bản dịch của Uỷ Ban Kinh Thánh, HĐGMVN
[17] Irênê (Adv. Haer.,IV, 18:1). Cf. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Bí Tích Thánh Thể, 248.
Nguồn: giaolyductin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét