Trang

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Bản Chất Và Vai Trò Của Lương Tâm

Bản Chất Và Vai Trò Của Lương Tâm

Dẫn nhập
Cũng như nhiều vấn nạn đạo đức khác, vấn nạn lương tâm thường bị cất vào tủ trưng bày. Con người chạy trốn không dám đối diện với nó; Con người yêu thích tự do; Con người dị ứng với những gì là giáo điều. Trong khi đó, lương tâm chẳng biết gì hơn ngoài việc “phải làm” và “không được làm”. Vấn đề ở đây không hẳn ở việc lương tâm có thật sự cứng nhắc như người ta vẫn nghĩ hay không, nhưng chính yếu là điều cần biết thì chẳng ai bận tâm trong khi điều vô ích thì muôn người ham muốn. Lương tâm đồng hành với chúng ta như hình với bóng, nhưng thử hỏi mấy ai mất công tìm hiểu, phản tỉnh và kiên trì dấn thân thao luyện lương tâm. Khởi hứng từ điều đó, bài viết chọn truyền thống công giáo theo Tôma Aquinô và giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II để làm điểm dừng cho việc khảo cứu về vấn đề lương tâm, với câu hỏi được nêu ra là: Bản chất và vai trò của lương tâm trong vấn đề nhận biết và phán đoán của luân lý; liệu rằng những giá trị đó có thể sống với tôi trong bối cảnh hiện tại hay không
I. Bản chất của Lương tâm
Suy tư về lương tâm như tâm điểm sâu kín nhất của con người, mỗi người tự bản chất đều có giá trị, có phẩm giá trổi vượt toàn thể vũ trụ vật chất, do đó mỗi người phải được kính trọng ngay từ giây phút đầu hiện hữu.
1. Phẩm giá con người
Theo Thomas Aquinas[1], có một phẩm giá kép rất riêng nơi con người:
-   Một là phẩm giá tự bản chất và là điều được phú bẩm hay ân ban: Con người là quà tặng của Thiên Chúa: Con người là thành viên của nhân loại mà Thiên Chúa đã sáng tạo từ lúc khởi đầu khi Người sáng tạo con người giống hình ảnh Người (Sáng thế 1, 27). Hơn nữa, trong việc sáng tạo con người, Ngài còn sáng tạo một hữu thể trong bản chất có khả năng lãnh nhận sự sống thần linh của Ngài. Do đó, mỗi người đều là một con người có giá trị luân lý, một cá nhân không thể thay thế được. Chính phẩm giá vốn có này mà khi con người bắt đầu hiện hữu, họ đã là những con người, mang bản tính người. Con người có khả năng thiên phú là khao khát khám phá sự thật và khẳng định chính cuộc sống mình bằng chọn lựa tự do để thích ứng cuộc sống và hành động với sự thật: như bảo vệ sự sống cá nhân, sống hòa hợp với Đấng Tạo Hóa, với tha nhân.
Mặc dù khi mới bắt đầu hiện hữu con người vẫn chưa hoàn toàn là những con người mà chính họ được nhắm tới. Điều này đưa chúng ta xem xét loại thứ hai của phẩm giá con người cũng nội tại nhưng do đạt được chứ không do thiên phú.
-   Loại phẩm giá thứ hai là phẩm giá mà con người được kêu gọi đạt đến với tư cách là những con người có lý trí và tự do, có khả năng quyết định chính cuộc sống mình bởi những lựa chọn tự do. Đây có thể được xem là phẩm giá mà con người đem lại cho chính mình bằng chọn lựa tự do để định hình cuộc sống và hành động của mình cho phù hợp với chân lý. Nói cách khác, con người hòa nhập vào phẩm giá này bằng việc thực hiện những chọn lựa luân lý tốt, và những chọn lựa ấy phải được dựa trên những phán đoán luân lý đúng đắn để đạt được những phẩm giá mà họ được kêu gọi để đạt đến với tư cách là những con người có lý trí và tự do.
2. Hành vi tự do của con người
Theo như thánh Thomas Aquinas đặt vấn đề, chỉ qua chọn lựa tự do mà con người làm chủ mọi hành động của mình và bằng cách này con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa.[2] Công Đồng Vaticanô II còn nhấn mạnh rằng: Quyền chọn lựa tự do là một dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong con người.[3] Hơn nữa, những chọn lựa tự do liên quan đến những hành vi con người có thể làm. Nhưng những hành vi được bàn đến không đơn giản chỉ là những biến cố vật lý trong thế giới vật chất xuất hiện rồi lại biến mất, giống như sự việc mưa rơi hay lá cây đổi màu. Những hành vi theo nguyên tắc không phải là điều gì đó xảy ra đối với một cá nhân. Đúng hơn, chúng là những diễn đạt bề ngoài sự chọn lựa của một người, là việc biểu lộ hay bày tỏ căn tính luân lý của người đó, là bản chất của người đó như là một con người luân lý. Vì cốt lõi của một hành vi, xét như là hành vi nhân linh và có tính cá vị là một chọn lựa tự do, tự quyết mà theo nghĩa hẹp là điều gì đó thuộc tinh thần và tồn tại nơi con người, khẳng định chính bản chất con người.
Do đó, chọn lựa tự do trước hết là con người ở trong một tình huống mà họ bị những khả năng chọn lựa thu hút và không có cách nào khác để loại bỏ sự xung khắc của những chọn lựa khác nhau hay để giới hạn các khả năng vào một chọn lựa. Hay nói khác đi, một người có thể làm điều này hay làm điều kia, nhưng không thể làm cả hai. Thứ đến, con người nhận thức rằng, việc giải quyết vấn đề và khẳng định khả năng nào nên thực hiện thì tuỳ thuộc vào họ. Sau cùng, con người ý thức hành động của sự chọn lựa và ý thức rằng không có gì ép họ phải làm điều đó.
Như vậy, con người tự do chọn lựa điều họ làm, nhưng họ không tự do làm cho điều mà họ chọn thực hiện trở thành tốt hay xấu, đúng hay sai. Những chọn lựa của con người tốt hay xấu trong chừng mực chúng thích hợp với điều mà Công Đồng Vaticanô II gọi là chuẩn mực cao nhất của đời sống con người, luật thánh và luật vĩnh cửu của Thiên Chúa; những mệnh lệnh của luật đó được biết qua trung gian lương tâm. Như vậy, con người buộc phải hiểu vai trò của lương tâm trong đời sống luân lý và cách thế họ tham dự vào luật thánh và vĩnh cửu của Thiên Chúa thông qua trung gian lương tâm.[4]
3. Lương tâm
Để có một đời sống luân lý thật sự, vấn đề không chỉ là biết ta phải làm gì, nhưng là làm sao để biết ta phải làm gì. Giải đáp cho câu hỏi này xuất phát từ lương tâm, là nơi con người đưa ra những quyết định, những chọn lựa luân lý, phán đoán điều tốt điều xấu. Đó là một khái niệm căn bản. Thiết tưởng, để đào sâu hơn, cũng nên chăng tìm hiểu ý nghĩa của hai tiếng “lương tâm”.
Theo Linh mục Phan Tấn Thành, O.P. cho rằng: “Con người cần phải dựa theo một tiêu chuẩn để phân biệt điều gì là tốt, điều gì là xấu. Người ta thường đặt tên cho tiêu chuẩn đó là “lương tâm” [5]. Giám mục Nguyễn Thái Hợp, O.P. không đưa ra một định nghĩa cụ thể về lương tâm, nhưng khái quát hóa: “Lương tâm đóng vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức của con người”[6]. Đức Hồng Y Newman: “Lương tâm là một luật của tâm trí con người, nhưng lại vượt quá tâm trí, nó ra lệnh và nói cho con người biết đâu là trách nhiệm và bổn phận của họ, những gì họ nên sợ và nên hy vọng. Nó là sứ giả để nói với con người qua tấm màn, trong thế giới của tự nhiên cũng như trong thế giới ân sủng”[7].
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng đã xác định một cách rõ rệt: “Lương tâm hiện diện trong lòng người và ra lệnh đúng lúc cho con người làm lành lánh dữ. Lương tâm phán đoán các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu. Lương tâm chứng nhận thế giá của chân lý bằng cách quy chiếu về Thiên Chúa là sự thiện tối thượng, Đấng thu hút và ban mệnh lệnh cho con người. Khi nghe theo tiếng lương tâm, người khôn ngoan có thể cảm nhận được Thiên Chúa đang nói với mình”[8].
Về bản chất của lương tâm, sách Công Đồng Vaticanô II trong Hiến chế về mục vụ trong Giáo Hội ngày nay viết: “Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà chính con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân theo; và tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác. Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người: hãy làm điều này, hãy tránh điều kia. Quả thật con người có lề luật được Chúa khắc ghi trong tâm hồn. Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người và chính con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật ấy nữa. Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ. Nhờ lương tâm, lề luật được thực hiện trong sự yêu mến Thiên Chúa, anh em và được biểu lộ cách kỳ diệu”[9].
Vì thế, lương tâm là nơi sâu thẳm nhất của con người, nhờ đó con người nhận biết điều lành điều dữ. Đồng thời lương tâm không chỉ giúp cho con người hành động để chu toàn bổn phận làm người của mình mà còn giúp mỗi người tuân theo chỉ thị của lương tâm, vì đó là tiếng nói cuối cùng mà con người có thể nghe được “Lời của Thiên Chúa”. Trung thành với lương tâm có nghĩa là tìm kiếm chân lý và tìm giải quyết trong chân lý các vấn đề luân lý.
III. Vai trò ca lương tâm trong vn đ nhn biết và phán đoán ca luân lý
Lương tâm gi vai trò rt quan trng trong đi sng ca con người. Lương tâm hướng dn mi hot dng và phán đoán ca con người. Vì thếđ có th hành đng và đưa ra nhng pháđoáđúng đn, vai trò ca lý tính và cm tính trong vic phâđnh và chn la ca lương tâm có ý nghĩa rt quan trng.
1. Vai trò ca lý tính và cm tính trong vic phâđnh và chn la ca lương tâm
V kh th lý tínhý nilương tâm mà tiếng Latinh gi là conscientia gm hai t con, mà nguyên ng ca nó là cum và có nghĩcùng vi; còn t scientia xut phát t đng t scire và có nghĩa là biết hay ý thc. Như vy, conscientia có nghĩa là cùng biết, cùng ý thc, tc mt s hiu biết hay ý thc toàn din ca ch th tri thc.[10] Mt khác, cm thc chung cũng công nhn lương tâm có th phân thành đúng và sai; mà đc tính đúng và sai li là cáđc trưng ca s hiu biết nên lương tâm có kh năng biết. Do đó, lý do con người có th phâđnh và chon la theo lương tâm là vì ý chí ca h luôn hướng v mt s thin ti ho nàđó mà lý trí đã trình bày và phô din ra cho h.Ý chí t nó không hiu gì v s thiđó, vì nó không là kh năng nhn biết. Chính vì nơi con người có được tác dng h tương gia lý trí và ý chí mà con người là mt hu thcó t do, mt t do đúng nghĩđ phâđnh và chn la theo lương tâm.
Đi li, kh th cm tính cũng có các lun chng h tr. Nếu lương tâm thuc v phn lý tính như đã xé trên thì h qu nó s là mt trng tháđnh (va có phn bm sinh, va có phn thao luyn). Điu này tt nhiên s sinh ra các mâu thun ni ti. Bonaventure lý lun rng: Lương tâm không th là mt trng tháđnh vì đôi lúc lương tâm tinh tuyn và lúc khác nó li nhơ bn. Lương tâm cũng không th là năng lc nhn thc, vì nếu như thế thì phm vi ca nó s tri rng không ch  hành đng mà còn c vic chiêm nim, tc là nó s thâu tóm c nhng vđ đđc cũng như các vđ nơi các lĩnh vc khác; và đây là điu không th chp nhđược.[11] Thêm na, lý tính thìhướng ti chân lý còn cm tính thì hướng ti s thin ho, mà lương tâm thì li liên h vi s thin ho (1Tm 1,5;18-19) khi nó biu l s thương xót hay s ăn năn.
Vì vy, s thin ho hay xu xa không ch gn lin vi cm tính mà còn vi lý tính; Bi l như mt thm phán, lương tâm thôi thúc con người hướng tđiu tt và tránh điu xu. Đ có th th làđượđiu này, lương tâm cn phđược thao luyn thường xuyên.
2. Lương tâm cn phđược thao luyn
Ngày nay, nhiu người có mt khái nim quá đơn gin v lương tâm. H tưởng rng đ có mt hành vi do lương tâm, mi người ch cn dng li xem xét k lưỡng vđ và tđó tìm giđáp. H nghĩ rng ai cũng có kh năng bm sinh t nhiêđ hiu cái gì là tt và cái gì là xu, và cũng có sc mnh đ chuyn hóa s lượng giá đó thành hành đng thích ng. Thc tế kinh nghim cho thy con người khi hành đng gp hai ni khó khăn ln:
- V s hiu biết: không d dàng xáđnh cái gì là tt trong hoàn cnh c th, ngay c khi ngườđó đã rõ các nguyên tc.
- V hành đng: không phi lúc nào ta cũng có th bt tay hành đng điu ta đã pháđoán là tt.
Hành đng theo lương tâm là kết qu cui cùng ca mt lot các hođng có liên h đến mi tài năng (suy nghĩ, pháđoán, ý chí,) và gi thiết phi có mt s giáo dc chung v nhân v. Do đó, lương tâm: Phđược hun luyn, trong liên h vi kh năng đnh giá và hành đng v mt luân lý mà con ngườđược nhm ti; điđó có nghĩa là ý thc mình sai lm khi xéđoán sai giá tr mt s vt. Phi chc chn, khi pháđoán mt chn la là thc s tt. Phđúng đn, liên quan đến nhng đòi hđích tht ca nhân phm con người.
Nhưng đ rèn luyn cho lương tâm tr nên ngay chính và đúng đn, hu lương tâm có th đưa ra nhng phán quyết phù hp vi lý trí và lut Giáo Hi, thì s rèn luyn hay giáo dc lương tâm nht thiết cn phđược soi sáng và hướng dn bi Thn Khí và giáo hun ca Giáo Hi. Đây có th đuc xem là con đường duy nht giúp con người cóđược mt lương tâm tt và ngay lành hu có th hướng dn mi tư tưởng, li nói và hành v ca mình, ngoài ra không có s la chn nào khác.
IV. Kết lun
Tóm li, lương tâm là mt trng thái nhn thđnh ca lý tính thc hành nhưng đó không thun là cái lý cđúng và sai, mà là cái lý ca cm và nghim. Lương tâm va làbm sinh va là đđược, vì nó không phi là chuyđng mt chiu cng ngt mà là chuyđng xoay vòng uyn chuyn trong tng bi cnh. Nó ràng buc con người, nhưng không phđ siết cht và bóp nght, mà đ con người được bén r vào s tht. L thế, chúng ta có quyn hy vng, có quyn tin tưởng. Lương tâm s không bao gi btuyt gc, thm chí khi ch nhân ca nó sa đa tt cùng. Nói kháđi, du con người có b tha hóa thế nào chăng na, thì vn luôn có đó lương tâm, mt s gi, mt v linh hướng trung thành.

Hoàng Trng An, S.J.
Hc Viên Triết I
Hc Vin Thánh Giuse  Dòng Tên Vit Nam
  1.  Aquinas, St. Thomas. Summa Theologiae. part 1, question 93, article 4. 1947.
  1. Công đồng Vaticanô II. Hiến chế về mục vụ trong Giáo Hội ngày nay. NXB Tôn Giáo. 2012.
  2. Gula, Richard M.. Reason Inform By Faith: Foundations of Catholic Morality. Paulist Press. 1989.
  3. Hội đồng Giám Mục Việt Nam. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. NXB Tôn Giáo. 2010.
  4. Langston, Douglas C.. Conscience and Other Virtue. The Pennsylvania State University Press. 2001.

[1] St. Thomas Aquinas, Summa Theologiae, part 1, question 93, article 4.                                  
   In this article St. Thomas actually distinguishes a threefold dignity proper to human persons. The first is the dignity human beings have by virtue of being made in God s image and likeness: the second is their dignity as beings who know and love God by conforming to his grace. but in an imperfect way as sojourners in this life; the third is their dignity as beings now living in complete union with God. And this is the dignity of the blessed.
[2] St. Thomas Aquinas, Summa Theologiae, 1‑2, Prologue.
[3] Công đồng Vaticanô II, Hiến chế về mục vụ trong Giáo Hội ngày nay, số 17, NXB Tôn Giáo, 2012, tr 237.
[4]   Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, NXB Tôn Giáo, 2010, số 1749, tr 519.
[5]   Lm. Phan Tấn Thành, O.P., Đời sống tâm linh, tập 8, tr 150.
[6]   Gm. P. Nguyễn Thái Hợp, O.P., Đạo Đức Học, Trung tâm học vấn Đa Minh, 2007, tr 132.
[7]   Sđd, tr 139.
[8] Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, NXB Tôn Giáo, 2010, số 1777, tr 524.
[9] Công đồng Vaticanô II, Hiến chế về mục vụ trong Giáo Hội ngày nay, số 16, NXB Tôn Giáo, 2012, tr 235.
 [10] Richard M. Gula, Reason Inform By Faith, Foundations of Catholic Morality, Paulist Press, 1989, tr 115.
[11] Douglas C. Langston, Conscience and Other Virtues, The Pennsylvania State University Press, the United States of America, 2001, tr 1-43.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét