Bầu khí tiền thượng hội đồng về gia đình bắt đầu sôi động
Liên tiếp mấy ngày nay, tin tức liên quan tới thượng hội đồng về gia đình vào tháng Mười tới càng ngày càng dồn dập.
Đừng tán gẫu
Đến nỗi, theo CNA/EWTN News ngày 25 tháng Ba, trong buổi yết kiến hàng tuần vừa rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa xin tín hữu cầu nguyện cho thượng hội đồng vừa yêu cầu họ “đừng tán gẫu” về nó.
Đức Phanxicô cho hay, thượng hội đồng cần lời cầu nguyện “để Giáo Hội ngày càng cam kết hơn và hợp nhất hơn trong chứng tá của mình đối với tình yêu và lòng từ bi của Chúa dành cho mọi gia đình”.
Lời cầu nguyện trên phải theo chiều hướng cảm thương, một chiều hướng chắc chắn sẽ điều hướng kết quả cuối cùng của thượng hội đồng và là tâm điểm của tông huấn hậu thượng hội đồng đầu tiên của Đức Phanxicô vào năm 2016. Ngài nói: “tôi xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho thượng hội đồng, để nó phản ảnh lòng cảm thương mà Đấng Chăn Chiên Lành vốn dành cho đàn chiên của Người, nhất là cho những người và những gia đình, vì nhiều lý do khác nhau, đang ‘bị xách nhiễu và bơ vơ, như chiên không có người chăn’”.
Theo Sở Thông Tin Vatican (VIS), Đức Giáo Hoàng đề nghị tín hữu đọc Kinh Cầu Cho Thượng Hội Đồng từ nay cho tới ngày khai mở thượng hội đồng vào tháng Mười. Lời kinh này, chính ngài mô tả như sau: “Tôi muốn lời kinh này, cũng như toàn bộ hành trình của Thượng Hội Đồng, được linh hứng bởi lòng cảm thương của Đấng Chăn Chiên Lành dành cho đàn chiên của Người”.
Với lời lẽ trên, Đức Phanxicô rõ ràng ấn định hướng đi cho toàn bộ diễn trình của thượng hội đồng: tập chú vào lòng cảm thương của Đấng Chăn chiên Lành dành cho đàn chiên của Người nhất là những con chiên ‘bị xách nhiễu và bơ vơ’. Ra ngoài tập chú ấy chỉ là “tán gẫu”.
Đức Phanxicô không cho hay các hình thức “tán gẫn” khi bàn tới thượng hội đồng sắp tới là như thế nào. Nhưng “tán gẫu” thường phải diễn ra giữa một số đông người, không ai “tán gẫu” một mình. Thành thử ta an tâm trong việc không coi những lời phát biểu của các vị như Đức Hồng Y Burke, Đức Hồng Y Tagle và Đức Hồng Y Kasper trong mấy ngày qua là “tán gẫu”.
Đức và Phi Châu
Kể cả nhận định gần đây của Đức Hồng Y Paul Josef Cordes cũng không phải là “tán gẫu”. Theo Catholic World News ngày 24 tháng Ba, vị Hồng Y này chỉ trích vị lãnh đạo khác của Giáo Hội Đức là Đức Hồng Y Reinhard Marx, vì đã tuyên bố rằng Giáo Hội Đức sẽ không chờ được Rôma chấp thuận mới cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ.
Người ta còn nhớ, trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng Hai năm nay, Đức Hồng Y Marx (không phải ông Karl Marx!), chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, tuyên bố rõ ràng rằng “chúng tôi không phải là một chi nhánh của Rôma (!)” và “chúng tôi không thể đợi thượng hội đồng bảo chúng tôi phải lên khuôn việc chăm sóc mục vụ của mình ra sao đối với hôn nhân và gia đình (!)”.
Trong một lá thư gửi chủ bút tờ Die Tagespost, Đức Hồng Y Cordes cho hay: ngài quyết định “phản đối công khai một số những lời nói [ấy] ngõ hầu giới hạn sự mù mờ chúng có thể gây ra”. Theo ngài, các tuyên bố của Đức Hồng Y Marx cho thấy sự “mập mờ thần học khiến bạn ngỡ ngàng”. Ngôn từ của Đức Hồng Y Marx xứng với [cuộc tán gẫu] phòng trà hơn là cuộc thảo luận thần học và chắc chắn không “thấm nhiễm tinh thần communio [hiệp thông] chút nào”.
Đức Hồng Y Cordes, người Đức, là chủ tịch hồi hưu của Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, cho hay: các giám mục Đức ngày nay không có tư cách giáo huấn thế giới Công Giáo. Trưng dẫn sự sa sút đức tin Công Giáo tại Đức, mà thống kê cho thấy chỉ có 16% những người tự cho mình là Công Giáo Đức còn tin vào một Thiên Chúa có bản vị, Đức Hồng Y nhận định: “Thành thử không còn lý do nào để tự vênh vang về đức tin của mình nếu ta chịu so sánh với các quốc gia khác”.
Viết thế, có lẽ để trả lời câu tuyên bố “xanh rờn” của Đức Hồng Y Marx khi, theo CNA/EWTN News ngày 24 tháng Ba, ngài cho rằng có “nhiều mong chờ muốn Đức giúp Giáo Hội mở cửa và ‘tiến theo những nẻo đường mới’”.
Nói đến các nước khác, chắc chắn Đức Hồng Y Cordes nghĩ tới các nước Phi Châu. Vì nhà báo John Allen Jr., trong bài viết ngày 24 tháng Ba, tựa là The ‘African moment’ in global Catholicism gathers steam (Thời điểm Phi Châu trong Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu đang tăng tốc), cho rằng: “điều đã rõ ràng là một trong các đại chiều hướng của thời ta là việc xuất hiện của Giáo Hội tại Phi Châu” và việc Giáo Hội này tự tin vai trò của mình trong Giáo Hội hoàn cầu. Niềm tự tin này xuất hiện rõ trong thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và còn sẽ rõ ràng hơn nữa trong thượng hội đồng về gia đình năm 2015.
Niềm tự tin trên rất dễ hiểu: trong thế kỷ 20, số người Công Giáo vùng hạ Saraha của Phi Châu tăng từ 1.9 triệu lên hơn 130 triệu, tức 6,708 phần trăm! Họ khởi đầu thế kỷ với ít hơn 1% dân số Công Giáo hoàn cầu và kết thúc thế kỷ ấy với 16% dân số ấy. Ơn kêu gọi cũng tăng nhanh: chủng viện Bigard Memorial ở Nam Nigeria với 1,225 chủng sinh, là chủng viện hiện lớn nhất thế giới, tương đương với 1/4 tổng số các chủng sinh của toàn Hoa Kỳ!
John Allen nhận định: “ta có thể cho rằng người Phi Châu hiện nay là những người Đức mới, theo nghĩa người Công Giáo Đức trong nhiều năm vốn có khả năng ảnh hưởng tới việc dự án mục vụ nào tại thế giới đang phát triển được thăng tiến và dự án mục vụ nào không được thăng tiến do các quỹ ngoại viện đáng kể của họ như Misereor và Adveniat”. Theo nhà báo này: có được các qũy ấy, Giáo Hộ Đức phải dựa vào hệ thống “thuế nhà thờ”, nay thì thứ thuế ấy đang giảm dần. Đức Hồng Y Marx hình như không muốn nhìn vào khía cạnh thực tế này mà chỉ nhìn vào “vang bóng một thời” để “vênh vang”.
Khía cạnh “vang bóng” đó nay đang chuyển về Phi Châu, vì theo John Allen, các vị giám mục Phi Châu ảnh hưởng tới việc giáo xứ nào hay địa điểm truyền giáo nào ở Tây Phương có thể tiếp tục sống còn dựa trên quyết định có nên hay không gửi các nhà truyền giáo Phi Châu tới đó phục vụ.
Về lãnh vực “chiến tranh văn hóa”, đại đa số người Công Giáo Phi Châu thuộc cánh hữu theo định nghĩa của Tây Phương: nghĩa là có chủ trương truyền thống về đạo đức tính dục: đồng tính, phá thai, dựa trên giáo huấn Công Giáo và cả các phong tục tập quán văn hóa của họ nữa.
Từ 461 linh mục...
Như thế, ai là người đang tán gẫu đây? Phải chăng là 461 linh mục mới đây tại Anh? Theo Catholic World News ngày 24 tháng Ba, 461 linh mục này đã ký một bản tuyên bố “tuyệt đối trung thành với các tín lý truyền thống liên quan tới hôn nhân và ý nghĩa đích thực của tính dục con người”, đặt nền tảng trên Lời Thiên Chúa và được huấn quyền Giáo Hội dạy dỗ trong hai ngàn năm qua, và kêu gọi”một tuyên bố rõ ràng và cương quyết” về các giáo huấn này tại cuộc họp vào tháng Mười này của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Bản tuyên bố trên được công bố trên tờ Catholic Herald. Theo đó, các linh mục nhấn mạnh tới sự quan trọng phải duy trì kỷ luật của Giáo Hội vốn cấm các người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ. Về điểm này, bản tuyên bố viết: điều tối quan trọng là “tín lý và thực hành phải luôn hoà hợp với nhau một cách vững chắc và bất khả phân ly”.
Trong số những vị ký tên, người ta thấy các thần học gia linh mục Aidan Nichols và linh mục John Saward, nhà vật lý học của Đại Học Oxford là cha Andrew Pinsent. Cha Robert Billing, phát ngôn viên giáo phận Lancaster, Cha Tim Finigan, một blogger và phụ trách một mục của Catholic Herald, và cha Julian Large, trưởng Nhà Nguyện London Oratory, cũng ký tên trên bản tuyên bố này. Một trong các linh mục ký tên trên bản tuyên bố cho hay đáng lẽ còn nhiều giáo sĩ khác cũng muốn ký tên trên bản tuyên bố, nhưng có áp lực mạnh từ các giới chức cao cấp trong Giáo Hội khiến các vị này không dám ký.
Nếu đúng như thế, thì rất có thể bản tuyên bố này bị xếp vào loại “tán gẫu”. Dù mới đây, Đức Hồng Y Kasper, người vốn được Đức Phanxicô nể vì, thúc giục các tín hữu trình bày các nhận định của họ cho các vị giám mục sở tại. Ít nhất thì đây cũng là nhận định của Đức Hồng Y Vincent Nichols, giáo chủ Anh.
Qua vị giáo chủ Anh và Wales...
Thực vậy, theo Catholic World News ngày 25 tháng Ba, vị Hồng Y này lớn tiếng khuyến cáo các linh mục không nên can dự vào cuộc tranh luận công khai về các vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận tại cuộc họp vào tháng Mười của thượng hội đồng Giám mục.
Phản ứng đối với bản tuyên bố do 461 linh mục Anh và Wales ký kêu gọi phải có lời công bố rõ rệt ủng hộ giáo huấn Công Giáo truyền thống về gia đình, Đức Hồng Y Nichols cho hay: việc thảo luận các vấn đề như thế “không tốt đẹp chút nào khi diễn tiến qua báo chí". Ngài nói rằng: “Mọi linh mục ở Anh và ở Wales vốn được yêu cầu suy nghĩ về cuộc thảo luận của Thượng Hội Đồng”. Tuy nhiên, ngài cho hay “các kênh truyền thông đã được thiết lập” giúp các linh mục chuyển đạt ý kiến qua các giám mục của họ.
Như thế, tán gẫu, theo nhận định của Đức Hồng Y Vincent Nichols, không hẳn là vấn đề nội dung thảo luận cho bằng kênh thảo luận. Nói “trên mái nhà” như 461 linh mục Anh và Wales là tán gẫu, còn nói qua các giám mục là thảo luận trong tinh thần thượng hội đồng.
Tới Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng
Nhưng, theo Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, thì tán gẫu rất có thể chỉ là vấn đề nội dung. Thực vậy, theo Catholic World News ngày 25 tháng Ba, vị Hồng Y này nói với các giám mục Slovakia ngày 24 tháng Ba rằng “cuộc cách mạng vĩ đại” của Đức Giáo Hoàng là “cuộc cách mạng của ngôn ngữ và thái độ, trong sự trung thành toàn bộ với tín lý mọi thời, cuộc cách mạng của dịu dàng và yêu thương”.
Ngài cho hay Đức Giáo Hoàng dạy chúng ta “đừng nhẫn nhục trong chủ bại và đừng tránh né đa cực hóa”. Có “một phong thái mới, trong đó các nội dung không thể bác bỏ của Tin Mừng về sự sống thẩy đều được tái xác định và tuyên xưng” trong khi “tránh được cơn cám dỗ muốn áp đặt những gánh nặng không ai chịu nổi”.
Đừng tán gẫu
Đến nỗi, theo CNA/EWTN News ngày 25 tháng Ba, trong buổi yết kiến hàng tuần vừa rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa xin tín hữu cầu nguyện cho thượng hội đồng vừa yêu cầu họ “đừng tán gẫu” về nó.
Đức Phanxicô cho hay, thượng hội đồng cần lời cầu nguyện “để Giáo Hội ngày càng cam kết hơn và hợp nhất hơn trong chứng tá của mình đối với tình yêu và lòng từ bi của Chúa dành cho mọi gia đình”.
Lời cầu nguyện trên phải theo chiều hướng cảm thương, một chiều hướng chắc chắn sẽ điều hướng kết quả cuối cùng của thượng hội đồng và là tâm điểm của tông huấn hậu thượng hội đồng đầu tiên của Đức Phanxicô vào năm 2016. Ngài nói: “tôi xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho thượng hội đồng, để nó phản ảnh lòng cảm thương mà Đấng Chăn Chiên Lành vốn dành cho đàn chiên của Người, nhất là cho những người và những gia đình, vì nhiều lý do khác nhau, đang ‘bị xách nhiễu và bơ vơ, như chiên không có người chăn’”.
Theo Sở Thông Tin Vatican (VIS), Đức Giáo Hoàng đề nghị tín hữu đọc Kinh Cầu Cho Thượng Hội Đồng từ nay cho tới ngày khai mở thượng hội đồng vào tháng Mười. Lời kinh này, chính ngài mô tả như sau: “Tôi muốn lời kinh này, cũng như toàn bộ hành trình của Thượng Hội Đồng, được linh hứng bởi lòng cảm thương của Đấng Chăn Chiên Lành dành cho đàn chiên của Người”.
Với lời lẽ trên, Đức Phanxicô rõ ràng ấn định hướng đi cho toàn bộ diễn trình của thượng hội đồng: tập chú vào lòng cảm thương của Đấng Chăn chiên Lành dành cho đàn chiên của Người nhất là những con chiên ‘bị xách nhiễu và bơ vơ’. Ra ngoài tập chú ấy chỉ là “tán gẫu”.
Đức Phanxicô không cho hay các hình thức “tán gẫn” khi bàn tới thượng hội đồng sắp tới là như thế nào. Nhưng “tán gẫu” thường phải diễn ra giữa một số đông người, không ai “tán gẫu” một mình. Thành thử ta an tâm trong việc không coi những lời phát biểu của các vị như Đức Hồng Y Burke, Đức Hồng Y Tagle và Đức Hồng Y Kasper trong mấy ngày qua là “tán gẫu”.
Đức và Phi Châu
Kể cả nhận định gần đây của Đức Hồng Y Paul Josef Cordes cũng không phải là “tán gẫu”. Theo Catholic World News ngày 24 tháng Ba, vị Hồng Y này chỉ trích vị lãnh đạo khác của Giáo Hội Đức là Đức Hồng Y Reinhard Marx, vì đã tuyên bố rằng Giáo Hội Đức sẽ không chờ được Rôma chấp thuận mới cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ.
Người ta còn nhớ, trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng Hai năm nay, Đức Hồng Y Marx (không phải ông Karl Marx!), chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, tuyên bố rõ ràng rằng “chúng tôi không phải là một chi nhánh của Rôma (!)” và “chúng tôi không thể đợi thượng hội đồng bảo chúng tôi phải lên khuôn việc chăm sóc mục vụ của mình ra sao đối với hôn nhân và gia đình (!)”.
Trong một lá thư gửi chủ bút tờ Die Tagespost, Đức Hồng Y Cordes cho hay: ngài quyết định “phản đối công khai một số những lời nói [ấy] ngõ hầu giới hạn sự mù mờ chúng có thể gây ra”. Theo ngài, các tuyên bố của Đức Hồng Y Marx cho thấy sự “mập mờ thần học khiến bạn ngỡ ngàng”. Ngôn từ của Đức Hồng Y Marx xứng với [cuộc tán gẫu] phòng trà hơn là cuộc thảo luận thần học và chắc chắn không “thấm nhiễm tinh thần communio [hiệp thông] chút nào”.
Đức Hồng Y Cordes, người Đức, là chủ tịch hồi hưu của Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, cho hay: các giám mục Đức ngày nay không có tư cách giáo huấn thế giới Công Giáo. Trưng dẫn sự sa sút đức tin Công Giáo tại Đức, mà thống kê cho thấy chỉ có 16% những người tự cho mình là Công Giáo Đức còn tin vào một Thiên Chúa có bản vị, Đức Hồng Y nhận định: “Thành thử không còn lý do nào để tự vênh vang về đức tin của mình nếu ta chịu so sánh với các quốc gia khác”.
Viết thế, có lẽ để trả lời câu tuyên bố “xanh rờn” của Đức Hồng Y Marx khi, theo CNA/EWTN News ngày 24 tháng Ba, ngài cho rằng có “nhiều mong chờ muốn Đức giúp Giáo Hội mở cửa và ‘tiến theo những nẻo đường mới’”.
Nói đến các nước khác, chắc chắn Đức Hồng Y Cordes nghĩ tới các nước Phi Châu. Vì nhà báo John Allen Jr., trong bài viết ngày 24 tháng Ba, tựa là The ‘African moment’ in global Catholicism gathers steam (Thời điểm Phi Châu trong Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu đang tăng tốc), cho rằng: “điều đã rõ ràng là một trong các đại chiều hướng của thời ta là việc xuất hiện của Giáo Hội tại Phi Châu” và việc Giáo Hội này tự tin vai trò của mình trong Giáo Hội hoàn cầu. Niềm tự tin này xuất hiện rõ trong thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và còn sẽ rõ ràng hơn nữa trong thượng hội đồng về gia đình năm 2015.
Niềm tự tin trên rất dễ hiểu: trong thế kỷ 20, số người Công Giáo vùng hạ Saraha của Phi Châu tăng từ 1.9 triệu lên hơn 130 triệu, tức 6,708 phần trăm! Họ khởi đầu thế kỷ với ít hơn 1% dân số Công Giáo hoàn cầu và kết thúc thế kỷ ấy với 16% dân số ấy. Ơn kêu gọi cũng tăng nhanh: chủng viện Bigard Memorial ở Nam Nigeria với 1,225 chủng sinh, là chủng viện hiện lớn nhất thế giới, tương đương với 1/4 tổng số các chủng sinh của toàn Hoa Kỳ!
John Allen nhận định: “ta có thể cho rằng người Phi Châu hiện nay là những người Đức mới, theo nghĩa người Công Giáo Đức trong nhiều năm vốn có khả năng ảnh hưởng tới việc dự án mục vụ nào tại thế giới đang phát triển được thăng tiến và dự án mục vụ nào không được thăng tiến do các quỹ ngoại viện đáng kể của họ như Misereor và Adveniat”. Theo nhà báo này: có được các qũy ấy, Giáo Hộ Đức phải dựa vào hệ thống “thuế nhà thờ”, nay thì thứ thuế ấy đang giảm dần. Đức Hồng Y Marx hình như không muốn nhìn vào khía cạnh thực tế này mà chỉ nhìn vào “vang bóng một thời” để “vênh vang”.
Khía cạnh “vang bóng” đó nay đang chuyển về Phi Châu, vì theo John Allen, các vị giám mục Phi Châu ảnh hưởng tới việc giáo xứ nào hay địa điểm truyền giáo nào ở Tây Phương có thể tiếp tục sống còn dựa trên quyết định có nên hay không gửi các nhà truyền giáo Phi Châu tới đó phục vụ.
Về lãnh vực “chiến tranh văn hóa”, đại đa số người Công Giáo Phi Châu thuộc cánh hữu theo định nghĩa của Tây Phương: nghĩa là có chủ trương truyền thống về đạo đức tính dục: đồng tính, phá thai, dựa trên giáo huấn Công Giáo và cả các phong tục tập quán văn hóa của họ nữa.
Từ 461 linh mục...
Như thế, ai là người đang tán gẫu đây? Phải chăng là 461 linh mục mới đây tại Anh? Theo Catholic World News ngày 24 tháng Ba, 461 linh mục này đã ký một bản tuyên bố “tuyệt đối trung thành với các tín lý truyền thống liên quan tới hôn nhân và ý nghĩa đích thực của tính dục con người”, đặt nền tảng trên Lời Thiên Chúa và được huấn quyền Giáo Hội dạy dỗ trong hai ngàn năm qua, và kêu gọi”một tuyên bố rõ ràng và cương quyết” về các giáo huấn này tại cuộc họp vào tháng Mười này của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Bản tuyên bố trên được công bố trên tờ Catholic Herald. Theo đó, các linh mục nhấn mạnh tới sự quan trọng phải duy trì kỷ luật của Giáo Hội vốn cấm các người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ. Về điểm này, bản tuyên bố viết: điều tối quan trọng là “tín lý và thực hành phải luôn hoà hợp với nhau một cách vững chắc và bất khả phân ly”.
Trong số những vị ký tên, người ta thấy các thần học gia linh mục Aidan Nichols và linh mục John Saward, nhà vật lý học của Đại Học Oxford là cha Andrew Pinsent. Cha Robert Billing, phát ngôn viên giáo phận Lancaster, Cha Tim Finigan, một blogger và phụ trách một mục của Catholic Herald, và cha Julian Large, trưởng Nhà Nguyện London Oratory, cũng ký tên trên bản tuyên bố này. Một trong các linh mục ký tên trên bản tuyên bố cho hay đáng lẽ còn nhiều giáo sĩ khác cũng muốn ký tên trên bản tuyên bố, nhưng có áp lực mạnh từ các giới chức cao cấp trong Giáo Hội khiến các vị này không dám ký.
Nếu đúng như thế, thì rất có thể bản tuyên bố này bị xếp vào loại “tán gẫu”. Dù mới đây, Đức Hồng Y Kasper, người vốn được Đức Phanxicô nể vì, thúc giục các tín hữu trình bày các nhận định của họ cho các vị giám mục sở tại. Ít nhất thì đây cũng là nhận định của Đức Hồng Y Vincent Nichols, giáo chủ Anh.
Qua vị giáo chủ Anh và Wales...
Thực vậy, theo Catholic World News ngày 25 tháng Ba, vị Hồng Y này lớn tiếng khuyến cáo các linh mục không nên can dự vào cuộc tranh luận công khai về các vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận tại cuộc họp vào tháng Mười của thượng hội đồng Giám mục.
Phản ứng đối với bản tuyên bố do 461 linh mục Anh và Wales ký kêu gọi phải có lời công bố rõ rệt ủng hộ giáo huấn Công Giáo truyền thống về gia đình, Đức Hồng Y Nichols cho hay: việc thảo luận các vấn đề như thế “không tốt đẹp chút nào khi diễn tiến qua báo chí". Ngài nói rằng: “Mọi linh mục ở Anh và ở Wales vốn được yêu cầu suy nghĩ về cuộc thảo luận của Thượng Hội Đồng”. Tuy nhiên, ngài cho hay “các kênh truyền thông đã được thiết lập” giúp các linh mục chuyển đạt ý kiến qua các giám mục của họ.
Như thế, tán gẫu, theo nhận định của Đức Hồng Y Vincent Nichols, không hẳn là vấn đề nội dung thảo luận cho bằng kênh thảo luận. Nói “trên mái nhà” như 461 linh mục Anh và Wales là tán gẫu, còn nói qua các giám mục là thảo luận trong tinh thần thượng hội đồng.
Tới Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng
Nhưng, theo Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, thì tán gẫu rất có thể chỉ là vấn đề nội dung. Thực vậy, theo Catholic World News ngày 25 tháng Ba, vị Hồng Y này nói với các giám mục Slovakia ngày 24 tháng Ba rằng “cuộc cách mạng vĩ đại” của Đức Giáo Hoàng là “cuộc cách mạng của ngôn ngữ và thái độ, trong sự trung thành toàn bộ với tín lý mọi thời, cuộc cách mạng của dịu dàng và yêu thương”.
Ngài cho hay Đức Giáo Hoàng dạy chúng ta “đừng nhẫn nhục trong chủ bại và đừng tránh né đa cực hóa”. Có “một phong thái mới, trong đó các nội dung không thể bác bỏ của Tin Mừng về sự sống thẩy đều được tái xác định và tuyên xưng” trong khi “tránh được cơn cám dỗ muốn áp đặt những gánh nặng không ai chịu nổi”.
Vũ Van An3/25/2015(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét