VUI HỌC THÁNH KINH HỌC HỎI LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT 4 MC B
Tin Mừng thánh Gioan 3,14-21
I. TIN MỪNG
14
Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được
giương cao như vậy,15 để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.19 Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.20 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách.21 Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."
14
And just as Moses lifted up 5
the serpent in the desert, so15 so that everyone who believes in him
may have eternal life."
16 For God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him might not perish but might have eternal life.
16 For God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him might not perish but might have eternal life.
17 For God did not send his Son into the world to condemn the world, but that the world might be saved through him.
18 Whoever believes in him will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because he has not believed in the name of the only Son of God.
19 And this is the verdict, that the light came into the world, but people preferred darkness to light, because their works were evil.
20 For everyone who does wicked things hates the light and does not come toward the light, so that his works might not be exposed.
21 But whoever lives the truth comes to the light, so that his works may be clearly seen as done in God.
II.
TRẮC NGHIỆM
01. Ông
Nicôđêmô là ai?
a. Là một người thuộc
thành phần lãnh đạo dân.
b. Là bậc thầy trong
dân.
c. Là thành viên Hội
Đồng Tối Cao Do thái.
d. Cả a, b và c đúng
02.
Trong
cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, việc Chúa Giêsu nói đến con rắn đồng được ông
Môsê treo lên trên một cây sào trong hoang địa ám chỉ điều gì?
a. Việc Ngài bị treo
lên trên thập giá
b. Con người sẽ được
cứu nếu đặt trọn niềm tin của mình vào Đấng chịu đóng đinh.
c. Con người thách
thức Thiên Chúa.
d. Chỉ có a và b
đúng.
03. Thiên Chúa yêu thế gian đến
nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì thế nào? (Ga 3,16-18)
a. Được sống muôn đời.
b. Khỏi phải chết.
c. Không bị lên án.
d. Cả a, b và c đúng.
04.
Chúa
Giêsu được sai đến thế gian với tư cách gì?
a. Một vị quan tòa
xét xử muôn dân.
b. Đấng cứu độ.
c. Nhà giải phóng dân
Ítraen khỏi đế quốc La mã.
d. Cả a, b và c đúng.
05. Chính con người tự kết án mình nếu họ từ chối
ánh sáng, nghĩa là nếu họ từ chối điều gì?
a. Nhận biết Đức Giêsu là Con Một của Thiên
Chúa.
b. Tỉnh thức cầu nguyện.
c. Yêu mến anh em.
d. Tuân giữ Lề luật của Giao ước.
06. Những kẻ sống theo sự thật thì
thế nào? (Ga 3,21)
a. Đến
cùng ánh sáng.
b. Được
vinh quang.
c. Được
chúc phúc.
d. Được
hưởng hạnh phúc Nước Trời.
07. Điều duy nhất Thiên Chúa muốn,
đó là cứu độ thế gian; nhưng biến cố Con của Ngài đến cũng nhất thiết đưa loài
người đến chỗ phải quyết định; quyết định trọng yếu nhất của đời người đó là
gì?
a. Là gắn bó với Con Một Thiên
Chúa bằng đức tin để được cứu độ.
b. Luôn luôn tỉnh thức cầu nguyện
c. Biết sám hối, chay tịnh.
d. Sống hiền hòa với anh chị em.
III. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
Thiên Chúa
yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin
vào Con của Người thì khỏi phải chết,
nhưng được
sống muôn đời
Tin Mừng thánh Gioan 3,16
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH HỌC HỎI LỜI CHÚA
CHÚA
NHẬT 4 MC B
II.
Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. d. Cả a, b và c đúng
02.
d. Chỉ có a và b đúng.
03. d. Cả a, b và c đúng.
04.
b. Đấng cứu độ.
05. a.
Nhận biết Đức Giêsu là Con Một của Thiên Chúa.
06. a. Đến cùng ánh sáng.
07.
a. Là gắn bó với Con Một Thiên Chúa bằng đức tin để được cứu độ.
NGUYỄN THÁI HÙNG
Người thợ săn trên trời
ĐGM. Arthur Tone.
Một trong những bài
thơ tôn giáo nổi tiếng nhất bằng Anh ngữ tựa đề: “Người Thợ Săn Trên Trời”,
sáng tác của Francis Thompson, ông cố chạy trốn Chúa. Ông so sánh Chúa với một
thợ săn, vâng một con chó săn theo đuổi linh hồn. Đây là câu chuyện đời tư của
Thompson.
Khi còn là cậu con
trai, ông có ý định làm linh mục. Nhưng vì ông lười biếng. Cha ông phải ghi tên
gởi ông vào trường thuốc. Ông làm quen với thói hút ma túy, nó hủy hoại tinh
thần và thể xác ông. Ông đi ăn xin, chui rúc trong xóm ổ chuột, kiếm sống qua
ngày bằng đánh giày, bán quạt và giữ ngựa. Nhờ lòng tốt của cô gái nghèo,
Thompson gặp ông bà Wilfred Meynell. Họ thấy ông có tài, có lòng tốt thầm kín,
họ giúp ông bắt gặp tình thương của Chúa.
Bằng chứng hiển nhiên
của tình thương Chúa cho chúng ta được diễn tả trong bài Tin Mừng hôm nay:
“Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi ban tặng Người Con Một, để những ai
tin vào Ngài sẽ không bị diệt vong, nhưng được sống đời đời”. Cha trên trời
chứng tỏ tình thương cho mỗi người chúng ta bằng cách sai Người Con yêu quý của
Người để đổi lại chúng ta. Như ông Thompson linh hồn chạy trốn Chúa. Như người
thợ săn rượt theo con thỏ. Thiên Chúa tìm kiếm từng linh hồn. Khác với người
thợ săn, Chúa muốn cứu linh hồn đó chứ không hủy bỏ.
Làm sao chúng ta có
thể có một quan niệm về mức độ vô biên của người thợ săn trên trời thương chúng
ta? Trong bức thơ gởi cho Giáo đoàn Êphêsô, Thánh Phaolô gợi ý chúng ta nghĩ
đến “Chiều rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu của tình yêu Chúa” đối với
chúng ta.
Tình yêu Thiên Chúa
đối với chúng ta thì rộng rãi: nó trải rộng tới mọi người; tới dân ngoại, tới người tội lỗi, tới cả
những người chống đối Người. Thiên Chúa muốn mọi người được chia sẻ sự tốt lành
của Người.
Tình yêu Thiên Chúa
đối với chúng ta thì dài: “Ta yêu ngươi bằng tình yêu vĩnh
cửu (Jer 21.3)”. Trước khi có thế giới, Thiên Chúa đã yêu bạn. Tình yêu Thiên
Chúa trải qua đời này tới đời kia.
Tình yêu Thiên Chúa
đối với chúng ta thì cao: Nó từ ngai tòa Đấng Tối cao trên trời cao thẳm mà tới. Chiều cao của tình
yêu Thiên Chúa được bày tỏ trong tặng vật của Người cho chúng ta. Có gì cao
siêu hơn được chia sẻ chính sự sống của Chúa qua các bí tích. Tình yêu nào cao
hơn việc ban Người Con tốt lành, thánh thiện của Người cho chúng ta khi rước
lễ.
Tình yêu Thiên Chúa
thì thẳm sâu: Thiên Chúa tự hạ
mình từ Thiên đàng cao vời xuống chuồng bò thấp hèn ở Bethlem, tới căn nhà tồi
tàn và rừng hoang, tới con người rất hèn, tới sự xỉ nhục của thập giá và chiều
sâu của nấm mồ.
Một lần nữa, như
Francis Thompson, như các vị thánh, chúng ta nhận thấy rằng: Thiên Chúa săn tìm
linh hồn chúng ta cùng khắp thế giới. Vậy chúng ta hãy trở về với tình yêu đó.
Chúng ta hãy cố gắng “tiến triển trong tình yêu” như chúng ta cầu nguyện trong
kinh nguyện Thánh Thể II.
Trong mùa chay, chúng
ta hãy nhớ Đấng Tình Thương đã ban cho chúng ta sự sống. Ước chi người thợ săn
trên trời bắt được mỗi chúng ta.
Xin Chúa chúc lành
bạn.
Thiên Chúa cứu chuộc thế gian bằng tình yêu.
(Suy niệm của Noel Quesson)
“Thiên Chúa đã yêu
thế gian đến nỗi đã ban Con Một”
Huyền thoại của một
nước vùng Ấn Độ có câu chuyện này: Thời xưa, đất nước còn hoang sơ, có một con
thỏ tên là Pôlixa. Thỏ Pôlixa rất thương người, ai xin gì cũng cho, không từ
chối bao giờ. Một hôm có một cụ già lom khom chống gậy đi tới và nói:
- Già đói lắm, suốt
mùa nước lũ già không có gì ăn. Chắc già sắp chết rồi, giờ đây già chỉ thèm một
miếng thịt thỏ, Pôlixa có cho già được không?
Thỏ Pôlixa nhìn ông
già hom hem yếu đuối, tội nghiệp quá. Thỏ Pôlixa bảo ông:
- Được rồi, ông chờ
một lát.
Pôlixa đi kiếm củi
xếp thành đống rồi nổi lửa, và nói:
- Ông chờ thịt cháu
chín, ông lấy mà ăn.
Rồi thỏ chụm chân
nhảy vào lửa. Bỗng nhiên lửa tắt, ông già biến mất. Thì ra đó là một vị thần
được Thượng đế cho phép tới thử lòng thỏ. Về sau để thưởng công, Thượng đế đã
cho thỏ Pôlixa về vui đùa mãi mãi bên mặt trăng.
Đó chỉ là một chuyện
huyền thoại, nhưng có ý nói tới điểm cao nhất của lòng bác ái, là sẵn sàng chết
vì người khác. Đó cũng chính là ý tưởng của Đức Giêsu mà thánh Gioan đã ghi
lại: “Không có tình yêu nào lớn bằng chết vì bạn hữu”.
Chúa Giêsu đã nói và
Ngài đã thực hiện như thế. Chúa chết trên thập giá vì yêu ta. Chính cái chết
của Chúa, hay nói khác đi, chính Tình yêu của Chúa đã đem sự sống tới cho chúng
ta. Thiên Chúa yêu thương trần gian đến mức trao ban Con Một của Người. Người
Con Một đó chính là Tình yêu của Thiên Chúa, đã dùng cái chết để biểu lộ tình
yêu tột đỉnh đối với gian trần. Và Tình yêu đó đã đem đến cho trần gian nguồn
sống.
Nhiều người thời nay
tỏ ra rất bi quan: “Thế trần hư hỏng, vô phương cứu chữa…” thiếu gì lý do để
buồn rầu chán nản. Một lương tâm tương đối sáng suốt nào cũng thấy vô số tệ
đoan đang diễn ra khắp nơi khắp chốn: bạo lực, bất công, ích kỷ tập thể hay cá
nhân, đê tiện đủ thứ, sa đọa, mất lương tâm nghề nghiệp… Người ta lợi dụng
nhau, hành hạ nhau, dối trá công khai trên diễn đàn, trong ý thức hệ v,v… Chắc
chắn Thiên Chúa thấy rõ những điều này. Tuy nhiên Người vẫn yêu thương trần
gian. Người không chịu nổi sự tồi tệ của trần gian. Người muốn cứu vớt trần
gian. Thiên Chúa tới chung sống với nhân trần. Người vẫn thấy những gì Người
dựng nên là tốt đẹp.
Thiên Chúa muốn con
người được sống vĩnh cửu… đó là cuộc sống từ trên ban xuống (Ga 3,3). Thiên
Chúa không kết tội trần gian. Nếu trần gian bị kết tội là do tự mình mà ra.
Thiên Chúa muốn giải thoát nhân loại, muốn mọi người được cứu rỗi (1Tm 2,4).
Khi con người cương
quyết chối từ Thiên Chúa, họ vẫn bó buộc phải sống gần kề Thiên Chúa mà họ chối
từ, đó chính là “hỏa ngục”. Và Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người.
“Thiên Chúa sai Con Người giáng trần không phải để luận phạt thế gian, nhưng để
thế gian nhờ Ngài mà được Cứu độ. Ai tin vào Ngài thì không bị luận phạt. Còn
ai không tin thì đã bị luận phạt rồi”. (Ga 3,17-19).
Lạy Chúa, xin giúp
chúng con thêm lòng yêu mến Chúa bằng cách thương mến phục vụ mọi người như
Chúa đã yêu thương phục vụ và hy sinh Cứu chuộc chúng con.
Tình yêu cứu độ của Thiên Chúa
Lm Trần Ngà
(Trích trong ‘Cùng Đọc Tin Mừng’)
Xưa kia có một vị
hoàng đế rất giàu sang và cũng rất đại lượng. Vua rộng ban vàng bạc châu báu
cho tất cả những ai làm đẹp lòng vua. Thế là nịnh thần mọc lên như nấm khắp
triều đình.
Các hoàng tử thì xu
nịnh để được vua cha ban cho ngai vàng. Các quan trong triều đình thì xu nịnh
để được thăng quan tiến chức. Ai cũng huênh hoang cho rằng mình hết lòng trung
nghĩa với vua, sẵn sàng hiến mạng mình để bảo vệ nhà vua, để chết thay cho vua.
Nhà vua rất đơn sơ
nên dễ tin vào những lời nịnh hót của họ và ban phát cho họ ân lộc dư dầy khiến
ngân khố của triều đình cạn kiệt.
Cả triều đình chỉ có
quan ngự y là người trung thành. Ông đã nhiều lần can gián vua, thuyết phục vua
đừng tin bè lũ xu nịnh, nhưng vua chẳng chịu nghe.
Ngày nọ, vua lâm
trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng nhà vua chỉ còn được đếm từng giờ. Quan
ngự y trình với vua là bệnh vua chỉ có thể chữa lành nếu một vị hoàng tử nào đó
hiến tặng trái tim mình làm thuốc cho vua.
Nghe tin nầy loan ra,
các hoàng tử trong cung trốn biệt!
Khi không thể tìm
được trái tim của hoàng tử làm thuốc, nhà vua hỏi quan ngự y xem có thể sử dụng
tim của một người khác làm thuốc được không. Quan ngự y trả lời nếu không có
trái tim của hoàng tử thì ít ra phải dùng trái tim của các vị quan lớn trong
triều.
Nghe tin đó, các quan
lớn rồi các quan nhỏ trong triều đều trốn biệt tăm.
Túng quá, thôi thì
dùng tạm trái tim của lính hầu, của công chúa cũng được. Nghe tin đó, cả công
chúa, cả lính hầu, cả hàng trăm thê thiếp cũng không còn ai lai vãng trong cung
điện nữa. Cung điện thường ngày huyên náo, giờ nầy vắng lặng như bãi tha ma!
Bấy giờ vua chỗi dậy,
tỉnh ngộ rồi cười ra nước mắt cho nhân tình thế thái.
Duyên do là quan ngự
y và cũng là người trung nghĩa với vua, đã khéo dựng lên kịch bản nầy, đề nghị
với vua giả vờ đau nặng, bỏ cơm bỏ cháo, để thử thách lòng người!
* * *
Cuộc đời là thế! Ai
có đủ yêu thương để dám hy sinh tính mạng, dám chết thay cho người thân thiết
của mình, nói chi đến việc chết thay cho kẻ thù nghịch?
Vậy mà có một Đấng đã
hy sinh tính mạng cho kẻ phản bội mình. Để hiểu Đấng ấy đã hy sinh như thế nào,
chúng ta hãy trở lại với câu chuyện rắn đồng thời Mô-sê.
Thời ấy, trong hành
trình bốn mươi năm trong hoang địa, có lần dân Do-Thái phải lâm cảnh đói khát
dày vò nên kêu trách Thiên Chúa và Mô-sê. Thế rồi dân chúng bị rắn lửa bò ra
cắn chết nhiều người. Người ta lại chạy đến kêu cứu Mô-sê. Bấy giờ Thiên Chúa
truyền cho ông Mô-sê đúc con rắn đồng, treo lên trụ cờ cao, để làm phương thuốc
chữa rắn cắn. Ai bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng thì được cứu sống.
Ngày nay, để cứu nhân
loại tội lỗi lâm cảnh điêu linh và phải chết, Thiên Chúa không thể dùng rắn
đồng làm phương trị liệu mà phải dùng đến một phương thuốc khác, đó là bằng
chính Thân Thể Chúa Giêsu chết treo trên thập giá.
"Như ông Mô-sê
đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như
vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời."
Thiên Chúa Cha đã lấy
mạng đổi mạng. Lấy sinh mạng vô cùng cao quý của Người Con Một yêu quý để đổi
lấy sinh mạng khốn hèn của loài người tội lỗi. Thật là điều không thể tưởng
tượng được.
Nhưng tình yêu của
Thiên Chúa chưa dừng lại ở đó. Tình yêu cứu độ của Ngài còn vươn lên cao hơn.
Không những chỉ trao ban Con Một chết thay cho chúng ta mà thôi, không những
chỉ ban cho chúng ta được cùng sống lại với Chúa Giêsu mà thôi, Thiên Chúa Cha
còn thương cho chúng ta được cùng lên trời, cùng ngự trị với Đức Giêsu trên cõi
trời. Bài đọc thứ hai, bài thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Ê-phê-sô hôm nay nhắc
chúng ta điều đó: "Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến
chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được
cùng sống với Đức Ki-tô. Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự
trị với Đức Ki-tô Giêsu trên cõi trời." (Ephêsô 2, 4-6)
Thế là từ thân phận
của tên tử tội đáng phải chết đời đời vì tội lỗi của mình, chúng ta được Chúa
Giêsu lấy mạng Ngài đổi mạng cho chúng ta, thứ tha cho chúng ta muôn vàn tội
lỗi, ban cho chúng ta được sống lại trong đời sống mới, rồi lại được đưa lên
trời để "cùng ngự trị với Đức Giêsu trên cõi trời".
Thật là một tình yêu
không còn biên giới.
Nguyện xin Chúa Thánh
Thần giúp chúng ta cảm nhận thật sâu sắc tình yêu cao vời và sâu thẳm của Thiên
Chúa, để sống xứng đáng hơn với tình yêu đó và đừng để công trình cứu chuộc của
Ngài hoá ra vô hiệu nơi chúng ta.
Yêu cho roi cho vọt
Lm Trần Bình Trọng.
Đọc Thánh kinh Cựu
ước, người ta có cảm tưởng Thiên Chúa có vẻ dữ tợn và hay trách phạt. Chẳng hạn
khi dân chúng trở mặt chống lại Người, Chúa cho nước lụt tràn ngập đất đai,
ruộng vườn của họ. Khi họ khô! ng tuân giữ giới răn Chúa, Người cho hạn hán
tiêu hủy mùa gặt, và những sản phẩm ruộng vườn của họ. Khi dân Chúa bất trung
phản nghịch cùng Người, Chúa gửi dịch tả đến miền đất của họ. Khi họ toan bỏ
Chúa đi thờ các thần ngoại lai, Chúa ra tay sát phạt họ, và dùng dân ngoại thi
hành hình phạt của Chúa.
Tuy nhiên vừa khi họ
bị sát phạt, thì hàng ngôn sứ của Chúa liền xuống giọng. Các ngôn sứ bảo họ: đó
là hình phạt của Thiên Chúa yêu thương và nhân hậu. Vừa khi dân chúng thay đổi
cách sống và ăn năn hối tội, thì họ lại được tha thứ và đưa về đất hứa. Lòng
nhân từ hay thương xót của Chúa là một thực tại được thể hiện bằng những việc
Người làm trong Thánh kinh. Bài trích sách Biên Niên quyển hai hôm nay là một
ví dụ điển hình về lòng xót thương của Chúa. Bài Sách này được viết vào khoảng
ba trăm năm trước Chúa giáng sinh, khi tác giả đã có thể nhìn về lịch sử quá
vãng, mà dân chúng chồng chất bất trung này lên bất trung khác. Từ lần nọ qua
lần kia, họ mần ngơ trước sự hiện diện của các sứ giả của Chúa. Và họ còn bách
hại các ngôn sứ và các tổ phụ của Người.
Cho tới lúc mà Thiên
Chúa không còn dung thứ được nữa, Người liền cho phép quân thù đến tấn công họ.
Quân Ba-by-lon đến xâm chiếm đất nước của họ, giết chết hàng ngàn, hàng vạn
người. Quân thù phá huỷ thành phố, thiêu đốt Đền thờ và cưỡng ép dân còn sống
sót đi lưu đầy bên Babylon.
Tuy vậy Chúa không nỡ
bỏ rơi dân Người. Chúa dùng ông vua ngoại đạo là Ky-rô, vua xứ Ba Tư, để cứu
thoát dân Người và đưa họ trở về đất hứa. Như vậy ta thấy những hình phạt của
Chúa, không phải nhằm báo thù, mà là cách thế để luyện lọc, thanh tẩy và chữa
trị họ, khiến họ trở nên tuỳ thuộc vào Chúa.
Phúc âm hôm nay nhắc
nhở cho ta về một tai hoạ xẩy ra cho dân Người trong sa mạc trên đường tìm về
đất hứa. Khi dân riêng của Chúa chối bỏ Người, đi thờ thần ngoại lai và còn đúc
bò vàng để thờ, Chúa phạt họ bằng cách cho rắn độc đến giữa họ. Rồi với lòng
thương xót, Chúa truyền cho Môsê làm con rắn đồng, treo trên cây gậy để cứu
chữa họ. Bất cứ khi nào ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên con rắn đồng, với niềm
tin vào Chúa, thì được chữa khỏi. Đức Giêsu coi việc treo con rắn đồng lên cây
gậy như là dấu chỉ Người sẽ bị treo trên thập giá để ai tin vào Con của Người,
thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời (Ga 3:16). Thánh Phaolô, người am
hiểu lịch sử ơn cứu độ trong Thánh kinh Cựu ước đã thốt lên trong thư gửi tín
hữu Ê-phê-sô hôm nay: Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, và rất mực yêu mến
chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được
cùng sống với Đức Kitô (Ep 2:4-5).
Người ta có thể nói
Thánh kinh Cựu ước gắn liền với lịch sử của dân Do thái. Nói cách khác, cổ sử
của họ là Thánh kinh và họ luôn ghi nhớ lời Thánh kinh. Đi tản mát khắp thế
giới sau khi Đền thờ bị phá hủy mà họ vẫn ghi nhớ lịch sử của họ, nhất là nhớ
ngày lễ Vượt qua. Những chi họ bị thất lạc cả hai ngàn năm bên xứ Ê-thi-óp cận
đại (xứ Cút cổ xưa) hay bên Ấn độ mà vẫn nhớ cội rễ của họ, mặc dầu có những
người da ngăm ngăm đen mà họ vẫn nhận có máu Do thái và có những người vẫn muốn
trở về đất hứa. Vào thập niên cuối cùng của thế kỉ 20, chính phủ Do thái giàn
xếp với chính phủ của quốc gia mà họ đang sinh sống, gửi những chuyến bay bí
mật chở họ về tái định cư tại Do thái.
Tại sao bị sát phạt
như vậy mà họ vẫn tưởng nhớ đến Chúa? Một ví dụ trong đời sống hằng ngày có thể
giúp ta hiểu phần nào tại sao bị phạt mà người ta vẫn nhớ đến người ra hình
phạt mà không uẫn ức. Có những học sinh đã trải qua chương trình giáo dục
nghiêm khắc. Họ vẫn nhắc lại những mẩu chuyện như xưa bị thầy giáo nọ dùng
thước kẻ đánh vào bàn tay, bà sơ kia bắt quì mà họ vẫn có thể cười được vì bây
giờ họ thành công trên đường đời, có địa vị trong xã hội, có việc làm tốt, có thể
kiếm được việc mới và tái tạo cuộc sống mới ở nơi khác.
Không phải chỉ có dân
Chúa trong Cựu ước mới phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa. Lịch sử dân Chúa thời
Tân ước cũng không hơn gì, có khi còn tệ hơn nữa. Dân mới được chọn cũng chồng
chất từ tội này đến tội khác, lại còn phạm thêm những tội mới như tội phá thai,
hoặc những tội mà người ta phạm qua phương tiện truyền thông như phim ảnh, báo
chí, truyền hình và ngay cả mạng tin. Có những tội mà người ta còn công khai
phạm, không còn phải giấu giếm vì người ta coi là một lối sống của thời đại.
Còn cá nhân mỗi người tín hữu, chính ta cũng có tội: tội phạm đến Chúa, tội
phạm đến tha nhân, tội trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Thiên Chúa là Đấng
nhân từ hay thương xót, nhưng ta phải nhìn nhận tội lỗi mình, thành tâm sám hối
và quyết tâm dốc lòng chừa, rồi xin Chúa xót thương tha thứ thì ơn cứu độ mới
đến với ta được. Không nhận tội là tội, người ta sẽ không tìm đến thầy thuốc
thiêng liêng và như vậy sẽ hết thuốc chữa.
Lời cầu nguyện xin
cho được biết chấp nhận việc sửa lỗi:
Lạy Thiên Chúa, Đấng
công minh và khoan hậu.
Chúa trách phạt không
phải vì muốn trả thù báo oán
nhưng vì yêu thương
với mục đích giáo huấn
hầu cho loài được
sống.
Xin cho con biết nhìn
nhận tội lỗi mình
chấp nhận việc sửa
lỗi và làm việc đền tội
với quyết tâm cải
thiện đời sống
hầu trở về sống trong
ơn nghĩa với Chúa. Amen.
Đức Giêsu nói chuyện với ông Nicôđêmô
JKN
Câu hỏi gợi ý:
1. Con người tội lỗi
và rất yếu đuối, nhưng Thiên Chúa có hy vọng biến đổi con người trở nên tốt,
nên thánh thiện hơn không? Ngài kết án hay tìm cách giáo hóa con người? Ngài đã
làm gì để giáo hóa?
2. Những nỗ lực của
các nhà giáo dục có khả năng hữu hiệu biến người thụ giáo nên tốt lành thánh
thiện không? Các nhà giáo dục có ban được sức mạnh cho những người thụ giáo với
mình không? Còn Đức Giêsu, Ngài có làm được điều đó không? Với điều kiện gì về
phía ta?
3. Chúng ta vẫn tự
hào rằng mình tin vào Đức Giêsu, nhưng tại sao chúng ta xem ra vẫn còn rất là
yếu đuối trước tội lỗi? Có điều gì không ổn trong đức tin của ta không?
Chia sẻ
1. Con người có thể
thay đổi: người xấu thành người tốt
Sống trên đời, ta
thấy ở bất cứ môi trường nào (đạo, đời), trong bất kỳ lãnh vực nào (chính trị,
văn hóa, kinh tế, xã hội), trong bất kỳ cấp độ địa vị nào (cao, thấp), tuổi tác
nào (già, trẻ)... cũng đều có người tốt kẻ xấu, người nhiều thiện chí kẻ lắm ác
ý, người trung kẻ nịnh, v.v... Tình trạng khác biệt đó không luôn luôn cố định
mà có thể biến đổi: người tốt có thể biến thành người xấu, hay ngược lại. Thật
vậy, có người rất ác rất xấu, nhưng sau một biến cố nào đó, gặp một ai đó, đọc
một cuốn sách nào đó, hoặc sống trong một môi trường mới nào đó, người đó thay
đổi hoàn toàn, trở thành một người rất hiền rất tốt. Chẳng hạn, trong Kinh
Thánh có những người như Maria Mađalêna (x. Mt 26,6-13), người trộm lành (Lc
23,39-43); trong lịch sử Giáo Hội có những người như Augustinô...
2. Vai trò của giáo
dục
Chúng ta cần phải nắm
lấy chân lý này: con người có thể biến đổi, từ xấu thành tốt, cũng như từ tốt
thành xấu. Chính vì thế, vấn đề giáo dục rất quan trọng và cần thiết, nó đem
lại hy vọng cho Giáo Hội và xã hội. Con người - mà tự do đã bị tội lỗi làm tổn
thương - nếu không được giáo dục, sẽ rất yếu đuối, dễ bị lôi cuốn vào vòng tội
lỗi: điều thiện mình muốn làm thì lại không làm, mà điều ác mình không muốn làm
thì lại cứ làm (x. Rm 7,15-20). Được giáo dục, con người có thêm sức mạnh để
làm điều thiện và tránh điều ác hơn. Tuy nhiên, khả năng này rất giới hạn.
Chính dựa trên khả
năng thay đổi này mà có những nỗ lực giáo dục, chuyển hóa con người: nhiều nỗ
lực đã thành công vẻ vang, nhưng cũng có nhiều nỗ lực không đi đến kết quả. Để
giáo hóa, các nhà giáo dục thường dùng những phương tiện tự nhiên của con
người: dạy lý thuyết, khích lệ, dỗ dành, đe dọa, thưởng phạt...
3. Đức Giêsu đến để
cải hóa, cứu độ con người bằng đức tin
Thiên Chúa cũng quan
niệm con người có thể thay đổi và nhờ đó được cứu rỗi. Khi thế gian bị tội lỗi
làm hư hỏng, Thiên Chúa đã không lên án và hủy diệt thế gian, nhưng đã “sai Con
của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian,
nhờ Con của Người, mà được cứu độ”. Thiên Chúa vẫn hy vọng và chờ đợi con người
thay đổi. Vì cho dù tự do của con người đã bị tội lỗi hủy hoại phần nào, khiến
con người sẵn sàng làm nô lệ cho điều ác, nhưng con người vẫn còn phần nào tự
do. Con người vẫn có thể chọn lựa giữa điều thiện và điều ác, giữa Thiên Chúa
và những gì khác với Ngài. Ngài đã đi bước trước để làm cho hy vọng biến đổi
con người thành hiện thực, bằng cách sai Đức Giêsu, Con của Ngài, đến trần
gian. Sứ mạng của Đức Giêsu cũng là giáo hóa con người: Ngài đến để cải hóa
người tội lỗi (x. Mt 9,13; Lc 5,32), biến họ nên thánh thiện (x. Rm 6,22), và
hơn thế nữa, giải thoát con người khỏi ách thống trị của tội lỗi (x. Mt 1,21;
Mc 2,17; Rm 6,6.18; Dt 9,26b; 1Ga 1,7b). Ngài còn có quyền tha tội (Mt 9,5-6;
Mt 26,28; Cv 10,43; Cl 1,14), và ban ơn cứu rỗi (x. Lc 19,9; Ga 4,42; Cv 4,12;
13,23). Nhưng Ngài cải hóa và cứu độ con người bằng đức tin: “Ai tin thì sẽ
được cứu độ” (Mc 16,16; x. Cv 16,31).
Đức Giêsu đến không
phải để đem đến một lý thuyết giáo dục, một triết lý mới để con người theo.
Ngài đến để cứu con người khỏi xiềng xích của tội lỗi, khỏi ách thống trị của
tội lỗi và sự chết, là những thứ khiến con người đâm ra bạc nhược, ý chí yếu
đuối. Ngài đến để đem lại sức mạnh cho con người, nhờ đó con người có thể đủ
sức mạnh để thực hiện những điều thiện mình muốn làm, và nói “không” với những
điều ác mình không muốn làm (x. Rm 7,15-20). Để có được sức mạnh đó, con người
không cần phải học hỏi lý này thuyết nọ. Điều duy nhất và hết sức quan trọng
con người phải làm để có được sức mạnh ấy là hoàn toàn tin tưởng vào Ngài, như
bài Tin Mừng hôm nay xác quyết: “Ai tin vào Người thì được sống muôn đời”, “Ai
tin vào Con của Người thì không bị lên án”. Như vậy, sức mạnh đến từ đức tin,
tin vào Đức Giêsu Kitô.
4. Giới hạn của giáo
dục
Bất kỳ nhà giáo dục
nào trên thế giới cũng đều nhận thấy khả năng giáo hóa của giáo dục rất giới
hạn. Giáo dục có thể rất thành công trong việc dạy cho con người biết tất cả
điều nào tốt, điều nào xấu, điều nào phải làm, điều nào nên tránh. Nhưng có thể
một người biết rất rõ những điều ấy, và thành thật mong muốn làm theo sự hiểu
biết ấy, vẫn cảm thấy không đủ năng lực để thực hiện. Người ấy vẫn cảm thấy có
một lực nào đó ở ngay bên trong mình khiến mình làm ngược lại. Nghĩa là lực ấy
cản trở mình làm điều tốt, và thúc đẩy mình làm điều xấu. Khốn thay, cái lực
xấu ác ấy nhiều khi lại thắng và làm tê liệt được sức mạnh của ý chí. Đó chính
là điều mà thánh Phaolô cảm nghiệm rất rõ nơi bản thân ông, và ông gọi cái lực
xấu ác ấy là “tội”: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì
tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì (...) không còn phải là
chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi. (...) Muốn sự thiện thì
tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm,
nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn,
thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi” (Rm
7,15-20). Đây chính là nguyên nhân của mọi bi thảm trên trái đất: kẻ tội lỗi
nhất thế giới vẫn luôn luôn phân biệt điều tốt điều xấu, vẫn luôn ao ước làm
điều tốt, vẫn mong trở nên trở nên người tốt, nhưng không làm nổi. Vì lực xấu
ác kia quá mạnh, đã lôi kéo, thúc đẩy người ấy làm những điều hắn không muốn.
Lực ấy mạnh đến nỗi hắn dường như chỉ biết tuân theo, ý chí yếu đuối của hắn
không cưỡng lại được.
5. Sức mạnh và sự cứu
rỗi đến từ đức tin vào Đức Giêsu
Trước tình trạng bi
thảm ấy, thánh Phaolô đã phải kêu cứu: “Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ
giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?” (Rm 7,24). Và may mắn thay, ông đã
nhận ra người có khả năng cứu ông: “Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Ki-tô, Chúa
chúng ta!” (7,25). Điều này đã được Đức Giêsu xác định với Nicôđêmô trong bài
Tin Mừng hôm nay: “Ai tin vào Con Người thì được sống muôn đời”, “Ai tin vào
Con của Người thì không bị lên án”. Trong bài đọc hai, thánh Phaolô cũng xác
nhận điều ấy: “Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây
không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa”. Như vậy, muốn được
cứu khỏi tình trạng yếu đuối, nô lệ tội lỗi, điều quan trọng là tin vào Đức Giêsu
Kitô.
Đức tin tạo nên sức
mạnh: “Mọi sự đều có thể đối với người tin” (Mc 9,23), vì “nếu anh em có lòng
tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên,
xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6). Khả năng
làm được tất cả mọi sự ấy không phải là khả năng của bản thân ta, vì như Đức
Giêsu nói: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5), mà là quyền
năng của Thiên Chúa, “vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”
(Lc 1,27). Vì thế, khi tin thật sự vào Đức Giêsu, Đấng ban sức mạnh, ta có thể
nói như thánh Phaolô: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm được tất
cả mọi sự” (Pl 4,13).
Tin vững vàng vào Đức
Giêsu, ta sẽ thật sự trở nên mạnh mẽ. Nhưng hãy xem, biết bao người mang danh là
tin Đức Giêsu, vẫn cảm thấy mình còn yếu đuối, còn nô lệ cho tội lỗi. Vậy, vấn
đề mà ta cần phải nghiêm túc đặt lại, là ta đã thật sự tin vào Đức Giêsu chưa,
hay ta chỉ mang danh là tin Ngài thôi? Đức tin của ta vào Ngài là thứ đức tin
nào: đức tin rẻ tiền (tin hờ, tin ngoài miệng) hay đức tin đắt giá (tin thật,
bằng hành động, bằng đời sống dấn thân thật sự)? Rất nhiều Kitô hữu cảm thấy an
tâm vì tưởng rằng khi tuyên xưng ngoài miệng rằng mình tin thì có nghĩa là mình
đã tin. Thật ra, tin là một việc quan trọng, nhưng tin thế nào còn quan trọng
hơn rất nhiều. Tin mà vẫn nghi nan trong lòng thì chẳng có tác dụng. Hãy xem
gương của Phêrô, khi thấy Đức Giêsu đi trên mặt nước đến với thuyền của mình,
nhờ tin vững chắc vào Thầy mình, ông đi được trên mặt nước đến với Ngài. Nhưng
khi thấy gió thổi, ông đâm sợ và nghi nan trong lòng. Lập tức ông bị chìm xuống
(x. Mt 14,25-31).
Cầu Nguyện
Lạy Cha, con đã mang
danh là tin vào Cha, vào Đức Giêsu biết bao nhiêu năm nay. Nhưng thử hỏi đức
tin của con đã biến đổi con thế nào? Con đã thật sự tốt hơn, mạnh mẽ hơn những
người không tin chưa? Đáng lẽ có đức tin, con phải vượt hơn họ xa lắm! Phải
chăng, con mới chỉ mang danh là tin, chứ chưa thật sự tin? Xin Cha hãy ban cho
con đức tin đích thật, một đức tin được minh chứng bằng hành động thật sự.
Chú giải mục vụ của Alain Marchabour
NỘI DUNG MẶC KHẢI CỦA
CHÚA GIÊSU (c.14-17)
Để tạo uy tín cho lời
nói của mình, trước hết Chúa Giêsu đặt nó vào trong lịch sử Israel. Sự mới mẻ
mà Người mang đến, cần phải là sự hoàn tất mọi điều Kinh Thánh. Con rắn được giương cao trong sa mạc, theo sách Dân số
21,4-9, đã giải thoát các người Do Thái bất trung khỏi phải chết. Từ giai thoại
bí nhiệm này, chúng ta nên lưu ý những điểm có thể làm sáng tỏ điều mặc khải
tiếp theo sau:
a) Con rắn được giương cao, giống như con người sẽ được treo lên thập giá. Có sự giống nhau từng
chữ.
b) Sự chết đe dọa dân
tộc là do sự cứng lòng tin. Dân Do Thái được cứu độ không
phải bằng một nghi thức phù phép, mà bằng một nghi thức đầy ý nghĩa tượng
trưng, đó là đức tin vào Thiên Chúa. Tác giả sách Khôn ngoan đã hiểu rất rõ
điều đó: “Ai nhìn lên (con rắn) sẽ được thoát, không phải nhờ xem điềm lạ đó
mà được khỏi, nhưng tại nhờ vào Ngài là Cứu Chúa muôn loài” (16,7). Quả
thật, ơn cứu độ do Thiên Chúa mà có.
c) Hiểu rộng hơn,
việc tham chiếu với đoạn nói về con rắn bằng đồng kết nối sự giáng thế của Chúa
Giêsu với những biến cố Xuất hành. Chúa Giêsu là một Môsê mới, và chắc chắn đối
với Thánh sử Người còn hơn thế nữa.
Con Người
sẽ phải được giương cao
để ai tin vào Người
thì được sống muôn đời
Quả thật Thiên Chúa
yêu thế gian
đến nỗi đã ban Con Một
để ai tin vào Con của Người
thì khỏi phải chết
nhưng được sống muôn
đời.
Câu này tóm gọn mặc
khải: ở đây chúng ta đang đứng trước những “chuyện trên trời” được nói
đến ở câu 12. Nên lưu ý đến kết cấu Do Thái song song: cách phân chia câu cú có
thể giúp nhận ra những thành phần của câu tương ứng với nhau: “Con Người
cũng sẽ phải được giương cao như vậy”: hoàn cảnh và các tác nhân cụ thể gây
nên cái chết của Chúa Giêsu không được phơi bày ở đây. Thánh sử chỉ giữ lại sự
“nhất thiết” (phải) ăn rễ sâu trong ý định của Thiên Chúa. Việc dùng thụ
động tiếp sau đó có thể là một cách hành văn để tránh phải dùng đến từ “Thiên
Chúa”. Kết cấu bản văn chứng tỏ sự song song giữa Thiên Chúa yêu thương và
Người được giương cao. Từ câu này chúng ta nhận ra bản tóm lược sự mặc khải,
chúng ta thử dẫn ra những điểm sau đây:
a) Trong Tin Mừng
Gioan, sự nâng lên tương ứng với việc treo lên thập giá (x 2,28’ 12,31-34). Tại
sao việc bị treo lên thập giá, “điều ô nhục đối với người Do Thái, sự điên
rồ đối với dân ngoại” (1Cl 1,23) lại là tuyệt đỉnh mặc khải nơi Gioan (x.
19,31-37)?
b) Điều đó bởi vì
thập giá là nơi phơi bày tình yêu của Thiên Chúa. Từ này xuất hiện ở đây lần đầu tiên trong Tin Mừng Gioan. Đặc biệt nó sẽ
được lặp lại trong phần thứ hai của Tin Mừng. “Thiên Chúa đã yêu đến nỗi đã ban Con mình”: cả hai động từ đều được dùng ở
thì quá khứ vô định, một sắc thái của thì động từ không dùng trong tiếng Pháp,
chỉ định một thời điểm rõ ràng và chính xác (hội nhập vào bước đường lịch sử
của Chúa Giêsu và kết thúc trên thập giá). Chính nhờ ân huệ này của Thiên Chúa
mà Gioan có thể nói đến tình yêu. Đó là tình yêu hiển thị (1Ga 4,10). Việc nhập thể chính
là sự biểu lộ tình yêu mà đỉnh cao là thập giá.
c) Thập giá không
phải là nguồn ơn cứu độ ở khía cạnh một của lễ đền tội đẫm máu. Chính bởi vì nó
là cách diễn tả cao cả nhất của tình yêu Thiên Chúa, cho nên nó là nguồn sự
sống cho các tín hữu. Chúng ta không nên nhìn thập giá như nơi Thiên Chúa trút
cơn thịnh nộ, nơi Chúa Con bị Chúa Cha từ bỏ để cứu độ chuộc tội lỗi loài
người. Nơi đây Chúa Con và Chúa Cha thông hiệp cùng một tình yêu dành cho nhân
loại. Prométhée chịu hình phạt của chúa tể trên chính tảng đá mà chúa tể đã sử
phạt mình vì đã mang lừa cho loài người. Và ca đoàn lý giải các nguyên do hình
phạt bằng những lời lẽ này: “Đó là kẻ thù của Zeus, kẻ đã chấp nhận sự căm
hờn của mọi thần linh vì đã quá yêu loài người”. Trong Tin Mừng Gioan, tình yêu loài người được Thiên Chúa Cha và Con
cùng chia sẻ.
d) Cho dù ông
Nicôđêmô đã biến mất cách lạ lùng, thì cũng một chủ đề đó kết nối phần thứ hai
của bài trần thuật với phần bài mà ông có mặt: ông này, ngờ vực, đã không muốn
tin rằng một người già có thể sinh ra lần thứ hai. Ở đây chúng ta biết rằng Con
Thiên Chúa trên thập giá có năng lực làm cho những ai tin vào Người được sống
muôn đời.
TIN VÀ KHÔNG TIN (cc. 18-21)
Nếu tình yêu của
Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu là vô điều kiện, thì nó mời gọi lời đáp trả của con
người. Sự hiện diện của Chúa Giêsu đòi hỏi mỗi người bây giờ phải lựa chọn: chínhbây giờ mà việc xét xử được thực hiện.
Tính cách quyết liệt và lập tức của việc xét xử là hiệu quả sự hiện diện của
Đấng mặc khải: Người hiện diện, con người bắt buộc phải lựa chọn và từ sự lựa
chọn này phát sinh ngay từ bây giờ hoặc ơn cứu độ hoặc án phạt. Sự đối nghịch
bóng tối/ánh sáng nhắc đến những đoạn văn rất quen thuộc với cộng đoàn Cumran.
Thế nhưng Gioan tránh né khía cạnh định mệnh những người Etxênô: chính sự tự do
của mỗi người kéo theo sự chia cách và từ đó sự xét xử. Đoạn kết phần thứ nhất
của Tin Mừng (12,46-48) lặp lại những chủ đề đó cùng với một loại từ ngữ, đến
nỗi có vài nhà chú giải đã nghĩ rằng Ga 3,16-19 và 12, 46-50 có thể là hai bản
dịch của cùng một bài giảng của cộng đoàn Gioan. Giả thuyết này (không thể xác
định được) có cái lợi là chứng tỏ thánh sử đã soạn thảo Tin Mừng như thế nào:
ông có sẵn nhiều nguồn và ông đã lựa chọn. Một vài mảng văn đã có thể được thêm
vào trong những lần in ấn khác nhau. Chỉ có tác giả là người hoàn tất việc soạn
thảo Tin Mừng, chịu trách nhiệm toàn tập.
Cuộc đối thoại với
ông Nicôđêmô và sự mặc khải tiếp theo, tạo thành một đỉnh cao về Chúa Kitô
trong Tin Mừng Gioan. Cộng đoàn, đối mặt với Do Thái giáo, được mời gọi xác
định căn tính của Chúa Giêsu và tách mình ra khỏi trào lưu Do Thái, cho dù nó
có gần gũi với cộng đoàn (như trường hợp ông Nicôđêmô), bởi vì những người Do
Thái đã không sẵn sàng tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng mặc khải của Thiên Chúa,
là Chúa Con nhờ người Thiên Chúa nói lời cuối cùng với nhân loại.
Chú giải của Noel Quesson
Như ông Môsê đã gương
cao con rắn trong sa mạc
Tin Mừng hôm nay bắt
đầu bằng một lời mời gọi ta “nhìn ngắm", "đưa mắt" hướng lên một
hình ảnh. Thánh Gioan sử dụng một hồi tưởng Kinh thánh trong suốt "bốn
mươi" năm hành trình trong sa mạc, ngời Do Thái đã bị một kẻ thù đáng sợ
tấn công, đó là loài rắn lửa (Ds 21,6-9). Môsê đã phải làm "một dấu hiệu
chữa trị", một con rắn đồng cứu chữa được treo lên một cây gậy. Đó là hình
ảnh có tính thần thoại mà các y sĩ ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng như là biểu
tượng. Kẻ nào quay lại nhìn thì được cứu không phải nhờ điều nó thấy nương nhờ
Người, là Đấng cứu chữa mọi người" (Kn 16,7).
Qua sự giải thích
trên của sách khôn ngoan, ta đã có thể ghi nhận rằng, đó không phải là một cử
chỉ ma thuật, có tính tụ động. Cái "nhìn" tự nó không chữa. lành được
ai, như một thứ bùa hộ mạng, một vật mang lại may mắn, một cử chỉ dị đoan.
Nhưng đó là dấu chỉ "Đức tin", nghĩa là nhờ một cử chỉ bên ngoài, nó
cho ta thấy rõ rằng, con người đang "quay về" với Thiên Chúa.
Con người cũng sẽ
phải được gương cao như vậy để ai tin vào Người, thì được sống muôn đời.
Vâng, thánh Gioan
đang mời gọi ta nhìn lên thập giá.
Cần phải dám ngắm
nhìn "Đấng chịu đóng đinh" đó, Đấng được "giương cao" trước
mắt chúng ta, Gioan đã sử dụng từ được giường cao" ("upsothènai"
trong tiếng Hy Lạp) để nói lên, Đức Giêsu vừa được "giương cao) trên thập
giá, vừa được "đưa lên" ngự bên hữu Chúa Cha nhờ cuộc phục sinh và
lên trời (Ga 3,14; 8,28; 12,32-34).
Vâng, thánh Gioan
không bao giờ có thể quên được ngày đó, cũng như cảnh tượng đó, mà chúng ta như
đã quá quen thuộc. Vả lại, Gioan là người duy nhất trong số mười hai Tông đồ đã
hiện diện tại đó, vào chiều thứ sáu, dưới chân thập giá. Kể từ lúc đó, trong
suốt hơn 70 năm, ông đã suy gẫm "hình ảnh” này, và đây là kết quả của cuộc
suy tư lâu dài và sâu sắc mà ông cống hiến cho ta. Đối với Gioan, "Thập
giá" và "Phục sinh" thuộc cùng một mầu nhiệm mà ông đã diễn tả
bằng một từ mang hai ý nghĩa: "Đức Giêsu được đưa lên cao khỏi đất".
Bị đóng kinh: Cũng có nghĩa là được tôn dương. Đối với Gioan, Thăng thiên đã
bắt đầu ngay từ ngày thứ sáu tuần thánh. Còn chúng ta, chúng ta vẫn tiếp tục
mong chờ Thiên Chúa biểu lộ "vinh quang" của Người cho ta trong cử
chỉ hiển thắng rạng ngời nào đó. Còn Gioan, ông đã chứng kiến cảnh tượng, thì
thập giá chính là Vinh quang Thiên Chúa
Ngay khi Giu-đa vừa
ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giêsu đã nói: "Giờ đây, Con Người được tôn
vinh" (Ga 13,31). Bốn ngày trước đó, vào buổi chiều ngày dân chúng rước lá
tôn vinh Người, Đức Giêsu đã nói: "'Đã đến giờ Con Người được tôn vinh...
Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác... phần
tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với
tôi" (Ga 12,23-32).
Vậy khi đến lượt
mình, chúng ta cũng phải nhìn lên Đấng đã được "gương cao" giữa trời
và đất, để cầu nguyện. Cái chết tự nguyện này sẽ mãi mãi là "đỉnh cao của
tình yêu”: Đỉnh cao của tình yêu Người Con đối với Người Cha và đỉnh cao của
tình yêu của Người Anh hoàn vũ đối với những đứa em tội lỗi. Cây thập giá to
lớn bằng gỗ đó, đang đeo mang một thân xác con người bị tra tấn đến ứa máu,
chính là một "chóp đỉnh của đau đớn" và chết chóc", nhưng cũng
là một đỉnh cao của mạc khải Thiên Chúa. Về chưng diện thể lý, ta cần phải mở
to đôi mắt để chiêm ngắm hình ảnh này. Nhưng cũng cần phải nhắm mắt lại để
"thấy" những gì chưa có thể thấy được, mà cảnh tượng trên mới chỉ là
"dấu chỉ": Tình yêu tuyệt đối đang thiêu đốt tâm hồn con người đó,
Đức Giêsu "không ai có tình thương lên hơn tình thương của người hy sinh
mạng sống mình cho hạn hữu (Ga 15,13). Nhưng tình yêu tuyệt đối đã thiêu đốt
con người Giêsu, cũng chính là "dấu chỉ” của một tình yêu tuyệt đối khác,
tình yêu của Chúa Cha: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một
Người" (Ga 3,16).
Vì thế, các nghệ sĩ
thường muốn trình bày Đức Giêsu trên thập giá với một thứ "vinh
quang" nào đó. Hai cánh tay và thân xác của Người, thay vì bị co quắp
trong đau đớn khổ hình, lại được trình bày trong tư thế hết sức mềm mại và
thoải mái: Tư thế của người cầu nguyện, tư thế của linh mục cầu nguyện và dâng
lễ vật nới bàn thờ, tư thế của đôi bàn tay nâng lên để đọc kinh "Lạy
Cha".
Thiên Chúa yêu thế
gian đến nỗi ban Con Một mình.
Thời đại chúng ta,
nhiều người bị thử thách trước một nhận xét đầy bi quan: ‘Thế gian thật là thối
nát, không thể làm gì để cứu vãn được’ chúng ta cũng dễ hiểu sự chán nản, vẻ
khó chịu của những người thức thời đứng trước bao cảnh trớ trêu: Bạo lực, bắt
cóc các con tin, ích kỷ có tính tập thể và cá nhân, đê tiện đủ loại, cảnh người
bóc lột người, sa đọa luân lý, mất lương tâm nghề nghiệp, lạm đụng việc dối trá
trong việc phổ biến ý thức hệ hay quảng cáo, đàn áp dư luận quần chúng, tình
trạng vỡ mộng... Chính Thiên Chúa cũng biết tất cả những sự việc đó? Tuy thế,
Người vẫn yêu mến thế gian này. Người không chịu để sự xấu ác của nó lộng hành.
Người muốn cứu độ nó. Thiên Chúa thương đi ngược lại chúng ta. Đối với chúng
ta, thế gian này xem ra rất tồi tệ và xấu ác, thế mà Thiên Chúa vẫn yêu thương
nó. Thiên Chúa như say mê trước công cuộc tạo dựng chưa hoàn tất của mình, mà
Người đang hướng đến nó sự hoàn hảo. Thế gian không thể phi lý. Nếu chúng ta
chấp nhận cách nhìn của Thiên Chúa, một ‘cái nhìn yêu thương’, thì lúc đó, thay
vì tiếp tục rên rỉ kêu than, chúng ta sẽ hiến mạng sống cho anh em.
Người đã ban cho Con
Một mình
Hai động từ diễn tả
thái độ của Thiên Chúa: "Yêu và cho"! Ta hãy cầu nguyện dựa vào những
tác động mà hai từ đó gợi lên.
Ta cũng nên lưu ý
tĩnh từ được áp dụng cho Đức Giêsu: “Một" hay "độc nhất" (tiếng
Hy Lạp là ‘Monogénes’). Từ này chỉ có thánh Gioan sử dụng. Nó được đưa vào
trong kinh Tin kính: "Tôi tin Chúa Giêsu Kitô, con một Thiên Chúa".
Tiếng này làm cho chúng ta vượt qua khỏi những vẻ bề ngoài tràng giang, tiến
sâu vào các thế giới bên kia: Đức Giêsu là đối tượng tử hệ tuyệt đối độc nhất
của Thiên Chúa. Đàng khác, tiếng này cũng nhắc lại một hồi tưởng Kinh thánh.
Trong ký ức của Israel người ta luôn nhớ đến một người con độc nhất khác, được
cha hết sức yêu quý thế mà người cha đầy tình yêu thương này lại chấp nhận một
cách kỳ diệu ‘hy sinh’, ‘ban tặng’ đứa con đó: thánh Gioan nhớ rất rõ câu
chuyện Abraham và đứa con trai của ông Isaac (St 22,2-16).
Tình yêu của Thiên
Chúa đối với thế gian, khiến Người ban tặng "Con Một" Người, Gioan sẽ
diễn tả tình yêu đó bằng năm kiểu nói, để không ai còn có thể nghĩ ngược lại
được: “Thiên Chúa không muốn con người phải hư mất", Người đã tạo dựng mọi
sự để tất cả được tồn tại (Kn 1,13).
- Thiên Chúa muốn cho
con người được sống đời đời: đó là một "sự sống từ trời" được ban
tặng (Ga 3,3).
- Thiên Chúa không
muốn kết án thế gian: nghĩa là toàn thể nhân loại.
- Thiên Chúa muốn cứu
độ thế gian; thánh ý của Thiên Chúa là mọi người đều được cứu độ.
- Công trình của Con
Người cũng là "công trình của Thiên Chúa" (1Tm 2,4).
Ai tin vào con của
Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.
Thiên Chúa là
"Đấng hằng sống" tuyệt vời, sự sống là của quý giá nhất mà con người
có thể chiếm hữu. Thiên Chúa đã quyết định thông truyền sự sống của Người, cho
người con sự sống thần thiêng và vĩnh cửu ý định "cứu độ phổ quát"
của Thiên Chúa thật rõ ràng: Nhưng để công cuộc cứu độ được thành tựu, con
người còn phải chấp nhận "ân huệ" đó. Hiển nhiên không thể tương
tượng được rằng, một người nhất định khước từ Thiên Chúa, lại bị cưỡng chế và
áp lực phải sống bên cạnh Người, bất chấp ý muốn của họ. Làm như thế, thì thật
sự là tạo một thứ "hỏa ngục". Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng tự do
của con người: Kẻ nào không muốn "sự sống" mà Thiên Chúa tặng ban cho
mọi người, kẻ đó sẽ ở trong sự chết? Liệu có một người nào đó khăng khăng chối
từ như thế? Đó là bí mật đáng sợ của cái chết, vào giây phút mà con người được
giải thoát khỏi cảnh u tối trần gian, thực sự "đối diện với Thiên
Chúa".
Vì Thiên Chúa sai Con
của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian. Nhưng là để thế gian nhờ
Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án;
những kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào Danh của Con Một
Thiên Chúa. Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã
chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.
Trích đoạn trên làm
cho chúng ta khá choáng váng.
Đoạn văn quả quyết
hai điều:
- Một là: Thiên Chúa
không lên án ai. Người muốn cứu độ tất cả vì Người yêu thương hết mọi người.
- Hai là: Chính con
người tự xét xử và lên án mình, khi nó cố chấp khước từ Thiên Chúa.
Như thế, việc
"lên án" không phải là một hành vi ở bên ngoài con người. Nhưng trớ
trêu thay, nó lại là sự việc của chính con người đó, khi họ có thái độ khước từ
tình yêu Thiên Chúa, được biểu lộ trong việc "Con Một của Người hiến
thân" cho đến hy sinh thập giá. Chính Thiên Chúa làm mọi sự. Người đã đi
đến cùng sự cứu độ. Mọi sự diễn tiến như thể việc "lên án" không
thuộc về thế giới Thiên Chúa, nhưng đó là một thực tại ở bên ngoài Vương Quốc:
Những kẻ khước từ ánh sáng "diện kiến" tự kết án mình trở thành một
thế giới "ở bên ngoài" Thiên Chúa; một thế giới chết chóc, một thế
giới không có sự sống đời đời.
Chúng ta cần ghi nhận
rằng, "bi kịch của thái độ vô tín" không chỉ là một vấn đề hiện tại.
Nó xuất hiện ngay giữa Tin Mừng. Nếu ta muốn kéo dài sứ vụ của Đức Giêsu, thì
chúng ta không được phép lên án ai, mà phải ước muốn cứu giúp mọi anh em mình,
phải làm tất cả để đạt được điều đó. Ai xét xử anh em mình, thì làm điều trái
ngược Thiên Chúa; kẻ đó tự đặt mình ra ngoài thế giới của Thiên Chúa "Đấng
không đến để xét xử".
Nhưng kẻ sống theo sự
thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: "Mọi việc họ làm đều hợp
ý Thiên Chúa"
Sau hết, niềm vui của
tín hữu là hưởng trước những gì sẽ là niềm vui vĩnh cửu được diện kiến với
Thiên Chúa. Đối với họ, sự sống đời đời đã khởi sự. Họ đã nhận biết tình yêu
Thiên Chúa đối với mọi người. Họ sống tình yêu đó mỗi ngày. Họ không ngừng tạ
ơn tình yêu đó và ‘sự sống vĩnh cửu’ này đã khởi sự, đó là một sự sống đầy sinh
động. Các Kitô hữu từ lâu đã thường nói đến sự sống vĩnh cửu nhờ một thứ ngôn
ngữ và những hình ảnh gần với Niết bàn (nirvầna) của Phật giáo hơn là quan niệm
của thánh Gioan: Đó là một ’sự nghỉ ngơi đời đời’. Đối với Tin Mừng thứ tư, đó
là một ‘sự sống vĩnh cửu’, tràn đầy sinh động và niềm vui, chớ không phải là
một sự nghỉ ngơi tẻ nhạt. Ở đấy, theo văn bản Hy Lạp, Gioan đã nói: "Kẻ
nào hành động theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng" . Sống là “hành
động"! Đó là những "hành động", những "việc làm";
những "công trình". Và đây là điều làm ta ngỡ ngàng: lúc đó, những
"việc làm của con người" cũng được công nhận như những "việc làm
của Thiên Chúa”. Đó là cuộc sống vĩnh cửu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét