VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT PHỤC SINH NĂM B
Tin Mừng thánh Gioan 20,1-9
TIN MỪNG
1 Sáng sớm
ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì
thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn
đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và
chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."
3 Ông
Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia
chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước.5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những
băng vải còn ở đó, nhưng không vào.6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi.
Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó,7 và khăn che đầu Đức
Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra
một nơi.8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã
thấy và đã tin.9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh,
Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.
1 On the first day of the week, Mary of Magdala came to the tomb
early in the morning, while it was still dark, and saw the stone removed from
the tomb.
2 So she ran and went to
Simon Peter and to the other disciple whom Jesus loved, and told them,
"They have taken the Lord from the tomb, and we don't know where they put
him."
3 So Peter and the other
disciple went out and came to the tomb.
4 They both ran, but the other disciple ran faster than Peter and
arrived at the tomb first;5 he bent down and saw the burial cloths there, but
did not go in.
6 When Simon Peter arrived after him, he went into the tomb and
saw the burial cloths there,7 and the cloth that had covered his head, not with
the burial cloths but rolled up in a separate place.
8 Then the other disciple also went in, the one who had arrived
at the tomb first, and he saw and believed.
9For they did not yet understand the scripture that he had to
rise from the dead.
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết lại câu Tin Mừng thánh Gioan 20,2
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Người ra mộ sáng sớm ngày thứ
nhất trong tuần là ai? (Ga 20,1)
a.
Mẹ Maria
b.
Bà Maria Mácdala
c.
Ông Phêrô
d.
Ông Nicôđêmô
02. Ai là người đã phát hiện ra: tảng đá đã lăn khỏi mồ? (Ga
20,1)
a.
Mẹ Maria
b.
Bà Maria Mácdala
c.
Ông Phêrô
d.
Ông Gioan
03. Đây là lời bà Maria Mácdala nói với ông Phêrô (Ga 20,2)
a.
Chúa đã sống lại rồi.
b.
Chúa bảo các ông hãy đi Galilê và gặp thầy ở đó.
c. Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, và
chúng tôi chẳng biết họ để người ở đâu.
d.
Người ta đã cướp mất xác Chúa rồi.
04. Ai là người đã bước vào mộ Chúa Giêsu đầu tiên? (Ga 20,6)
a.
Mẹ Maria
b.
Bà Maria Mácdala
c.
Ông Phêrô
d.
Ông Gioan
05. Ông Phêrô và Gioan khi tới ngôi mộ chôn Đức Giêsu đã
nhìn thấy gì? (Ga 20,6-7)
a.
Một ngôi mộ trống.
b.
Những băng vải.
c.
Khăn che đầu Đức Giêsu.
d. Cả
a, b và c đúng.
III. Ô CHỮ
Những
gợi ý
01. Theo Thánh Kinh, ai phải trỗi
dậy từ cõi chết? (Ga 20,9)
02. Theo Thánh Kinh, Đức Giêsu
phải làm gì từ cõi chết? (Ga 20,9)
03. Từ ngôi mộ trở về, bà Maria
Mácdala đã gặp ai đầu tiên? (Ga 20,2)
04. Khi ra mộ, bà Maria Mácdala đã
nhìn thấy cái gì đã được lăn ra khỏi mộ? (Ga 20,1)
05. Khăn che đầu Đức Giêsu không
để lẫn với các băng vải, nhưng được làm gì và xếp riêng ra một nơi? (Ga 20,7)
06. Ai đã ra mộ Đức Giêsu vào sáng
sớm ngày thứ nhất trong tuần? (Ga 20,1)
07. Theo Thánh Kinh, Đức Giêsu
phải trỗi dậy từ đâu? (Ga 20,9)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV.
CÂTHÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
Theo Kinh
Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết.
Tin Mừng thánh Gioan 20,9
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT PHỤC SINH NĂM B
Tin Mừng thánh Gioan 20,1-9
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề :
Chúa đã
Phục sinh
* Bạn hãy viết lại câu Tin Mừng thánh Gioan 20,2
Bà liền chạy về gặp ông Simôn
Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa
đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01.
b. Bà Maria Mácdala (Ga 20,1)
02.
b. Bà Maria Mácdala
03. c. Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, và
chúng tôi chẳng biết họ để người ở đâu (Ga 20,2)
04.
c. Ông Phêrô (Ga 20,6)
05.
d. Cả a, b và c đúng (Ga 20,6-7)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01.
Đức Giêsu (Ga 20,9)
02.
Trỗi dậy (Ga 20,9)
03. Ông Simon Phêrô (Ga 20,2)
04.
Tảng đá (Ga 20,1)
05.
Cuốn lại (Ga 20,7)
06.
Bà Maria Mácdala (Ga 20,1)
07.
Cõi chết (Ga 20,9)
Hàng dọc : Sống lại.
GB.
NGUYỄN THÁI HÙNG
CHÚA NHẬT PHỤC SINH NĂM B
Tin Mừng thánh Gioan 20,1-9
Anh Chị em Thân mến!
Thánh Gioan, trong bài tường
thuật Tin Mừng của Thánh Lễ Phục Sinh hôm nay, viết rằng: “Theo Kinh Thánh, Đức
Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20,9).
Cộng đoàn Phụng Vụ chúng ta hãy
cùng nhau suy niệm về sự Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại.
+++
Khi còn sống, Chúa Giêsu đã nói
trước về việc Ngài sẽ sống lại trong ngày thứ ba sau khi chết.
Chúa Giêsu đã nói cho các Tông Đồ
biết rõ về điều này: “Chúa Giêsu kéo riêng Nhóm Mười Hai ra và nói với các
ông: "Này chúng ta lên Giêrusalem, và tất cả những gì các ngôn sứ đã viết
về Con Người sẽ được hoàn tất. Quả vậy, Người sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị
nhạo báng, nhục mạ, khạc nhổ. Sau khi đánh đòn, họ sẽ giết Người, và ngày thứ
ba Người sẽ sống lại" (Lc 18,31-33).
Chúa Giêsu sánh Ngài ra khỏi ngôi
mộ sau ba ngày nằm chết trong đó, giống như ngôn sứ Giôna ra khỏi bụng cá ba
ngày, sau khi bị nuốt vào trong đó: “Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng
kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày
ba đêm như vậy” (Mt 12,40).
Chúa Giêsu sánh Ngài như Đền Thờ
bị sụp đổ, nhưng ba ngày sau, sẽ được xây dựng lại: “Chúa Giêsu đáp:
"Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng
lại." Người Do-thái nói: "Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới
xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao? " Nhưng Đền Thờ
Chúa Giêsu muốn nói ở đây, là chính thân thể Người. Vậy, khi Người từ cõi
chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh
và lời Đức Giê-su đã nói. (Ga 2,19-22)
Sự chết của Chúa Giêsu thật rõ
ràng, không ai có thể chối cải được.
Quân lính Roma đi tuần, thấy Chúa
Giêsu đã chết, nên không đánh giập ống chân Chúa để Chúa chết cho mau, nhưng
chỉ đâm cạnh sườn Chúa, và lúc đó, một chút máu cùng nước loang loảng chảy ra:
“Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị
đóng đinh với Đức Giêsu. Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không
đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn
Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra” (Ga 19.32-34).
Chúa Giêsu đã chết thật rõ ràng
trước mắt mọi người. Lúc đó, Đức Mẹ Maria và và những người có cảm tình với
Chúa Giêsu sẽ không chịu liệm xác Ngài nếu thấy Ngài chưa chết: “Chúa Giêsu
kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Nói xong,
Người tắt thở... Toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy. Khi thấy sự
việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về. Đứng đàng xa, có tất cả những người quen
biết Chúa Giêsu, cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Galilê; các bà đã chứng
kiến những việc ấy” (Lc 23,48-49).
Ông Giuse, một thành viên của
Thượng Hội Đồng Do Thái, đến xin quan tổng trấn Philatô đem xác chết của Chúa
Giêsu để đem đi chôn: “Khi ấy, có một người tên là Giôxếp, thành viên của
Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính....Ông đến gặp tổng trấn
Philatô để xin thi hài Chúa Giêsu. Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà
liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao
giờ. Hôm ấy là áp lễ, và ngày sa-bát bắt đầu ló rạng” (Lc 13,50-54).
Sự sống lại của Chúa Giêsu thật
rõ ràng, không ai có thể chối cải được.
Dân Do Thái vu cáo đồ đệ của Chúa
Giêsu ăn trộm xác Thầy mình rồi phao truyền rằng Thầy mình đã sống lại. Thánh
Mátthêu tường thuật câu truyện này rất chi tiết: “Các bà đang đi, thì có mấy
người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã
xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một
số tiền lớn, và bảo: "Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng
tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan
tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô
sự." Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ
biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay” (11-15).
Thánh Augustinô đã đưa ra những
nhận xét mĩa mai khi ngài suy niệm đoạn này: “Thật là lạ khi các binh sĩ
Rôma canh mồ Chúa mà không nghe tiếng hòn đá lấp huyệt lăn ra. Họ lại nói họ
đang ngủ mê thì làm sao mà làm chứng được? Các lính này cũng không bị phạt gì.
Thật là lạ!”.
Phần chúng ta, theo như Phúc Âm
tường thuật, chúng ta biết rõ các tông đồ lúc bấy giờ là những kẻ quá nhát đảm
sợ sệt, chối bỏ Chúa Giêsu, chạy trốn Chúa Giêsu, nên không thể nào thực hiện
được một một hành động táo bạo như thế được.
Cũng có một giả thiết cho rằng
Chúa Giêsu không chết thật, nhưng chỉ chết giả, vì thế, ba ngày sau thì tỉnh
lại, liền tự mình ra khỏi mồ. Căn cứ vào Phúc Âm tường thuật rõ ràng về cái
chết của Chúa Giêsu, chúng ta không thể nào chấp nhận giả thiết này được: Chúa
Giêsu đã bị tra tấn, đánh đập và bị đóng đinh một cách hết sức độc ác và dã
man; Ngài đã kiệt sức khi vác khổ giá lên đỉnh đồi Gôngôta, đến đỗi quân lính
phải bắt một người vác thế; cạnh sườn nơi phía trái tim bên trái của Ngài đã bị
đâm một lỗ sâu hoắm, đến đỗi ông Tôma có thể xỏ cả bàn tay vào được. Một người
như Chúa Giêsu lúc đó, không còn có được một chút sức lực nào nữa, thì làm sao
tự mình cởi khăn liệm bó chặt, lăn tảng đá rất nặng che lấp cửa huyệt đá để đi
ra.
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã
hiện ra rõ ràng với những người đã từng sống với Ngài: sáng ngày Phục Sinh,
Chúa Giêsu hiện ra với bà Mađalêna và những người phụ nữ (Mt 28,1-10);
chiều ngày này, Chúa Giêsu hiện ra với hai môn đệ đi về thành Êmau (Lc
24,13-32); tối ngày này, Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ và môn đệ trong
Nhà Tiệc Ly (Lc 24,36-49); Chúa Nhật tuần sau, Chúa Giêsu hiện ra lại
tại Nhà Tiệc Ly và khiển trách ông Tôma cứng tin (Ga 21,26-29); sau đó,
Chúa Giêsu lại hiện ra với các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria (Ga 21,1-23); và
lần hiện ra long trọng nhất, cũng là lần hiện ra cuối cùng, tại núi Ôlivêtê
trước sự chứng kiến đông đảo của các tông đồ và môn đệ (Mt 28,16-20; Cv
1,4-10).
Sự Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa
Giêsu là điều quan trọng nhất đối với đức tin của người công giáo chúng ta.
Các tông đồ và môn đệ của Chúa
Giêsu chỉ chú trọng vào việc rao giảng rằng Thầy mình đã bị đónh đinh chết,
nhưng nay đã phục sinh sống lại: “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho
sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2,32).
Thánh Phaolô nói rõ cho các tín
hữu tiên khởi biết rằng sự Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu là tất cả vận
ọang của họ bởi vì nếu không có Biến Cố Tử Nạn Phục Sinh của Chúa Giêsu, cuộc
đời của họ sẽ hoàn toàn vô lý và sụp đổ: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy,
thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi
của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu
vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng
ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cr 15,17-19).
+++
Anh Chị Em thân mến,
Mỗi lần tham dự Thánh Lễ, chúng
ta hãy sốt sắng tung hô: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa đã chịu chểt,
và tuyên xưng Chúa đã sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”.
Amen.
Linh mục Emmanuen
Nguyễn Vinh Gioang
SỐNG NIỀM VUI PHỤC SINH
Tôi rất thích câu Kinh thánh Ga 20:15: “Khi
Chúa Giêsu thấy Maria Mađalêna khóc ở cửa mộ thì Ngài hỏi: Này chị, sao chị
khóc?”. Lúc đó Ngài không hỏi một câu văn hoa bóng bẩy. Ngài muốn
biết lý do chúng ta lo âu, khóc lóc và phiền muộn khi niềm hy vọng tiềm ẩn
trong mọi sự – nếu chúng ta lưu ý.
Phục
sinh mang ý nghĩa giải thoát, rầt ý nghĩa đối với một người như tôi, vì tôi
luôn cảm thấy buồn sầu và tiêu cực. Mừng lễ Phục sinh là dịp để chúng ta nói: “Vâng, lạy Chúa Giêsu, con tin”.
Khi làm vậy, hãy nắm bắt niềm hy vọng có sẵn đó.
1. Tiến
lên và chạm vào Ngài. Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ và
nói: “Sao anh em phiền muộn?
Sao anh em nghi ngờ? Hãy sờ vào Thầy và xem đây, ma không có xương thịt như anh
em thấy Thầy”.
Nếu
tôi là một trong số họ, tôi không chỉ phiền muộn mà chắc rằng tôi sẽ không đến
gần sờ thử. Tôi nghi ngại. Nhưng tôi tìm thấy sự an tâm trong sự bảo đảm của
Chúa Giêsu rằng sự phục sinh của Ngài là thật. Chúa Giêsu là thật, sự phục sinh
là thật, do đó mà các lời hứa của Ngài là thật. Nghĩa là chúng ta khả dĩ tin
Ngài khi Ngài nói với chúng ta rằng Ngài sẽ ở với chúng ta đến tận thế (x. Mt 28:20).
2. Thiên
Chúa tốt lành. Trước khi chịu chết, Chúa Giêsu nhắc lại rằng Ngài được
sai đến nhân danh Chúa Cha. Thật vậy, qua nhiều phép lạ, nhất là việc cho Ladarô
sống lại, cho thấy tính tốt lành của Thiên Chúa: “Vì Cha yêu Con và cho Chúa Con thấy mọi sự Người làm, và
Người sẽ cho Chúa Con thấy những việc vĩ đại hơn vậy, đến nỗi anh em có thể
ngạc nhiên” (Ga
5:20).
Chân
phước Angela Foligna, thế kỷ 14, là người mẹ và người vợ, rồi là người viết
xuất chúng về các điều thần bí, đã viết: “Bước
đầu tiên mà linh hồn phải có khi đi vào con đường yêu thương là biết Thiên Chúa
qua chân lý, nhờ đó mà muốn đạt tới Thiên Chúa… Biết Chúa qua chân lý là biết
Ngài như chính Ngài, hiểu sự xứng đáng của Ngài, vẻ đẹp của Ngài, sự ngọt ngào
của Ngài, sự tuyệt luân của Ngài, sức mạnh của Ngài, sự tốt lành của Ngài, bản
chất cực tốt lành của Ngài”.
Tôi
nghĩ rằng tin Chúa tốt lành là điểm phục sinh. Thiên Chúa có tốt lành? Có.
Chúng ta có thể nói vậy với niềm xác tín vào sự Phục sinh.
3. Phó
thác. Hãy phó thác ý muốn và cuộc đời mình cho Chúa quan phòng. Thánh Thomas
Tiến sĩ viết: “Tính thánh
thiện không gì hơn là quyết định dứt khóat, một hành động anh dũng của một linh
hồn phó thác cho Thiên Chúa. Nhờ ý muốn thẳng thắn mà chúng ta yêu mến Chúa,
chạy về phía Chúa, đạt tới Ngài và sở hữu Ngài”.
Mỗi
khi chúng ta nói với Chúa: “Hãy
lấy điều đó khỏi con”, chúng ta đang sống niềm vui Phục sinh, vì
chúng ta đang nhớ lời hứa của Chúa rằng Ngài sẽ cung cấp cho chúng ta, Ngài
không bỏ chúng ta, và dù chúng ta nghi ngờ thì Ngài vẫn thực sự đáng tin.
4. Loại
bỏ sợ hãi. Trong trình thuật của thánh Mát-thêu, thiên thần Chúa hiện ra với
Maria và một Maria khác ở nơi mộ trống, rồi nói với họ: “Đừng sợ, vì tôi biết các chị đang tìm
Giêsu bị đóng đinh. Ngài không còn ở đây. Ngài đã sống lại như Ngài đã nói”.
Sau đó Chúa Giêsu gặp các chị và lặp lại: “Đừng
sợ!” (Mt 28:10).
Có
thể điều Chúa Giêsu nói ở đây là đừng sợ. Loại bỏ sợ hãi là điều không dễ làm.
Nhưng nếu chúng ta có thể loại bỏ sợ hãi, dù loại bỏ dần dần, chúng ta sẽ tránh
xa nỗi buồn thập giá và đến gần sự tuyệt vời của ngôi mộ trống.
Cố
tu sĩ Thomas Merton, dòng Trap, viết: “Nỗi
sợ hãi thu hẹp lối vào trái tim, co rút khả năng yêu thương và làm đóng băng
khả năng trao tặng chính mình”.
5. Công
khai. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu là rao giảng công khai. Cho dù bạn có thể giống
như kẻ khờ dại, cứ nói với người ta rằng sự sống lại đã xảy ra thực sự. không
nhất thiết chúng ta phải là người rao giảng Tin Mừng từ xa. Chúng ta khả dĩ làm
và nói mọi thứ, ngôn ngữ và hành động của chúng ta luôn trở lại với sự Phục
sinh, truyền niềm hy vọng cho mọi người chúng ta gặp.
6. Khiêm
nhường. Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa, và chỉ có một Thiên Chúa, điều đó nghĩa
là không ai trong chúng ta là Thiên Chúa. Đó là sự thật quan trọng khác về sự
sống lại: Thiên Chúa trở nên con người, con người không thể trở nên Thiên Chúa.
Tôi biết tôi thường lẫn lộn hai điều đó, nhất là khi tôi nói qua điện thoại với
nhân viên bảo hiểm y tế, vì tôi cảm thấy mình có quyền hơn người đó.
Thánh
nữ Catarina Siena viết: “Hãy
nhỏ bé và khiêm nhường. Hãy nhìn vào Thiên Chúa, Ngài tự hạ làm con người. Đừng
làm mình bất xứng với những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta”. Với
sự khiêm nhường, chúng ta sẽ có khả năng hơn nhờ sự phục sinh. Điều đó như sự
bù đắp những gì chúng ta không thể có, nhưng Thiên Chúa khả dĩ cung cấp cho
chúng ta nếu chúng ta tin rằng ngôi mộ trống.
7. Hành
trình Emmaus. Tôi luôn được đánh động bởi trình thuật của thánh Luca về hành
trình Emmaus. Hai môn đệ trên đường đi Emmaus, Chúa Giêsu đến gần và hỏi họ
đang nói chuyện gì. Một người nói: “Sao
ông hỏi vậy? Ông không nghe xôn xao chuyện gì ư?”. Và họ chợt nhận
ra Ngài khi Ngài cùng ngồi ăn với họ. Nhưng ngay khi họ nhận ra Ngài thì Ngài
biến đi.
Hằng
ngày chúng ta có dịp đi Emmaus nếu chúng ta đồng ý với thánh Leo Cả: “Chia sẻ sự phục sinh của Chúa Kitô là
không bị ràng buộc bởi những gì tạm thời, nhưng chỉ ràng buộc bởi sự sống vĩnh
hằng mà Ngài trao ban cho chúng ta... Sự phục sinh đã khởi sự nơi Đức Kitô, và
Ngài muốn dẫn chúng ta đến sự viên mãn của sự sống và sự chữa lành”.
8. Cầu
nguyện liên lỉ. Trong trình thuật của thánh Luca, tôi thích câu: “Họ hỏi nhau: Lòng chúng ta không sốt
sáng khi Ngài nói chuyện với chúng ta trên đường đi và giải nghĩa Kinh thánh
cho chúng ta sao?” (Lc
24:32).
Hành
trình tới Emmaus là lời cầu nguyện, các nhiệm vụ nhỏ mọn của chúng ta hằng ngày
cũng là những lời cầu nguyện. Thánh bổn mạng của tôi, Têrêsa Hài đồng, đã định
nghĩa: “Lời cầu nguyện là
điều bộc phát từ đáy lòng, là ánh mắt hướng về trời cao, là lời tạ ơn, là tình
yêu giữa cơn thử thách và giữa niềm vui”. Đó là cách cầu nguyện khi
chúng ta sống niềm vui Phục sinh.
9. Nhận
biết Chúa trong mọi sự. Nếu mùa Chay là sống tĩnh lặng để lắng nghe tiếng Chúa
thì lễ Phục sinh là ca vang Alleluia với Ngài. Và nếu 40 ngày bắt đầu bằng thứ
tư lễ Tro là tách mình ra khỏi ai đó, nơi nào đó và thương mình hơn thì lễ Phục
sinh là đón nhận mọi người, mọi nơi, mọi thứ gì thúc đẩy sự tốt lành, vẻ đẹp và
tình yêu thương. Cố Giáo hòang Gioan-Phaolô II đã viết: “Chúng ta có thể tìm thấy Chúa trong
mọi sự. Chúng ta có thể hiệp thông với Ngài trong mọi sự và qua mọi sự”.
Thiên Chúa hằng sống và hiện hữu khắp nơi.
Hãy
sống niềm vui Phục sinh ở mọi nơi và mọi lúc.
Hãy
cầm lấy, tạ ơn, bẻ ra và trao cho người khác chính cuộc đời mình!
Tác
giả: THÉRÈSE BORCHARD
TRẦM
THIÊN THU (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét