VUI HỌC THÁNH KINH HỌC HỎI LỜI CHÚA
LỄ LÁ NĂM B
Tin Mừng thánh Máccô 11,1-11
I. TIN MỪNG
Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a (Mt 21:
1-11; Lc 19: 28 -40; Ga 12, 12 -19 )
1
Khi Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, gần làng Bết-pha-ghê
và Bê-ta-ni-a, bên triền núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ2
và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con
lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về
đây.3 Nếu có ai bảo: "Tại sao các anh làm như
vậy? ", thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại đây ngay."4
Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các
ông liền cởi dây lừa ra.5 Mấy người
đứng đó nói với các ông: "Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy? "6
Hai ông trả lời như Đức Giê-su đã dặn. Và họ để mặc các ông.7
Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó,
và Đức Giê-su cỡi lên.8 Nhiều
người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt
lá ngoài đồng mà rải.9 Người đi
trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: "Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân
danh Đức Chúa!10 Chúc tụng
triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các
tầng trời! "11 Đức
Giê-su vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và
vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai.
1 1 When they drew near to Jerusalem, to Bethphage and Bethany at the Mount of Olives, he sent two of his disciples2 and said to them, "Go into the village opposite you, and immediately on entering it, you will find a colt tethered on which no one has ever sat. Untie it and bring it here.
3 If anyone should say to you, 'Why are you doing this?' reply, 'The Master has need of it and will send it back here at once.'
4 So they went off and found a colt tethered at a gate outside on the street, and they untied it.
5 Some of the bystanders said to them, "What are you doing, untying the colt?"
6 They answered them just as Jesus had told them to, and they permitted them to do it.
7 So they brought the colt to Jesus and put their cloaks over it. And he sat on it.
8 Many people spread their cloaks on the road, and others spread leafy branches that they had cut from the fields.
9 Those preceding him as well as those following kept crying out: "Hosanna! Blessed is he who comes in the name of the Lord!10 Blessed is the kingdom of our father David that is to come! Hosanna in the highest!"
11 He entered
II.
TRẮC NGHIỆM
01. Khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem, Ngài cỡi
con vật gì?
a.
Con ngựa
b.
Con lừa
c.
Con bò
d.
Con voi
02. Khi Đức Giêsu cỡi lừa vào thành Giêrusalem, việc Ngài
cỡi lừa nói lên điều gì?
a.
Ngài là Đấng Mêsia khiêm hạ, đem đến sự bình an.
b.
Ngài là Đấng Mêsia đến để giải phóng dân tộc Ítraen khỏi quân thù.
c. Ngài
là Vua chiến thắng hiển vinh.
d. Cả
a, b và c đúng.
03. Khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem,
dân chúng cất tiếng reo hò vang dậy, người ta gọi Đức Giêsu là ai?
a. là
Đấng Mêsia.
b. là
Vua thuộc dòng dõi Đavít
c. là
Đấng sẽ đến để giải phóng Ítraen.
d. Cả
a, b và c đúng.
04. Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem dân chúng hô to: “Hosana!” . “Hosana!” là từ ngữ Hípri, có nghĩa là gì?
a. “Xin
cứu giúp chúng con”
b.
“Chúc tụng Vua muôn đời”
c.
“Vinh danh Đức Chúa”
d. Cả
a, b và c đúng.
05. Ngôn sứ Dacaria
đã tiên báo Đấng Mêsia sẽ cỡi lừa tiến vào Giêrusalem. Giờ đây Đức Giêsu đang
thực hiện lời tiên báo ấy. Việc Đức Giêsu thực hiện lời tiên báo của ngôn sứ
Dacaria xác quyết điều gì?
a. Ngài xác nhận mình là Đấng Mêsia của Ítraen.
b. Ngài mặc khải cho biết sứ mệnh thiên sai của Ngài.
c. Ngài tỏ mình cho mọi người biết: Ngài là Con Thiên Chúa.
d. Chỉ có a và b đúng
06. Khi dân
chúng hô to Hôsana, đó không phải là lời tung hô tán tụng Đức Giêsu như người
ta vẫn tưởng. Song đó là gì?
a. Tiếng kêu gào Thiên Chúa hãy can thiệp, giải cứu dân Ngài
ngay bây giờ, vì Đấng Mêsia đã đến.
b. Tiếng
mọi người tôn vinh Thiên Chúa.
c. Tiếng
kêu la phản đối của thành phần lãnh đạo tôn giáo Do thái.
d. Cả a, b và c đúng
07. Theo Chúa Giêsu đó là “phải từ
bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”(Lc 9,23). Vác thập giá hôm nay
chính là gì?
a. Đón
nhận những sự thử thách như bệnh tật, thất bại…
b. Đón
nhận những lời nói nhục mạ bất công
c. Đón
nhận những thiệt thòi mất mát trong vui tươi.
d. Cả
a, b và c đúng.
III. CÂU LỜI CHÚA GHI
NHỚ VÀ HỌC THUỘC LÒNG
“Hoan hô!
Chúc tụng
Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!"
Tin Mừng thánh Máccô 11,9b
Tin Mừng thánh Máccô 11,9b
Lời
giải đáp
CÙNG
HỌC HỎI LỜI CHÚA
LỄ LÁ NĂM B
II.
TRẮC NGHIỆM
01. b. Con lừa
02. a. Ngài là Đấng Mêsia khiêm hạ, đem đến sự bình an.
03. d. Cả a, b và c đúng.
04. a. “Xin cứu giúp chúng con”
05. d. Chỉ có a và b đúng
06. a. Tiếng kêu gào Thiên Chúa hãy can thiệp,
giải cứu dân Ngài ngay bây giờ, vì Đấng Mêsia đã đến.
07. d. Cả a, b và c đúng.
NGUYỄN
THÁI HÙNG
Lectio
Divina: Chúa Nhật Lễ Lá (B)
Chúa Nhật, 29 Tháng
3, 2015
Bài Thương Khó và
cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu
theo thánh Máccô
Thất bại cuối cùng
như một lời mời gọi mới
Mc 14:1-16:8
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy
Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc Kinh Thánh với
cùng tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên đường Emmau. Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong
Kinh Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên
Chúa trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa. Vì thế, cây thập giá tưởng như là sự kết thúc
của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn mạch của sự sống và sự sống lại.
Xin
hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa
trong sự Tạo Dựng và trong Kinh Thánh, trong các sự việc của đời sống hằng ngày
và trong những người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau
khổ. Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng
con, để cũng giống như hai môn đệ từ Emmau, chúng con cũng sẽ được hưởng sức
mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những người khác rằng Chúa đang
sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn mạch của tình anh em, công lý và hòa
bình. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu,
con của Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã sai Chúa
Thánh Thần đến với chúng con. Amen.
2. Cuộc
Thương Khó và Khổ Nạn của Chúa Giêsu theo thánh Máccô
a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Nói
chung, khi chúng ta đọc bài thương khó và cuộc khổ nạn, chúng ta nhìn vào Chúa
Giêsu và sự đau khổ mà Người phải gánh chịu.
Nhưng điều ấy thật là giá trị, ít ra là một lần, nếu chúng ta cũng nhìn
vào các môn đệ và thấy họ đã phản ứng với cây thập giá ra sao và cây thập giá
đã ảnh hưởng đến đời sống của họ như thế nào, bởi vì cây thập giá là thước đo
cho sự so sánh!
Thánh
sử Máccô viết cho các cộng đoàn vào những năm của thập niên 70. Nhiều người trong số các cộng đoàn này, cho
dù ở Ý hay ở Syria, đang trải qua cuộc thương khó của chính họ. Họ đã phải đối mặt với cây thập giá theo
nhiều cách. Họ đã bị bách hại trong
triều đại hoàng đế Nêrô vào những năm 60 và nhiều người đã chết vì bị dã thú
phanh thây ăn thịt. Những người khác thì
đã phản bội, đã từ chối hoặc chối bỏ đức tin của họ vào Chúa Giêsu, giống như
Phêrô, Giuđa và các môn đệ khác. Nhiều
người đã tự hỏi: “Liệu tôi có thể chịu
nổi sự đàn áp không?” Còn những kẻ khác
đã mệt mỏi sau khi kiên trì trải qua nhiều lần bị xét xử mà không có kết quả. Trong số những người đã từ bỏ đức tin của họ,
có người tự hỏi có thể nào họ tái gia nhập cộng đoàn được không. Họ muốn bắt đầu lại cuộc hành trình của họ
lần nữa, nhưng không biết có thể tham gia lại được không. Một cành cây bị cắt đi mà không có rễ! Tất cả họ đều cần lý do mới và vững chắc để
tái khởi động cuộc hành trình của họ. Họ
cần một kinh nghiệm đổi mới về tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đã vượt qua
những lỗi lầm phàm nhân của họ. Họ có
thể tìm thấy điều này ở đâu?
Đối
với họ, cũng như đối với chúng ta, câu trả lời ở trong các chương 14 đến 16 của
Tin Mừng Máccô, trong đó kể lại cuộc thương khó, khổ nạn và sự phục sinh của
Chúa Giêsu, thời gian của sự thất bại lớn nhất của các môn đệ, và trong ẩn
cách, chính là niềm hy vọng lớn nhất của họ.
Chúng ta hãy nhìn vào tấm gương của những chương này để thấy các môn đệ
đã phản ứng với cây Thập Giá như thế nào và Chúa Giêsu phản ứng với sự bội phản
và nhu nhược của các môn đệ ra sao.
Chúng ta hãy cố gắng khám phá ra bằng cách nào mà Máccô đã khuyến khích
đức tin của cộng đoàn và cách ông mô tả ai là người môn đệ thực sự của Chúa
Giêsu.
b) Nhìn vào tấm gương cuộc Thương Khó để biết
cách làm một môn đệ trung thành
* Mc 14:1-9:
Lời giới thiệu về câu chuyện cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giêsu
1
Hai ngày trước Lễ Vượt Qua và Tuần Lễ ăn Bánh Không Men, các thượng tế và luật
sĩ tìm mưu bắt giết Chúa Giêsu. 2 Họ bảo nhau rằng: "Đừng làm trong ngày lễ, kẻo sinh náo
động trong dân". 3 Khi Chúa đang
dùng cơm ở Bêtania trong nhà ông Simon tật phong, thì có một người phụ nữ mang
đến một bình ngọc đựng dầu thơm rất quý giá. Đập vỡ bình, bà đổ dầu thơm trên
đầu Người. 4 Có mấy người khó chịu nghĩ
thầm rằng: Làm gì mà phí dầu thơm như vậy? 5 Dầu này có thể bán được hơn ba
trăm đồng bạc để bố thí cho kẻ nghèo khó. Và họ nặng lời với bà đó. 6Nhưng Chúa
Giêsu bảo: "Hãy để mặc bà, sao các ông lại làm cực lòng bà? Bà vừa làm cho
Ta một việc rất tốt. 7 Vì bao giờ các ông cũng có những kẻ nghèo ở bên mình, và
các ông có thể làm phúc cho họ lúc nào tùy ý, nhưng Ta, các ông không có Ta ở
luôn với đâu. 8 Làm được gì thì bà đã làm, bà đã xức dầu thơm có ý tẩm liệm
xác Ta trước. 9 Ta bảo thật các ông: Trong khắp thế giới, Phúc âm này rao giảng
đến đâu thì người ta cũng sẽ thuật lại việc bà mới làm để nhớ bà".
Mc
14:1-2: Mưu kế chống lại Chúa Giêsu.
Khi
kết thúc hoạt động rao giảng của mình, Chúa Giêsu đi đến Giêrusalem và đang
được chờ đợi bởi các kẻ nắm giữ quyền lực trong tay: các Thượng Tế, Kỳ Lão, Kinh Sư, Biệt Phái,
Sađốc, người phái Hêrôđê và người La Mã.
Họ kiểm soát tình hình… họ sẽ
không để cho Chúa Giêsu, một nông dân thợ mộc từ trong miền quê Galilêa, gây
rối loạn. Họ đã quyết định tìm cách giết
Đức Giêsu (Mc 11:18; 12:12). Chúa Giêsu đã là người bị lên án. Giờ đây sẽ diễn ra điều mà chính Người đã báo
trước với các môn đệ: “Con Người đã được
định trước là sẽ bị xử tử” (xem Mc 8:31; 9:31; 10:33). Đây là bối cảnh cho câu chuyện về cuộc thương
khó theo sau.
Câu
chuyện cuộc thương khó sẽ cho thấy rằng người môn đệ thực sự chấp nhận đi theo
Chúa Giêsu, Đấng Mêssia Tôi Tớ, và chấp nhận cống hiến cuộc đời mình chosự phục
vụ các anh chị em của họ, phải vác thập giá mình mà theo Đức Giêsu. Nếu câu
chuyện cuộc thương khó nhấn mạnh đến sự thất bại và tiêu tan hy vọng, điều này
không phải là để làm ngã lòng các độc giả.
Trái lại, nó được dùng để nhấn mạnh rằng việc mở rộng vòng tay và lòng
yêu thương của Chúa Giêsu thì mạnh mẽ hơn sự thất bại và tiêu tan hy vọng của
các môn đệ!
Mc
14:3-9: Người môn đệ trung thành.
Một
người phụ nữ mà tên của bà không thấy nhắc đến, xức cho Chúa Giêsu với bình dầu
thơm nguyên chất đắt tiền (Mc 14:3). Các
môn đệ chỉ trích cử chỉ này. Họ cho rằng
đó là một việc phí phạm (Mc 14:4-5).
Nhưng Chúa Giêsu đã biện hộ cho bà:
“Tại sao các ông lại làm cực lòng bà ấy?
Bà vừa làm cho Ta một việc rất tốt… bà đã xức dầu thơm có ý tẩm liệm xác
Ta trước” (Mc 14:6-8). Vào thời đó,
những ai chết vì bị đóng đinh thì không được chôn cũng không được tẩm
liệm. Biết được điều này, người phụ nữ
đã dự đoán và xức dầu tẩm liệm cho Chúa Giêsu trước khi có bản án tử hình và
việc đóng đinh của Người. Cử chỉ này cho
thấy rằng bà đã chấp nhận Đức Giêsu là Đấng Mêssia Tôi Tớ, Đấng sẽ chết trên
cây thập giá. Chúa Giêsu hiểu được cử chỉ của người phụ nữ và tán thành điều
này. Trước đó, Phêrô đã bác bỏ ý kiến về
một Đấng Cứu Thế Bị Đóng Đinh (Mc 8:32).
Người phụ nữ vô danh này là người môn đệ trung thành, một khuôn mẫu cho
các môn đệ của Người là những người đã không hiểu gì. Đây là một mẫu mực cho tất cả mọi người,
“khắp cùng cõi trái đất” (Mc 14:9).
* Mc 14:10-31:
Thái độ của các môn đệ về cây Thập Giá
10
Khi ấy, Giuđa Iscariốt, một trong nhóm Mười Hai, đến tìm các thượng tế để tình
nguyện nộp Người cho họ. 11 Nghe vậy, họ mừng rỡ và họ liền hứa cho nó tiền. Và
nó tìm dịp tiện nộp Người. 12 Ngày thứ
nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng Lễ Vượt Qua, các
môn đệ thưa Người: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại
đâu?" 13 Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: "Các con hãy vào
thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. 14 Hễ người
ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi:
Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu? 15 Và chủ nhà sẽ chỉ cho
các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng
ta ở đó". 16 Hai môn đệ ra đi vào
thành và thấy mọi sự như Người đã bảo, và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.
17
Chiều đến, Người cùng Mười Hai môn đệ tới. 18 Và khi mọi người đang ngồi ăn,
thì Chúa Giêsu nói: "Ta bảo thật các con, một trong các con đang ăn cùng
Ta, sẽ nộp Ta". 19 Các ông đều buồn rầu và lần lượt từng người thưa Ngài:
"Thưa Thầy, có phải con không?" 20Người đáp: "Là một trong mười
hai, kẻ cùng chấm một đĩa với Thầy. 21 Con Người phải ra đi như đã chép về
Người, nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người. Thà nó đừng sinh ra thì hơn". 22
Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho
các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". 23 Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các
ông và mọi người đều uống. 24 Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu
tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. 25 Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống
rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa".
26 Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu. 27 Chúa Giêsu bảo các
ông: "Đêm nay, tất cả các con sẽ vấp phạm vì Thầy, vì có lời chép rằng: ta
sẽ đánh chủ chăn và đoàn chiên sẽ tan tác.
28
Nhưng sau khi Thầy sống lại, Thầy sẽ đến xứ Galilêa trước các con". 29
Phêrô thưa Người: "Dù tất cả vấp
phạm vì Thầy, nhưng con thì không". 30 Chúa Giêsu bảo ông: "Thầy bảo
thật con: Hôm nay, nội đêm nay, trước khi gà gáy hai lần, con đã chối Thầy ba
lần". 31Nhưng Phêrô càng lên giọng cương quyết hơn mà rằng: "Không, dầu phải chết với Thầy, con
cũng sẽ không chối Thầy". Và tất cả
đều nói như vậy.
Mc
14:10-11: Giuđa quyết định phản bội Chúa
Giêsu.
Trong
sự tương phản hoàn toàn đối với người phụ nữ, Giuđa, một trong Nhóm Mười Hai
môn đệ, quyết định phản bội Chúa Giêsu và âm mưu với kẻ thù là những kẻ hứa hẹn
cho anh ta tiền. Giuđa đã tiếp tục sống
với Chúa Giêsu, với mục tiêu duy nhất là tìm cơ hội để nộp Người. Khi Máccô đang viết quyển Tin Mừng của ông,
có các môn đệ đang trông chờ lúc chính đáng để rời khỏi cộng đoàn vì đó là
nguyên do mà họ bị đàn áp. Hoặc có lẽ,
họ đang trông chờ thời cơ thuận lợi để giao nộp các bạn đồng hành của họ. Và chúng ta ngày nay thì sao?
Mc
14:12-16: Việc chuẩn bị mừng Lễ Vượt
Qua.
Chúa
Giêsu biết rằng Người sẽ bị phản bội.
Tuy nhiên, bất chấp sự phản bội bởi một người bạn, Chúa vẫn tổ chức bữa
tiệc mừng Lễ Vượt Qua trong tình huynh đệ với các môn đệ của Người. Có lẽ Chúa đã phải chi rất nhiều tiền cho
phòng tiệc, “một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng” (Mc 14:15), bởi vì đây là
buổi tối trước Lễ Vượt Qua. Thành phố đã
chật ních những người bởi vì ngày lễ hội.
Khó mà tìm và đặt được một chỗ để ăn mừng.
Mc
14:17-21: Lời loan báo về sự phản bội
của Giuđa.
Tụ
họp với nhau lần cuối, Chúa Giêsu loan báo rằng một trong các môn đệ sẽ phản
bội Người: “một trong các con đang ăn
cùng ta!” (Mc 14:18). Cách nói này của
Máccô nhấn mạnh sự tương phản. Đối với
người Do Thái, cùng nhau ăn uống, ngồi chung bàn, là biểu hiện của sự thân mật
và tin tưởng nhất. Vì thế, trong ba
dòng, Máccô đã chuyển tải sứ điệp sau đây đến độc giả của mình: sự phản bội sẽ xảy ra do bàn tay của người
bạn thân, nhưng tình yêu của Đức Giêsu thì cao cả hơn so với sự phản bội!
Mc
14:22-25: Bí Tích Thánh Thể, việc cử hành
Tiệc Lễ Vượt Qua.
Đang
lúc tiệc mừng, Chúa Giêsu chia sẻ điều gì đó.
Người chia sẻ bánh và rượu, một biểu lộ của sự cho đi chính bản thân
Người và mời gọi các bằng hữu hãy nhận lấy mình và máu của Người. Tác giả Tin Mừng đã đặt cử chỉ cho đi này (Mc
14:22-25) ở giữa lời loan báo về sự phản bội (Mc 14:17-21) và việc bỏ chạy và
phủ nhận (Mc 14:26-31). Vì vậy, ông nhấn
mạnh sự tương phản giữa cử chỉ của Chúa Giêsu và của các môn đệ, ông nói lên
cộng đoàn của ông thời ấy và cho tất cả chúng ta thấy tình yêu bao la của Đức
Giêsu vượt qua khỏi sự phản bội, chối từ và tháo chạy của bạn bè của Người.
Mc
14:26-28: Lời loan báo về sự chạy trốn
của tất cả mọi người.
Sau
bữa ăn tối, đang khi Người cùng với các môn đệ đi lên núi Cây Dầu, Chúa Giêsu
loan báo rằng các ông sẽ bỏ rơi Người.
Họ sẽ bỏ chạy và tan tác! Nhưng
ngay sau đó Chúa nói: “Sau khi Thầy sống
lại, Thầy sẽ đến xứ Galilêa trước các con!” (Mc 14:28) Các ông lìa bỏ Chúa, nhưng Đức Giêsu không
lìa bỏ họ. Người tiếp tục chờ đợi các
ông tại cùng một chỗ, trong xứ Galilêa, nơi mà ba năm trước đây lần đầu tiên
Người đã gọi các ông. Điều chắc chắn về
sự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống người môn đệ thì vững chắc hơn là sự
từ bỏ hoặc tháo chạy! Người ta luôn luôn có thể quay trở lại.
Mc
14:29-31: Lời loan báo về việc chối Thầy
của Phêrô.
Ông
Simon, được gọi là Kêpha (nghĩa là đá), có thể là bất cứ vật gì nhưng chẳng
phải là đá. Ông đã là “vật cản đường”
(Mt 16:23) và là Satan đối với Chúa Giêsu (Mc 8:33), và giờ đây ông làm ra vẻ
là người môn đệ trung thành nhất trong tất cả: “Dù tất cả vấp phạm vì Thầy,
nhưng con thì không!” (Mc 14:29). Nhưng
Chúa Giêsu bảo ông: Phêrô, con sẽ là
người đầu tiên chối Thầy, trước khi gà gáy sáng!
* Mc 14:32-52:
Thái độ của các môn đệ trong Vườn Cây Dầu
32
Đi đến một vườn kia tên là Giệtsêmani, Người bảo các môn đệ: "Các con hãy
ngồi lại đây trong khi Thầy đi cầu nguyện". 33 Rồi Người đem Phêrô,
Giacôbê và Gioan theo Người 34và Người bắt đầu kinh sợ và buồn sầu. Người liền
bảo các ông: "Linh hồn Thầy buồn đến chết được, các con hãy ở lại đây và
tỉnh thức". 35 Tiến xa hơn một
chút, Người phục xuống đất và cầu xin nếu có thể được thì xin cho qua khỏi giờ
này. Và Người nguyện rằng:36 "Abba, Lạy Cha, Cha có thể làm được mọi sự,
xin cất chén này khỏi con! Nhưng không
theo ý con muốn, một theo ý Cha".
37 Người trở lại và thấy các ông đang ngủ, nên nói với Phêrô:
"Simon, con ngủ ư? Con không có sức thức được một giờ sao? 38 Hãy tỉnh
thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì lanh lẹ, còn xác
thịt thì yếu đuối". 39Rồi Người đi khỏi đó và cầu nguyện cùng lời như
trước. 40 Khi trở lại lần nữa và thấy các ông còn ngủ (vì mắt các ông nặng
trĩu) và các ông không còn biết thưa Người làm sao. 41Lần thứ ba, Người trở lại
và bảo: "Bây giờ các con hãy ngủ và nghỉ ngơi đi. Thế là xong! Giờ đã đến:
Này Con Người sắp bị nộp trong tay những kẻ tội lỗi. 42 Thôi! hãy chỗi dậy,
chúng ta đi, kẻ nộp Thầy đã tới nơi".
43 Người còn đang nói, thì Giuđa Iscariốt, một trong nhóm Mười Hai đến,
cùng đi với một toán đông mang gươm giáo và gậy góc do các thượng tế, luật sĩ
và kỳ lão sai đến. 44 Trước đó, tên phản bội đã ra hiệu cho chúng rằng:
"Hễ tôi hôn mặt ai, thì đó chính là Ngài, các ông cứ bắt lấy và điệu đi
cho cẩn thận". 45Vừa đến, nó liền
tới gần Người mà nói: "Chào Thầy". Và nó hôn Người. 46 Và chúng tra
tay bắt Người. 47 Nhưng một người trong những kẻ đứng xung quanh rút gươm chém
tên đầy tớ thầy thượng tế đứt một tai. 48 Chúa Giêsu nói với chúng rằng:
"Các ngươi cầm gươm giáo gậy gộc đi bắt Ta như bắt tên cướp! 49 Hằng ngày, Ta ở giữa các ngươi, giảng dạy
trong đền thờ mà sao các ngươi không bắt Ta. Nhưng thế là để ứng nghiệm lời
Kinh Thánh". 50 Bấy giờ môn đệ bỏ Người và trốn đi hết. 51 Có một thanh
niên theo Người, mình chỉ quấn một tấm khăn, họ túm lấy anh ta, 52 nhưng anh ta
bỏ tấm khăn lại và chạy trốn mình trần.
Mc
14:32-42: Thái độ của các môn đệ trong
cơn buồn sầu của Chúa Giêsu.
Trong
Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu bắt đầu cơn buồn sầu của mình và bảo các ông Phêrô,
Giacôbê và Gioan cầu nguyện cho Người.
Người buồn bã và bắt đầu kinh sợ.
Người tìm kiếm sự hỗ trợ nơi các bạn hữu của mình. Nhưng họ lại mê ngủ. Các ông không thể thức
được một giờ với Chúa. Và đều cả ba
lần! Một lần nữa, chúng ta thấy sự tương
phản lớn lao giữa thái độ của Chúa Giêsu và của ba môn đệ! Tại Vườn Cây Dầu này và tại thời điểm buồn
sầu của Chúa Giêsu mà lòng can đảm của các môn đệ đã tan rã. Chẳng còn lại gì!
Mc
14:43-52: Thái độ của các môn đệ khi
Chúa Giêsu bị bắt.
Khi
màn đêm buông xuống, các quân lính được dẫn đầu bởi Giuđa đi đến. Nụ hôn, một dấu hiệu của tình bạn và tình
yêu, trở thành dấu hiệu của sự phản bội.
Giuđa đã thiếu can đảm để đối diện với sự phản bội của mình. Hắn ta trốn nó! Trong khi bị bắt, Chúa Giêsu vẫn giữ được sự
bình tĩnh, Người làm chủ tình hình.
Người cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của những gì đang xảy ra: “Như thế là để ứng nghiệm lời Kinh Thánh!”
(Mc 14:49) Nhưng tất cả các môn đệ đều
bỏ Người và trốn đi hết (Mc 14:50). Chả
có ai ở lại. Chúa Giêsu trơ trọi một
mình!
* Mc 14:53-15:20: Cuộc luận án:
những quan niệm mâu thuẫn khác biệt nhau về Đấng Cứu Thế.
53
Chúng điệu Chúa Giêsu đến thầy thượng tế, các tư tế, luật sĩ và kỳ lão hội lại
đông đủ. 54Còn Phêrô theo Người xa xa đến tận trong dinh thượng tế và ngồi sưởi
lửa với đám đầy tớ.55 Vậy các thầy thượng tế và toàn thể Công Nghị tìm một
chứng cáo Chúa Giêsu để giết Người, song họ không tìm ra. 56 Có nhiều kẻ đã cáo
gian Người, nhưng các chứng đó không hợp nhau. 57 Tuy nhiên có nhiều kẻ đứng
lên làm chứng gian cho Người rằng:
58"Chúng tôi đã nghe nó nói: Ta sẽ phá huỷ đền thờ này do tay loài
người làm ra, và trong ba ngày, Ta sẽ xây lại một đền thờ khác không bởi tay
loài người làm ra". 59 Nhưng chứng cớ của họ cũng không hợp nhau. 60 Khi
ấy, thầy thượng tế đứng lên giữa công nghị hỏi Chúa Giêsu rằng: "Sao ông không trả lời gì về những điều
các người này tố cáo ông". 61 Nhưng Người vẫn thinh lặng và không đáp lại
gì. Thầy thượng tế lại hỏi: "Ông có
phải là Đấng Kitô Con Thiên Chúa đáng chúc tụng chăng?" 62 Chúa Giêsu đáp:
"Phải, chính Ta! Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngồi bên hữu Đấng toàn năng
và ngự đến trên đám mây". 63 Thầy thượng tế liền xé áo mình ra và
nói: "Chúng ta còn cần chi đến nhân
chứng nữa? 64 Các ông đã nghe lời nói lộng ngôn, các ông nghĩ sao" Ai nấy đều lên án Người đáng chết. 65Rồi có
kẻ bắt đầu nhổ vào Người, che mặt Người và đánh đấm Người mà rằng: "Hãy đoán xem!" Và bọn thủ hạ vả mặt Người.
66
Phêrô đang ở ngoài sân tiền đường, thì có một đầy tớ gái của thầy thượng tế
đến, 67thấy Phêrô đang sưởi, thì nhìn ông và nói: "Ông cũng theo Giêsu, người
Nagiarét". 68Nhưng ông chối phắt mà
rằng: "Tôi không biết, tôi không
hiểu cô muốn nói gì". Rồi ông đi ra
ngoài phía trước tiền đường, và gà liền gáy. 69 Lần nữa người đầy tớ thấy ông,
liền nói với những người xung quanh rằng:
"Ông này thuộc bọn đó".
70 Nhưng ông lại chối. Một lúc sau, những người ở đó lại nói với Phêrô
rằng: "Đúng ông thuộc bọn đó, vì cả
ông cũng là người Galilêa". 71 Ông liền nguyền rủa nặng lời và thề
rằng: "Tôi không biết người mà các
ông nói đó". 72 Tức thì gà gáy lần thứ hai. Và Phêrô nhớ lại lời Chúa
Giêsu đã bảo ông: "Trước khi gà gáy hai lần, con đã chối Ta ba lần".
Và ông liền than khóc.
15:1
Vừa tảng sáng, các thượng tế hội nghị với các kỳ lão, luật sĩ và toàn thể Công
Nghị. Họ đã trói Chúa Giêsu và giải nạp Người cho Philatô. 2 Philatô hỏi Người:
"Ông có phải là vua dân Do-thái không?" Chúa Giêsu đáp: "Ông nói đúng!" 3 Và các thầy thượng tế cáo Người nhiều điều.
4 Philatô lại hỏi Người rằng: "Ông
không trả lời gì ư? Hãy coi họ tố cáo Ông biết bao nhiêu điều!" 5 Nhưng Chúa Giêsu không trả lời gì thêm,
khiến Philatô ngạc nhiên. 6 Vào mỗi dịp lễ, quan có thói quen phóng thích cho
dân một người tù tuỳ ý họ xin. 7 Bấy giờ trong khám có tên Baraba bị giam cùng
với những kẻ phiến loạn, vì chúng đã giết người trong cuộc khởi loạn.8 Dân
chúng tiến lên Philatô xin ân xá theo như quan quen làm. 9 Vậy Philatô hỏi:
"Các ngươi có muốn ta phóng thích cho các ngươi Vua dân Do-thái
không?" 10 Vì quan đã biết rõ do
lòng ghen tương mà các thượng tế nộp Người. 11 Nhưng dân xin quan phóng thích
Baraba cho họ. 12 Philatô bảo dân chúng rằng:
"Các ngươi muốn Ta làm gì cho vua dân Do-thái?" 13 Nhưng chúng
lại kêu lên: "Đóng đinh nó
đi!" 14Philatô đáp lại: "Người này đã làm gì nên tội?" Song chúng càng la to hơn: "Đóng đinh nó đi!" 15 Sau cùng Philatô muốn vừa lòng dân, liền
tha Baraba và trao Chúa Giêsu cho chúng đánh đòn và đóng đinh vào thập giá. 16
Quân lính điệu Người vào sân tiền đường và tập họp cơ đội lại. 17 Chúng mặc áo
choàng đỏ cho Người, rồi quấn một vòng gai đặt trên đầu Người. 18 Đoạn chào
Người rằng: "Tâu Vua dân
Do-thái". 19 Rồi chúng lấy cây sậy đánh đầu Người, khạc nhổ vào Người và
quỳ gối triều bái Người. 20 Khi đã nhạo cười Người, chúng lột áo choàng đỏ ra,
mặc y phục lại cho Người và chúng điệu Người đi đóng đinh vào thập giá.
Mc
14:53-65: Chúa Giêsu bị kết án bởi Tòa
Tối Cao
Chúa
Giêsu bị dẫn ra trước tòa án của các thầy Thượng Tế, Kỳ Lão và Luật Sĩ, gọi là
Công Nghị. Những lời cáo gian đã buộc
cho Người. Chúa vẫn giữ im lặng. Không
có bất kỳ lời biện bạch nào, Người bị trao cho kẻ thù của mình. Vậy là Người đã ứng nghiệm những gì ngôn sứ
Isaia đã nói về Đấng Cứu Thế Tôi Tớ, Đấng đã bị bắt làm tội nhân, bị luận tội
và bị lên án như một con cừu, Người không hề mở miệng kêu ca (xem is
53:6-8). Khi bị tra vấn, Chúa Giêsu nhìn
nhận sự thật Người là Đấng Cứu Thế:
“Phải, chính Ta!” Nhưng Người xác
nhận điều này dưới danh hiệu Con Thiên Chúa (Mk 14:62). Sau cùng, Người bị vả vào mặt bởi những kẻ
chế nhạo Người gọi Người là Đấng Mêssia Tiên Tri (Mk 14:65).
Mc
14:66-72: Lời chối của Phêrô.
Phêrô
bị người tớ gái nhận mặt là một trong những người đã có mặt trong Vườn Cây
Dầu. Phêrô phủ nhận điều này. Ông chối phắt việc ấy bằng lời nguyền rủa và
thề thốt. Ngay cả lúc này ông không có
khả năng chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêssia Tôi Tớ, Đấng đã thí mạng sống mình
cho người khác. Nhưng khi gà gáy lần thứ
hai, ông nhớ lại lời của Chúa Giêsu và bắt đầu than khóc. Đây là những gì xảy ra cho những kẻ gần gũi
với mọi người nhưng đầu óc bị lẫn mất trong hệ thống tư tưởng của nhóm Hêrôđê
và những người Biệt Phái. Đây có lẽ là
tình trạng của nhiều người trong các cộng đoàn vào thời Máccô đang viết sách
Tin Mừng của ông. Và còn chúng ta ngày
nay thì sao?
Mc
15:1-20: Chúa Giêsu bị kết án bởi quyền
lực La Mã.
Cuộc
xử án tiếp tục. Chúa Giêsu bị giải nạp
cho nhà cầm quyền La Mã và bị cáo buộc là Đấng Mêssia Vua (Mc 15:2; Mc 15:25). Những người khác thì đề nghị để thay thế cho
Baraba, “bị giam cùng với những kẻ phiến loạn” (Mc 15:7). Họ xem Chúa Giêsu như một Đấng Cứu Thế Anh
Hùng chống lại đế quốc La Mã. Sau khi bị
kết án, họ khạc nhổ vào mặt Chúa Giêsu, nhưng Người sẽ không mở miệng. Ở đây một lần nữa, chúng ta thấy Đấng Cứu Thế
Tôi Tớ được công bố bởi ngôn sứ Isaia (xem Is 50:6-8).
* Mc 15:21-39:
Trước cây Thập Giá của Chúa Giêsu trên đồi Canvê
21
Chúng gặp một người qua đường, tên là Simon, quê ở Xyrênê, là thân phụ của
Alexanđrô và Rôphô vừa ở ngoài đồng về, chúng bắt ông vác đỡ thập giá cho
Người. 22Chúng điệu Người đến nơi kia gọi là Gôngôtha, nghĩa là Núi Sọ. 23
Chúng cho Người uống rượu pha mộc dược, nhưng Người không uống. 24 Chúng đóng
đinh Người vào thập giá, rồi chúng chia nhau áo Người bằng cách bắt thăm xem ai
được phần nào. 25 Vào lúc giờ thứ ba,
chúng đã đóng đinh Người vào thập giá. 26 Và có bản án ghi rằng: Vua dân Do
Thái!27 Và cùng với Người, chúng đóng đinh hai tên trộm cướp vào thập giá, một
đứa bên hữu, một đứa bên tả Người. 28 Như vậy là ứng nghiệm lời Thánh Kinh
rằng: Người đã bị liệt vào số những kẻ gian ác. 29 Những người qua đường sỉ
nhục Người, lắc đầu và nói: "Kìa!
Kẻ phá đền thờ Thiên Chúa và xây lại trong ba ngày: 30 hãy tự cứu mình xuống
khỏi thập giá đi!" 31 Các thượng tế
với các luật sĩ cũng nhạo báng Người và nói với nhau: "Nó đã cứu được những kẻ khác mà không
tự cứu mình! 32 Bây giờ Đấng Kitô Vua Israel, hãy xuống khỏi thập giá đi để
chúng ta thấy mà tin nào!" Cả những
kẻ cùng chịu đóng đinh với Người cũng lăng nhục Người. 33 Từ giờ thứ sáu đến
giờ thứ chín, tối tăm bao trùm toàn thể lãnh thổ. 34 Và đến giờ thứ chín, Chúa
Giêsu kêu lớn tiếng rằng: "Eloi, Eloi, lema sabachtani!" Nghĩa là:
"Lạy Chúa con, lạy Chúa con, Tại sao Chúa bỏ con!" 35 Có mấy người
đứng đó nghe thấy liền nói rằng:
"Kìa, nó gọi Elia!" 36
Bấy giờ có kẻ chạy đi nhúng miếng bông biển đầy dấm và cuốn vào cây sậy và đưa
lên cho Người uống mà rằng: "Hãy
đợi xem Êlia có đến đem nó xuống không?"
37 Nhưng Chúa Giêsu kêu một tiếng lớn và trút hơi thở.
(Quỳ
gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)
38
Màn trong đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới. 39 Viên sĩ quan đứng trước
mặt Người thấy Người kêu lên và trút hơi thở như thế, liền nói rằng: "Đúng người này là Con Thiên Chúa!"
Mc
15:21-22: Ông Simon vác đỡ thập giá.
Khi
Chúa Giêsu đang bị điệu đi đến nơi đóng đinh vào thập giá, ông Simon quê ở
Xyrênê, là một người cha trong gia đình, đã bị bắt vác đỡ Thập Giá. Simon là một môn đệ lý tưởng, ông đi theo con
đường mà Chúa Giêsu đi. Theo nghĩa đen,
ông vác thập giá đi theo chân Chúa Giêsu lên đồi Canvê
Mc
15:23-32: Đóng đinh vào thập giá.
Chúa
Giêsu bị đóng đinh như kẻ bị ức hiếp, ở giữa hai tên trộm. Một lần nữa, Tin Mừng của Máccô gợi nhớ lại
hình ảnh của Đấng Cứu Thế Tôi Tớ, Đấng mà ngôn sứ Isaia đã nói: Người bị chôn cất giữa bọn ác ôn” (Is
53:9). Tội gán cho Người là “Vua dân Do
Thái!” (Mc 15:25) Những kẻ có thẩm quyền
tôn giáo nhạo báng và xúc phạm đến Chúa Giêsu và nói rằng: “hãy xuống khỏi thập giá ngay đi để chúng ta
thấy mà tin nào!” (Mc 15:321). Họ cũng
giống như Phêrô. Họ sẽ chỉ chấp nhận
Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai, nếu Người xuống khỏi cây thập giá. Như bài thánh vịnh viết rằng: “Họ chỉ muốn có một vị vua vĩ đại hùng dũng,
thống trị, và vì điều này, họ đã không tin vào Ngài và đã giết Đấng Cứu Độ”.
Mc
15:33-39: Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.
Bị
tất cả mọi người bỏ rơi, Chúa Giêsu kêu lên một tiếng và trút hơi thở. Viên sĩ quan, một người dân ngoại, có nhiệm
vụ canh gác, đã thốt lên một lời tuyên xưng đức tin long trọng: “Đúng người này là Con Thiên Chúa!” Một người dân ngoại đã khám phá ra và chấp
nhận những gì các môn đệ đã không thể khám phá và chấp nhận, đó là trông thấy
sự hiện diện của Con Thiên Chúa trong tấm hình hài bị tra tấn, loại trừ và bị
đóng đinh này. Giống như người phụ nữ vô
danh ở đầu của hai chương này (Mc 14:3-9), vì thế tại phần cuối xuất hiện một
mẫu mực môn đệ khác, viên sĩ quan, một người dân ngoại!
* Mc 15:40-16:8: Tại ngôi mộ của Chúa Giêsu
40
Cũng có những phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa.
Trong số có bà Maria Magđalêna, bà Maria mẹ của ông Giacôbê trẻ và của
ông Giôsết, và bà Salômê, 41 là những kẻ đã theo giúp Người khi Người còn ở xứ
Galilêa. Và nhiều người khác cũng đã lên
Giêrusalem với Người. 42 Trời đã xế chiều và hôm đó lại là ngày chuẩn bị, áp
ngày Sabbát. 43 Ông Giuse quê ở Arimathia, một hội viên vị vọng trong Công
Nghị, cũng là người trông đợi Nước Thiên Chúa, ông mạnh dạn đến gặp Philatô và
xin xác Chúa Giêsu. 44 Philatô ngạc nhiên nghe nói Người đã chết, ông gọi viên
sĩ quan đến và hỏi xem Người đã chết thật chưa.
45 Khi được viên sĩ quan phúc trình, quan trao xác Người cho Giuse. 46
Giuse đã mua một khăn trắng, hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá, liệm vào
khăn và đặt trong mộ đã đục sẵn trong đá, và lăn một tảng đá lấp cửa mồ. 47 Lúc
đó bà Maria Magđalêna và Maria mẹ ông Giuse nhìn xem nơi Người được an táng.
16:1 Vừa hết ngày Sabbát, bà Maria Magđalêna với
bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để đi ướp xác Chúa Giêsu. 2
Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ. 3
Các bà bảo nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra
khỏi cửa mộ giùm chúng ta đây?” 4 Nhưng
vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn
lắm. 5 Vào trong mộ, các bà thấy một
người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. 6 Nhưng người thanh niên liền nói: “Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giêsu Nagiarét, Đấng bị đóng
đinh chứ gì? Người đã trỗi dậy rồi,
không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây
này! 7 Xin các bà về nói với môn đệ
Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilêa trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã
nói với các ông.” 8 Vừa ra khỏi mộ, các
bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi.
Mc
15:40-47: Táng xác Đức Chúa Giêsu.
Một
nhóm các người phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa:
Maria Magđalêna, Maria mẹ của Giacôbê và bà Salômê. Họ đã không chạy trốn. Họ vẫn trung thành cho đến cùng. Các bà chứng kiến cuộc tử nạn của Chúa
Giêsu. Từ nhóm nhỏ này mà lời công bố
mới về Chúa Nhật Phục Sinh sẽ xảy đến.
Các bà đi với ông Giuse quê ở Arimathia là người đã xin phép để chôn
Chúa Giêsu. Sau đó, hai bà trong số họ,
các bà Maria Magđalêna và Maria, ở gần ngôi mộ đã lấp. Họ cũng chứng kiến việc táng xác Chúa Giêsu.
Mc
16:1-8: Công bố sự phục sinh
Ngày
thứ nhất trong tuần, vào lúc sáng tinh sương, những người phụ nữ ấy cùng đi để
ước xác Chúa Giêsu. Họ thấy ngôi mộ đã
mở ra. Các bà là những nhân chứng của sự
phục sinh. Một thiên thần nói với các bà
rằng Chúa Giêsu đã sống lại và trao cho họ một mệnh lệnh: “đi và nói với các môn đệ Người và ông Phêrô
rằng: ‘Người sẽ đến Galilêa trước các ông; ở đó, các ông sẽ được thấy Người như
Người đã nói với các ông.’” (Mc 16:7).
Trong miền Galilêa, trên bờ hồ, nơi mà tất cả mọi sự đã khởi xướng, ở đó
tất cả mọi thứ cũng sẽ bắt đầu lại. Chúa
Giêsu đã mời gọi! Người sẽ không bỏ
cuộc, ngay cả khi đối mặt với việc các môn đệ từ bỏ Người! Người sẽ gọi lần nữa! Người luôn luôn gọi!
c) Sự thất bại cuối cùng như là lời kêu gọi mới
trở thành môn đệ
Đây
là câu chuyện về cuộc thương khó, khổ nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu được
nhìn thấy từ quan điểm của các môn đệ.
Số lần mà câu chuyện này nói về việc kém hiểu biết và thất bại của các
môn đệ, có lẽ tương ứng nhất với một sự kiện lịch sử. Nhưng điểm quan tâm chính của tác giả Tin
Mừng không phải là để kể lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà ông muốn tác
động một sự hoán cải trong các Kitô hữu của thời ấy và khơi dậy trong họ và
trong chúng ta một niềm hy vọng mới, có khả năng khắc phục được sự nản lòng và
cái chết. Có ba điều nổi bật và cần phải
được suy nghĩ kỹ lưỡng:
i) Sự thất bại của những người được chọn: Nhóm Mười Hai là những người đã được Chúa
Giêsu gọi và chọn cách đặc biệt (Mc 3:13-19) và được Người sai đi trong sứ vụ
(Mc 16:7-13), đã thất bại. Thất bại hoàn
toàn. Giuđa phản bội, Phêrô chối Thầy,
tất cả đều bỏ chạy, không một ai ở lại.
Tất cả phân tán! Dường như, không
có sự khác biệt nhiều giữa họ và những kẻ có thẩm quyền đã quyết định về cái
chết của Chúa Giêsu. Cũng giống như
Phêrô, họ cũng muốn loại bỏ cây thập giá và muốn có một Đấng Cứu Thế vinh
quang, một vì vua, Con Thiên Chúa được ơn phúc.
Nhưng có một sự khác biệt thật sự và sâu xa! Mặc dù với tất cả nhữnglỗi lầm và yếu kém của
mình, các môn đệ đã không có dã tâm. Các
ông không có bất kỳ một ý định xấu xa nào.
Họ gần như là một bản sao trung thực của tất cả chúng ta là những kẻ
đang đi trên con đường của Chúa Giêsu, mãi mãi vấp ngã nhưng lại luôn gượng
dậy!
ii) Lòng trung thành của những người không được
chọn: Là một đối trọng với sự thất bại
của một số người, sức mạnh đức tin của những người khác đã được bày tỏ, những
người không thuộc về nhóm Mười Hai môn đệ được chọn:
1. Người phụ nữ vô danh từ Bêtania. Bà chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu ThếTôi Tớ
và do đó, bà đã xức dầu cho Người trong dự đoán về việc chôn cất Người. Chúa
Giêsu khen bà. Bà là một gương mẫu cho
tất cả chúng ta.
2. Ông Simon quê ở Xyrênê, một người cha trong
gia đình. Ông đã bị các quân lính bắt
buộc phải làm điều mà Chúa Giêsu đã yêu cầu Nhóm Mười Hai làm mà họ đã bỏ
chạy. Ông vác cây thập giá đi theo chân
Chúa Giêsu lên đồi Canvê.
3. Viên sĩ quan, một dân ngoại. Vào lúc Chúa sinh thì, ông đã tuyên xưng đức
tin của mình và nhận ra Con Thiên Chúa trong hình hài người đàn ông bị đánh đập
và đóng đinh trên thập giá, người bị nguyền rủa chiếu theo luật Do Thái.
4. Bà Maria Magđalêna, bà Maria mẹ của ông
Giacôbê và bà Salômê, “và nhiều phụ nữ khác ở đó đã lên Giêrusalem cùng với
Người (Mc 15:41). Họ đã không bỏ rơi
Chúa Giêsu, nhưng kiên quyết ở lại dưới chân cây thập giá và gần mồ Chúa Giêsu.
5.
Ông Giuse quê ở Arimathia, một hội viên của Công Nghị, người đã mạo hiểm bằng
mọi cách để xin xác Chúa Giêsu đem về mai táng.
Nhóm Mười Hai đã không làm tròn.
Việc tiếp tục sứ điệp Nước Trời đã không thông qua các ông, nhưng qua
các người khác, đặc biệt là phụ nữ, những người sẽ được trao cho một nhiệm vụ
rõ ràng là đi tìm gọi lại những môn đệ thất bại đó (Mc 16:7). Và ngày nay, sứ điệp được lưu truyền qua
những người nào?
iii) Thái độ của Chúa Giêsu: Cách thức mà trong Tin Mừng Máccô trình bày
về thái độ của Chúa Giêsu trong khi nói về cuộc thương khó là có ý mang lại
niềm hy vọng ngay cả với các môn đệ chán nản và thất vọng nhất! Bởi vì cho dù sự phản bội của Nhóm Mười Hai
có to lớn đến đâu thì tình yêu của Đức Giêsu vẫn luôn bao la hơn! Khi Chúa Giêsu loan báo rằng các môn đệ sẽ
chạy trốn, Người đã nói với các ông rằng Người sẽ đợi họ ở Galilêa. Mặc dù Người đã biết trước về việc phản bội
(Mc 14:18), chối bỏ (Mc 14:30), tháo chạy (Mc 14:27), Chúa vẫn tiếp tục cử hành
Bí Tích Thánh Thể. Và vào tảng sáng Phục
Sinh, thiên thần, qua các ngườiphụ nữ, đã gửi một thông điệp đến Phêrô là người
đã chối Chúa, và đến tất cả mọi người khác là những kẻ đã bỏ trốn, rằng các ông
phải đi đến Galilêa. Nơi mà tất cả mọi
việc đã khởi đầu cũng sẽ là nơi mà tất cả mọi thứ được bắt đầu lại. Sự thất bại của Nhóm Mười Hai không làm hủy
đi giao ước đã được ký và đóng ấn bằng máu của Chúa Giêsu.
d) Khuôn mẫu của người môn đệ: Đi theo, Phục vụ, Đi lên
Máccô
nhấn mạnh đến sự hiện diện của các phụ nữ là những người đi theo và giúp Chúa
Giêsu từ lúc Người còn ở Galilêa và đi lên Giêrusalem cùng với Người (Mc
15:40-41). Máccô xử dụng ba chữ để xác
định mối quan hệ của những người phụ nữ với Chúa Giêsu: Đi theo!
Phục vụ! Đi lên! Các bà “đã đi theo và giúp đỡ” Chúa Giêsu và
cùng với nhiều phụ nữ khác “đã cùng đi lên Giêrusalem với Người” (Mc
15:41). Đây là ba từ ngữ để định nghĩa
một người môn đệ lý tưởng. Họ là những
gương mẫu cho các môn đệ khác là những kẻ đã tháo chạy!
* Đi theo mô tả lời mời gọi của Chúa Giêsu và
quyết định đi theo Người (Mc 1:18). Quyết định này ngụ ý là từ bỏ mọi sự và
chấp nhận nguy cơ có thể bị giết chết (Mc 8:34; 10:28).
* Phục vụ nói rằng họ là những môn đệ đích
thực, bởi vì sự phục vụ là đặc tính của người môn đệ và của chính Chúa Giêsu
(Mc 40:42-45).
* Đi lên nói rằng họ đủ tư cách là chứng tá cho
cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu, bởi vì như các môn đệ, họ sẽ đi
cùng với Người từ Galilêa đến Giêrusalem (Cv 13:31).
Sau
khi chứng kiến sự phục sinh của Chúa Giêsu, họ cũng sẽ mục kích những gì họ đã
trông thấy và đã trải qua. Đó là kinh
nghiệm của phép thanh tẩy của chúng ta.
“Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai
táng với Người. Bởi thế, cũng như Người
đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng
ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6:4). Nhờ bí tích rửa tội, tất cả chúng
ta cùng chia sẻ trong cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.
3. Trợ giúp cho việc suy gẫm
i) Trong cuộc thương khó và tử nạn của Chúa
Giêsu, điều gì khiến tôi cảm động nhất trong thái độ của mười hai vị tông đồ và
thái độ của những người phụ nữ? Bạn sẽ làm gì nếu bạn đã có mặt vào lúc ấy? Bạn sẽ hành động như các vị tông đồ hay sẽ
hành động như các người phụ nữ?
ii) Điều gì đã làm bạn cảm động nhất trong thái
độ của Chúa Giêsu đối với các môn đệ của Người trong bài tường thuật cuộc
thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu? Tại
sao?
iii) Bài tường thuật về cuộc thương khó và tử nạn
của Chúa Giêsu theo Tin Mừng Máccô mang sứ điệp đặc biệt gì? Bạn có đã tìm ra được những khác biệt giữa
lời tường thuật về cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng
Máccô và trong các Tin Mừng khác chưa?
Những khác biệt này là gì?
4. Lời cầu nguyện bằng Thánh Vịnh: Thánh Vịnh 22 (21)
Bài
Thánh Vịnh mà Chúa Giêsu đã cầu nguyện trên Thập Giá
Lạy
Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,
Ngài
nỡ lòng ruồng bỏ con sao?
Dù
con thảm thiết kêu gào,
nhưng
ơn cứu độ nơi nao xa vời!
Ngày
kêu Chúa, không lời đáp ứng,
đêm
van Ngài mà cũng chẳng yên.
Thế
nhưng Chúa ngự nơi đền,
vinh quang của Israel là Ngài.
Xưa tổ phụ vẫn hoài cậy Chúa,
họ cậy trông, Ngài đã độ trì,
van nài liền được cứu nguy,
đã không thất vọng mỗi khi cậy Ngài.
Thân sâu bọ chứ người đâu phải,
con bị đời mắng chửi dể duôi,
thấy
con ai cũng chê cười,
lắc
đầu bĩu mỏ buông lời mỉa mai:
"Nó
cậy CHÚA, mặc Người cứu nó!
Người
có thương, giải gỡ đi nào! "
Đưa
con ra khỏi thai bào,
vòng
tay mẹ ẵm Chúa trao an toàn.
Chào
đời con được dâng cho Chúa,
được
Ngài là Chúa tự sơ sinh.
Xa
con Ngài đứng sao đành,
nguy
hiểm bên mình không kẻ giúp cho.
Quanh
con cả đàn bò bao kín,
thú
Ba-san ùa đến bủa vây:
Há
mồm đe doạ gớm thay,
khác
nào sư tử xé thây vang gầm.
Tưởng
mình như tan dần ra nước,
toàn
thân con xương cốt rã rời,
con
tim đau đớn bồi hồi,
mềm
như sáp chảy tơi bời ruột gan.
Nghe
cổ họng khô ran như ngói,
lưỡi
với hàm dính lại cùng nhau,
chốn
tử vong Chúa đặt vào;
Quanh
con bầy chó đã bao chặt rồi.
Bọn
ác đó trong ngoài vây bủa,
chúng
đâm con thủng cả chân tay,
xương
con đếm được vắn dài;
chúng
đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem.
Áo
mặc ngoài chúng đem chia chác,
còn
áo trong cũng bắt thăm luôn.
Chúa
là sức mạnh con nương,
cứu
mau, lạy CHÚA, xin đừng đứng xa.
Xin
cứu mạng khỏi sa lưỡi kiếm,
gỡ
thân con thoát miệng chó rừng,
khỏi
nanh sư tử hãi hùng,
phận
hèn khốn khổ thoát sừng trâu điên.
Con
nguyện sẽ loan truyền danh Chúa
cho
anh em tất cả được hay,
và
trong đại hội dân Ngài,
con
xin dâng tiến một bài tán dương.
Hỡi
những ai kính sợ ĐỨC CHÚA,
hãy
ca tụng Người đi!
Hỡi
toàn thể giống nòi Giacóp,
nào
hãy tôn vinh Người!
Dòng
dõi Israel tất cả,
nào
một dạ khiếp oai!
Bởi
vì Chúa đã chẳng coi thường,
chẳng
khinh miệt kẻ nghèo hèn khốn khổ,
cũng
không đành ngoảnh mặt làm ngơ,
nhưng
đã thương nghe lời cầu cứu.
Chịu
ơn Người, tôi dâng lời ca tụng,
ngày
đại hội toàn dân.
Điều
khấn nguyền, tôi xin giữ trọn
trước
mặt những ai kính sợ Người.
Kẻ
nghèo hèn được ăn uống thoả thuê,
người
tìm CHÚA sẽ dâng lời ca tụng.
Cầu
chúc họ vui sống ngàn đời.
Toàn
thế giới, muôn người nhớ lại
và
trở về cùng CHÚA.
Mọi
dân tộc dưới trần
phủ
phục trước Tôn Nhan.
Bởi
vì CHÚA nắm quyền vương đế,
Người
thống trị chư dân.
Mọi
kẻ ngủ yên trong lòng đất
sẽ
đều bái lạy một mình Người,
phàm
những ai trở về cát bụi
sẽ
cùng phủ phục trước Thánh Nhan.
Phần
tôi, nguyện sẽ sống cho Chúa,
con
cháu tôi sẽ phụng sự Người.
Thiên
hạ sẽ nói về Đức Chúa
cho
thế hệ tương lai,
truyền
tụng cho hậu sinh đức công chính của Người,
rằng:
"Đức Chúa đã làm như vậy! "
5. Lời Nguyện Kết
Lạy
Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn
ý muốn của Chúa Cha. Nguyện xin Thần Khí
Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban cho chúng con sức mạnh để thực
hành Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con.
Nguyện xin cho chúng con, được trở nên giống như Đức Maria, thân mẫu
Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa. Chúa là Đấng hằng
sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến
muôn thuở muôn đời. Amen.
www.dongcatminh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét