VUI
HỌC THÁNH KINH
LỄ LÁ NĂM B
Tin Mừng thánh Máccô 14,1-15, 47
23
Chúng trao rượu pha mộc dược cho Người, nhưng Người không uống.24
Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau,
xem ai được cái gì.25 Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba.26
Bản án xử tội Người viết rằng: "Vua người Do-thái".27 Bên
cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên
trái. (28 Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Người bị liệt vào hạng
những tên phạm pháp.)
29
Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: "Ê, mi là kẻ phá
Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được,30 có giỏi thì xuống khỏi
thập giá mà cứu mình đi! "31 Các thượng tế và kinh sư cũng chế
giễu Người như vậy, họ nói với nhau: "Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu
nổi mình.32 Ông Ki-tô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây
giờ đi, để chúng ta thấy và tin." Cả những tên cùng chịu đóng đinh với
Người cũng nhục mạ Người.
33
Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín.34
Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: "Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma
xa-bác-tha-ni! " Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao
Ngài bỏ rơi con? "35 Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói:
"Kìa hắn kêu cứu ông Ê-li-a."36 Rồi có kẻ chạy đi lấy một
miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà
nói: "Để xem ông Ê-li-a có đến đem hắn xuống không."37 Đức
Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở.38 Bức màn trướng
trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới.39 Viên đại đội
trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói:
"Quả thật, người này là Con Thiên Chúa."
23 They gave him wine drugged with myrrh, but he did not take it.
24 Then they crucified him and divided his garments by casting lots for them to see what each should take.
25 It was nine o'clock in the morning when they crucified him.
26 The inscription of the charge against him read, "The King of the Jews.
23 They gave him wine drugged with myrrh, but he did not take it.
24 Then they crucified him and divided his garments by casting lots for them to see what each should take.
25 It was nine o'clock in the morning when they crucified him.
26 The inscription of the charge against him read, "The King of the Jews.
27 With him they crucified two revolutionaries, one on his right and one on his left.
28 ) 29 Those passing by reviled him, shaking their heads and saying, "Aha! You who would destroy the temple and rebuild it in three days,30 save yourself by coming down from the cross."
31 Likewise the chief priests, with the scribes, mocked him among themselves and said, "He saved others; he cannot save himself.
32 Let the Messiah, the King of
33 At
34 And at three o'clock Jesus cried out in a loud voice, "Eloi, Eloi, lema sabachthani?" which is translated, "My God, my God, why have you forsaken me?"
35 Some of the bystanders who heard it said, "Look, he is calling Elijah."
36 One of them ran, soaked a sponge with wine, put it on a reed, and gave it to him to drink, saying, "Wait, let us see if Elijah comes to take him down."
37 Jesus gave a loud cry and breathed his last.
38 The veil of the sanctuary was torn in two from top to bottom.
39 When the centurion who stood facing him saw how he breathed his last he said, "Truly this man was the Son of God!"
I.
HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này
là gì?
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết câu
Tin Mừng thánh Mc 15,37
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II.
TRẮC NGHIỆM
01. Người cầm chén rượu, dâng lời
tạ ơn, rồi trao cho các ông, Người bảo các ông: “Đây là máu thầy, máu Giao Ước,
đổ ra vì ai? (Mc 14,23-24)
a. Vì muôn người.
b. Các con.
c. Các người Do thái.
d. Các người công chính.
02. Đây là những môn đệ ở với Đức
Giêsu tại vườn Giệtsêmani? (Mc 14,33)
a. Ông Phêrô
b. Ông Giacôbê
c. Ông Gioan
d. Cả a, b và c đúng.
03. Ai đã nói với Đức Giêsu: “Ông
là vua do thái sao”? (Mc 15,2)
a. Ông Philatô.
b. Vua Hêrôđê.
c. Thượng tế Caipha.
d. Thượng tế Khanan.
04. Khi Đức Giêsu tắt thở, tại Đền
thờ Giêrusalem đã xảy ra điều gì? (Mc 15,38)
a. Bức màn trướng trong Đền thờ bỗng xé ra làm
hai từ trên xuống dưới.
b. Lửa cháy trong núi Cực thánh.
c. Mọi lễ vật đều bị thiêu hủy.
d. Nền Đền thờ bị rẽ làm đôi.
05. Khi chứng kiến việc Đức Giêsu
chết, ai đã nói: “Qủa thật, người này là con Thiên Chúa”? (Mc 15,39)
a. Viên đại đội trưởng.
b. Mẹ Maria.
c. Ông Philatô.
d. Ông Nicôđêmô.
III.Ô
CHỮ
Những
gợi ý
01. Tại làng nào, Đức Giêsu được
người phụ nữ xức dầu thơm cam tùng nguyên chất? (Mc 14,3)
02. Vị tông đồ, vì yếu đuối đã
chối Thầy mình tên là gì? (Mc 14,66-72)
03. Vị tông đồ đã đến gặp các
thượng tế để nộp Đức Giêsu cho họ tên là gì? (Mc 14,10)
04. Đức Giêsu phải vác thập giá
đến đâu? (Mc 15,22)
05. Khi Chúa
Giêsu tắt thở, bức màn trướng ở đâu bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới? (Mc
15,38)
06. Người đã
chết trên cậy thập giá. (Mc 15,37)
07. Ông
Simôn, người vác đõ thập giá của Đức Giêsu quê ở đâu? (Mc 15,21)
08. Quan tổng
trấn đã xét xử Đức Giêsu tên là gì? (Mc 15,1)
09. Người đã xin lãnh thi hài Đức
Giêsu tên là gì? (Mc 15,46)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC
THUỘC LÒNG
"Quả thật, người này là Con Thiên Chúa."
Tin Mừng thánh Máccô 15,39
Tin Mừng thánh Máccô 15,39
NGUYỄN
THÁI HÙNG
Lời
giải đáp
VUI
HỌC THÁNH KINH
LỄ LÁ NĂM B
I.
HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề :
Chúa Giêsu Chết Trên
Thập Giá.
* Tin Mừng thánh Mc
15,37 :
37
Đức Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở.
II.
Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. a. Vì muôn người (Mc 14,23-24)
02. d. Cả a, b và c đúng (Mc 14,33)
03. a. Ông Philatô (Mc 15,2)
04.
a. Bức màn trướng trong Đền thờ bỗng xé ra làm
hai từ trên xuống dưới (Mc 15,38)
05. a. Viên đại đội trưởng (Mc 15,39)
III.
Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Làng Bêtania (Mc 14,3)
02. Ông Phêrô (Mc 14,66-72)
03. Ông Giuđa (Mc 14,10)
04. Gôngôtha (Mc 15,22)
05. Đền
Thờ (Mc 15,38)
06. Đức
Giêsu (Mc 15,37)
07. Kyrênê
(Mc 15,21)
08. Quan tổng trấn Philatô (Mc 15,1)
09. Ông Giôxếp (Mc 15,46)
Hàng dọc : Thương Khó
GB. NGUYỄN
THÁI HÙNG
Chúa
Nhật Lễ Lá - Khởi đầu Tuần Thánh - Suy niệm về Tuần Thánh, Tuần Tử Nạn
Tuần Thánh, Tuần Tử Nạn bắt
đầu với Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay.
Trong Tuần Thánh này, Giáo Hội muốn
chúng ta bước theo chân Chúa Giêsu trên con Đường Tử Nạn, muốn chúng ta lắng
nghe từng lời nói xót xa, từng hơi thở đứt quảng, từng nhịp tim đau buốt tan
nát của Chúa Giêsu trên con đường thập giá; muốn chúng ta chú ý nhìn từng ánh
mắt thống khổ của Chúa Giêsu, từng bước thấp bước cao lao đao run rẩy, từng
giọt mồ hôi máu hãi hùng đổ ra trên khuôn mặt Chúa; muốn chúng ta cúi đầu ăn
năn đau đớn trước những lăng mạ nhục nhã, trước những làn roi da gút sắt quất
lên điên dại, trước những nhát búa thô bạo, trước những xô đẩy phủ phàng không
tiếc xót của những kẻ hành hạ đóng đinh Chúa; muốn chúng ta đau đớn chuộc lại
những lỗi lầm quá khứ, những tệ bạc thờ ơ và phản bội; muốn chúng ta sống một
cuộc đời mới trong Ơn Nghĩa Thánh Chúa; muốn chúng ta sống một cuộc đời cương
quyết trung thành theo Chúa cho đến cùng.
Trong
Tuần Thánh này, Chúa Giêsu bị dập vùi dưới đau khổ, dưới sự chết, nhưng kỳ diệu
thay, chúng ta lại thấy toàn là Thiên Chúa, toàn là siêu việt trong sự Tử nạn
của Ngài.
Thứ
nhất, về cái chết của Chúa Giêsu.
Cái
chết của Chúa Giêsu đã được nói đến một cách rất rõ ràng: hàng ngàn năm trước,
hàng trăm năm trước, các ngôn sứ đã loan báo rõ ràng từng chi tiết cụ thể về cái
chết của Đấng Cứu Thế.
Về phần
mình, Chúa Giêsu biết trước và nói trước một cách chắc chắn, về giờ và về hoàn
cảnh cái chết của mình, với từng chi tiết một.
Không
ai trong loài người chúng ta có thể biết được mình sẽ chết khi nào và sẽ chết
trong những hoàn cảnh nào? Chỉ có Chúa Giêsu biết được như vậy. Điều này chứng
minh Ngài là Con của Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa.
Thứ
hai, cái chết đầy tự do của Chúa Giêsu.
Chúa
Giêsu chọn cách chết cho mình, chọn giờ chết cho mình. Khi giờ chết của Ngài
chưa đến, không ai có thể giết được Ngài.
Không
ai trong loài người chúng ta có thể chọn cái chết cho mình, chọn giờ chết cho
mình. Chỉ có Chúa Giêsu làm được điều này. Điều này chứng minh Ngài là Con của
Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa.
Thứ ba,
về thái độ của Chúa Giêsu khi sắp chết.
Khi sắp
chết, Chúa Giêsu có những thái độ thật siêu phàm: nhân lành đối với các môn đệ
hèn nhát, bỏ Thầy để chạy trốn; dịu dàng với Giudà phản nộp Thầy; âu yếm với
Phêrô chối Thầy; tha thứ cho dân Do Thái vong ân; nhẫn nhục sống trọn thánh ý
của Chúa Cha; im lặng một cách lạ lùng trước bao nỗi ê chề đau khổ tủi nhục vu
oan cáo vạ.
Một con
người như chúng ta, dẫu là hiền nhân quân tử anh hùng đến đâu mặc lòng, không
thể nào có được những thái độ siêu phàm như Chúa Giêsu được. Điều này chứng
minh Chúa Giêsu là Con của Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa.
Thứ tư,
về những hiện tượng khi Chúa Giêsu tắt thở.
Khi
Chúa Giêsu tắt thở, màn Đền Thờ Giêrusalem bị xé ra, động đất dữ dội, núi đá
nứt nẻ, người chết ra khỏi mồ, mặt trời mất ánh sáng, bóng tối bao phủ không
gian, dân chúng Do Thái trên đồi Canvariô kinh khiếp đấm ngực bỏ chạy về nhà,
các quân sĩ Rôma hết sức ngơ ngác, viên sĩ quan Rôma chỉ huy cuộc đóng đinh
Chúa Giêsu, thốt lên to tiếng: “Người này thật là Con Đức Chúa Trời!”.
+++
Lạy
Chúa Giêsu! Chúa chết vì tội của người Do Thái. Chúa cũng chết vì tội của chúng
con.
Chính
tội của chúng con chỉ huy lưỡi đòng người lính vung lên đâm Chúa.
Chính
tội của chúng con đã mài giũa ngọn giáo thật sắc để đâm thủng Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu, trước tội lỗi nặng nề của chúng con, Chúa hoàn toàn nhắm mắt và tha
thứ, chỉ mong chúng con biết hối lỗi ăn năn, trở về với Chúa. Xin cho chúng con
biết xa lánh tội lỗi, thành thực ăn năn thống hối, thành tâm trở về với Chúa,
để được hạnh phúc phục sinh với Chúa.
Amen!
Linh
mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Hành trình đau khổ - Chúa Nhật Lễ Lá,
năm B
Người ta thường nói: “Khổ ải trần
gian” hoặc “Đời là bể khổ”. Vâng, “biển khổ” chứ không phải “sông khổ” hoặc “ao
khổ”.
Điều đó cho thấy kiếp người không
ngừng nối tiếp đau khổ, là một hành trình đau khổ triền miên. Có lẽ do vậy mà
khi sinh ra không ai cười, ai cũng “cất tiếng khóc chào đời”. Biết chấp nhận
thì có thể “hóa giải” đau khổ thành niềm vui, nếu không thì càng chồng chất
thêm đau khổ mà thôi.
Hơn 2000 năm trước, Thích Ca Mâu Ni
là người sống trong cung vàng điện ngọc, nhưng ông đã “giác ngộ” sau khi nhìn
thấy những cảnh khổ của kiếp người, thế nên ông quyết ngồi thiền dưới gốc bồ đề
để tu thân và “tâm niệm” Tứ Diệu Đế: Sinh là khổ, Bệnh là khổ, Lão là khổ, và
Khổ là khổ. Ông đã siêu thoát và được người ta tôn vinh là Đức Phật. Muốn thoát
đau khổ không gì hơn là đi xuyên qua đau khổ. Chúa Giêsu cưỡi lừa vào thành
Giêrusalem, được người ta tung hô khi tay họ cầm lá thiên tuế chào đón. Nhưng
đó cũng là lúc Ngài khởi đầu “hành trình đau khổ”.
TÔI TỚ ĐAU KHỔ
Ngôn sứ Isaia nhiều lần tiên báo về
“người tôi tớ đau khổ”. Ông cảm thấy Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho ông nói
năng như một người môn đệ, để ông biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Ông
xác nhận: “Sáng sáng Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn
đệ” (Is 50:4). Ông cho biết thêm: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn
tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui” (Is 50:5).
Ngôn sứ Isaia “không cưỡng lại” và
“không thoái lui” dù ông phải “đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người
ta giật râu” và “không che mặt khi bị mắng nhiếc, phỉ nhổ” (Is 50:6). Ông tin
mình “có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ”, vì thế, ông “không hổ thẹn” mà cứ
“trơ mặt ra như đá”. Thế nên ông biết mình sẽ “không phải thẹn thùng” (Is
50:7). Ông là hình ảnh của Đức Kitô, con người của đau khổ, khởi đầu “hành
trình đau khổ” từ Giêrusalem, ngay khi được người ta cầm những cành thiên tuế
tung hô là vua.
Tác giả Thánh vịnh mô tả về tình
trạng chịu nhục nhã ê chề:
Thấy
con ai cũng chê cười
Lắc
đầu, bĩu mỏ, buông lời mỉa mai:
“Nó
trông cậy Đức Chúa Trời
Cứ
để mặc Người giải cứu nó đi!” (Tv 22:8-9)
Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ
không chỉ bị khiêu khích, bị đau khổ về tinh thần mà còn bị đau khổ về thể lý:
Quanh
con bầy chó bao chặt chẽ
Bọn
ác nhân vây bủa trong ngoài
Chúng
đâm con thủng chân tay
Xương
con đếm được vắn dài, chúng xem (Tv 22:17-18)
Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ
bị đau khổ đến tận cùng, nhưng vẫn luôn trông cậy vào Thiên Chúa:
Áo
mặc ngoài chúng đem chia chác
Còn
áo trong cũng bắt thăm luôn
Chúa
là sức mạnh con nương
Cứu
mau, lạy Chúa, xin đừng đứng xa! (Tv 22:19-20)
Đồng
thời vẫn muốn tôn vinh Thiên Chúa trong chính những đau khổ của mình:
Con
nguyện sẽ loan truyền danh Chúa
Cho
anh em tất cả được hay
Và
trong đại hội dân Ngài
Con
xin dâng tiến một bài tán dương (Tv 22:23)
Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ
luôn trung tín với Thiên Chúa, tự động viên mình và khuyến khích người khác:
“Hỡi những ai kính sợ Đức Chúa, hãy ca tụng Người đi! Hỡi toàn thể giống nòi
Gia-cóp, nào hãy tôn vinh Người! Dòng dõi Ítraen tất cả, nào một dạ khiếp oai!”
(Tv 22:24).
CHẤP
NHẬN ĐAU KHỔ
Thánh Phaolô vừa phân tích vừa xác định: “Đức
Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị
ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân
nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2:6). Đạo cũng như
đời, người quyền cao chức trọng có mấy ai dám “vi hành” để hiểu rõ cảnh khổ của
người dân?
Trong tác phẩm Authority: Its Use and
Abuse (*) có kể một số “điểm son” của Đức cố GM Irumpen, GP Palakkad (Ấn Độ),
đáng để chúng ta noi gương: Mỗi Chúa nhật, ngài đến một giáo xứ nào đó mà không
báo trước, ngồi tòa giải tội khoảng 15-20 phút, dâng lễ, giảng lễ, dạy giáo lý,
và chuyện trò với giáo dân và linh mục quản xứ; ngài không bao giờ cho phép
người ta tổ chức tiếp tân chào mừng ngài tại các giáo xứ. Và tại tòa giám mục
hay ở bất cứ nơi đâu mà ngài ghé thăm, ngài không nhận bất cứ sự biệt đãi nào
dành cho mình; ngài cho rằng sự hào nhoáng bên ngoài (kiểu như đoàn xe đưa rước
trong những dịp đặc biệt) không phải là chứng nhân Tin Mừng mà là chứng nhân
của văn hóa thế tục; hằng ngày ngài dành thời gian từ 9 giờ đến 12 giờ để tiếp
bất cứ ai đến gặp, không cần hẹn trước; ngài không bao giờ nghỉ trưa; ngài chỉ
dự những lễ kỷ niệm chịu chức hay khấn dòng nếu những lễ ấy tổ chức ở nhà thờ
chính tòa; ngài không tổ chức mừng ngày kỷ niệm thụ phong giám mục của mình.
Năm nào ngài cũng mừng lễ bổn mạng, dịp các linh mục tĩnh tâm tháng vào ngày
19-3. Linh mục đoàn cùng nâng cốc chúc mừng và nhâm nhi chút bánh ngọt; ngài
không đưa lên bảng thông tin giáo phận các tin về hoạt động hay đi lại của ngài
trong giáo phận, mà chỉ thông tin cho mọi người biết trước về những trường hợp
ngài phải ra ngoài giáo phận quá một ngày, chẳng hạn khi ngài sắp đi dự họp Hội
Đồng Giám Mục,...; ngài không bao giờ đi nước ngoài, trừ phi đó là bổn phận bắt
buộc như về Rôma dịp Ad limina. Ngài không bao giờ đi nước ngoài để quyên tiền.
Ngài nói rằng các nhu cầu căn bản của giáo phận cần phải được gánh vác bởi
chính giáo dân trong giáo phận; không bao giờ có chuyện “phạt treo”, chẳng hạn
không cấp giấy chứng chỉ hôn phối vì người ta chưa đóng góp quĩ; ngài luôn ăn
mặc giản dị, ăn chay trường, và chẳng ai thấy hình ảnh của ngài trên báo chí;
ngài hưu trí tại nhà hưu của các linh mục cao niên. Cuộc đời ngài thật đơn giản,
tất cả đồ đạc xếp gọn trong một chuyến xe nhỏ; giáo phận tặng ngài một ô tô dịp
ngài về hưu, nhưng ngài không nhận, chỉ muốn được trợ cấp hưu bổng đúng theo
mức hưu dưỡng như các linh mục khác trong giáo phận; ngài không muốn xin viện
trợ từ bên ngoài để xây các nhà thờ to lớn. Nếu ai dâng hiến đất, ngài sẽ xây
một nhà thờ vừa phải với sự hỗ trợ của chính các giáo dân địa phương; văn phòng
của ngài là một gian phòng nhỏ trong một ngôi nhà cũ kỹ, không có bất cứ món
trang trí nào; ngài là một chứng nhân Tin Mừng, sống điều ngài rao giảng, cách
sống của ngài cho thấy rõ quyền bính là để phục vụ.
Tại Việt Nam có gương sáng của Đức cố
GM Cassaigne (người Pháp, quen gọi cha Sanh, nguyên giám mục GP Saigon), vị
tông đồ của người cùi. Ngài cũng đã từng rong ruổi khắp khu dân cư nghèo để
thấy rõ thực tế, cửa tòa giám mục cũng luôn rộng mở đón tiếp mọi người.
Những chứng nhân như vậy thật đáng
khâm phục vì đúng là những mục tử của Chúa, dám quên mình vì đoàn chiên.
Chúa Giêsu không chỉ là
Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ mà còn là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ-Khiêm-Nhường: “Ngài lại còn
hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl
2:7). Cái chết của Ngài khác thường là “chết trên thập giá”, loại khổ hình nhục
nhã nhất thời đó. Chính vì Ngài chịu đau khổ đến tột cùng mà “Thiên Chúa đã
siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl
2:9), danh hiệu ấy cao cả và quyền năng đến nỗi “khi vừa nghe danh thánh Giêsu,
cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2:10). Để
tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu
Kitô là Chúa” (Pl 2:11).
Trong cuộc sống, không ai muốn đau
khổ, nghĩa là ai cũng muốn sống sung sướng, muốn tận hưởng niềm hạnh phúc – tận
hưởng bằng mọi cách và càng nhiều càng tốt. Vì thế mà con người miệt mài đêm
ngày đi tìm hạnh phúc. Đau khổ luôn là điều bí ẩn đối với cuộc sống. Thậm chí
những người chấp nhận đau khổ có thể bị coi là “ngu xuẩn”, là “dại dột”, là
“điên khùng”.
Bất kỳ ở quốc gia nào, một bị cáo
đứng trước vành móng ngựa cũng có luật sư bào chữa. Trong Giáo hội Công giáo,
trước khi phong thánh cho ai thì cũng có 2 “phe”, một phe đưa ra các điều tốt
và một phe đưa ra các điều xấu – được gọi là “luật sư của quỷ”, phe luật sư này
sẽ đưa ra mọi thứ “bất lợi” cho ứng viên đến khi “chịu thua” mới thôi. Chẳng
hạn trường hợp của Chân phước GH Gioan XXIII, luật-sư-của-quỷ đã hết cách nên
đành “tố cáo” Gioan XXIII hồi nhỏ hay chơi diều.
Còn Chúa Giêsu, khi bị xét xử, dù
không ai thấy Ngài có tội gì ngoài “tội làm điều tốt”, không hề có luật sư bào
chữa. Phúc âm theo thánh sử Mác-cô ghi rõ rằng vừa tảng sáng, các thượng tế đã
họp bàn với các kỳ mục và kinh sư, tức là toàn thể Thượng Hội Đồng. Sau đó, họ
trói Đức Giêsu lại và giải đi nộp cho ông Philatô. Ông Philatô hỏi Ngài: “Ông
là vua dân Do Thái sao?” (Mc 15:2a). Chúa Giêsu trả lời: “Đúng như ngài nói đó”
(Mc 15:2b). “Đúng như ngài nói đó”, một câu nói đơn giản mà thâm thúy và khiêm
nhường. Chúa Giêsu không hề tự nhận là Vua-dân-Do-Thái mà tại người ta nói vậy.
Ngài chỉ tự nhận” là Con-Số-Không: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng
Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8:20; Lc 9:58) và “Tôi đến không phải để
được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc
muôn người” (Mc 10:45).
Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội,
nên ông Philatô lại hỏi: “Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ tố cáo ông
biết bao nhiêu tội!” (Mc 10:4). Nhưng Đức Giêsu không trả lời gì nữa, khiến ông
Philatô phải ngạc nhiên. Người hiểu thì không cần giải thích, người không hiểu
thì giải thích cũng vô ích.
Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Philatô
thường phóng thích cho dân một người tù, tuỳ ý họ xin. Khi ấy có tử tù “khét
tiếng” Baraba đang bị giam với những tên phiến loạn đã giết người trong một vụ
nổi dậy. Đám đông kéo nhau lên yêu cầu tổng trấn ban ân xá như thường lệ. Ông
Philatô hỏi: “Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do Thái
không?” (Mc 10:9). Ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà các thượng tế nộp Ngài.
Nhưng các thượng tế xách động đám đông đòi ông Philatô phóng thích Baraba. Bị
áp lực mạnh nên ông Philatô lại hỏi: “Vậy ta phải xử thế nào với người mà các
ông gọi là vua dân Do Thái?”. Họ la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mc
10:13). Ông Philatô muốn tha Chúa Giêsu vì thấy Ngài vô tội, nhưng ông ta hèn
nhát và sợ mất chức quyền, ông cù cưa: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?”
(Mc 10:14a). Nhưng họ càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mc 10:14b).
Vì muốn chiều lòng đám đông, ông
Philatô phóng thích Baraba và truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Ngài cho họ
đóng đinh vào thập giá. Lính điệu Đức Giêsu vào bên trong dinh tổng trấn, và
tập trung cả cơ đội lại. Chúng khoác cho Ngài một tấm áo điều, và kết một vòng
gai làm vương miện đặt lên đầu Ngài, rồi mỉa mai: “Vạn tuế đức vua dân Do
Thái!” (Mc 10:18). Chúng lấy cây sậy đập lên đầu Ngài, khạc nhổ vào Ngài. Chế
giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Ngài mặc áo lại như trước. Vải dính vào
những vết thương sẽ rất đau đớn khi bị giật áo ra. Cảnh tượng thật hãi hùng!
Thường thì các tử tội được ân huệ sau
cùng, nhưng Chúa Giêsu không hề được ân huệ cuối cùng nào, có chăng chỉ là chút
giấm chua. Bị hành hạ đủ kiểu, thương tích đầy mình, thế mà Ngài còn phải tự
vác thập giá đi lên đồi. Lúc ấy, có một người tên Simôn (gốc Kyrênê, từ miền
quê lên) đi ngang qua đó. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giêsu. Tới
Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ, chúng trao rượu pha mộc dược cho Ngài, nhưng Ngài
không uống. Chúng đè Ngài xuống và đóng đinh vào thập giá, rồi đem áo Ngài ra
bắt thăm mà chia nhau. Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba (khoảng 9 giờ
sáng).
Cùng bị đóng đinh với Ngài là hai tên
cướp. Ngài bị liệt vào hạng những tên phạm pháp. Kẻ qua người lại đều nhục mạ
Ngài, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây
lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi!” (Mc 10:29-30). Các
thượng tế và kinh sư cũng chế giễu Ngài như vậy, và kháo nhau: “Hắn cứu được
thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình”. Rồi họ thách thức: “Ông Kitô vua Ít-ra-en, cứ
xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin” (Mc 10:31-32).
Thậm chí cả một tên cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng không biết thân mà còn
nhục mạ Ngài.
Bóng tối bao phủ khắp mặt đất từ giờ
thứ sáu đến giờ thứ chín (khoảng 12 giờ tới 15 giờ). Một hiện tượng thiên nhiên
bất thường, vô cùng kỳ lạ. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-lôi,
Ê-lôi, la-ma-xa-bác-tha-ni!” – nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con,
sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 10:34). Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói:
“Kìa hắn kêu cứu ông Êlia”. Có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy
giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: “Để xem ông Êlia có
đến đem hắn xuống không”.
Đức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn,
rồi tắt thở. Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống
dưới. Lại một sự kiện lạ lùng nữa. Chính viên đại đội trưởng đứng đối diện với
Đức Giêsu, thấy Ngài tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, người này là Con
Thiên Chúa” (Mc 10:39). Thế là hoàn tất hành-trình-đau-khổ. Người không tin thì
đó là thất bại ê chề của Đức Kitô, nhưng họ lầm to. Đối với những người tin
Ngài thì đó là Ơn Cứu Độ. Giáo hội cùng chịu Đại Tang, không chỉ là quốc tang
mà còn là thế giới tang!
Lạy Chúa, chúng con thành tâm sám hối
và xin lỗi Chúa, xin thương xót và tha thứ. Xin cảm tạ Chúa Cha đã ban Đấng Cứu
Thế cho chúng con. Chúng con thật may mắn và hạnh phúc vì được tận hưởng Lòng
Thương Xót vô biên qua cái chết của Đức Kitô. Xin giúp chúng con can đảm sống
xứng đáng với Ơn Cứu Độ, kiên trì đi trọn hành trình đau khổ và làm chứng nhân
của Lòng Chúa Thương Xót, để chúng con cũng được cùng phục sinh với Chúa Con.
Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.
TRẦM
THIÊN THU
-----------------------------------------------------------------
(*) Authority: Its Use and Abuse (Sử dụng và
Lạm dụng quyền bính), sách của LM C.P. Varkey (NXB The Bombay Saint Paul
Society, 1999).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét