Hối hận là tâm trạng của một người, sau khi đã làm điều không tốt, cảm thấy day dứt lương tâm về điều sai trái mình đã làm. Một người hối hận thường mong muốn sửa lại lỗi lầm của mình, hoặc muốn bù đắp những thiệt hại về danh dự cũng như vật chất mình đã gây ra cho người khác. Hối hận là sự thức tỉnh lương tâm và là khởi đầu của hành trình trở về, để sám hối và canh tân đổi đời.
Dân gian ta có câu “đánh người chạy đi, ai nỡ đánh người chạy lại”. Điều này cho thấy cuộc đời rất bao dung đối với những ai lầm lỗi. Một khi họ đã nhận ra sai lầm của mình và quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ, trở về hoàn lương, thì không ai nỡ chối từ. Họ là những người can đảm “chạy lại” để hoà nhập với cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, để được đón nhận và tha thứ, người lầm lỗi phải chứng minh thiện chí của mình. Họ cũng phải can đảm vượt lên những thành kiến mặc cảm, quyết tâm sửa đổi hạnh kiểm. Cuộc đời sẽ dang rộng vòng tay đón nhận và quên đi quá khứ của những ai đã trót lầm lỗi mà hối hận ăn năn.
Có những khi niềm hối hận lại trở nên quá muộn màng, không còn cơ hội để sửa chữa lầm lỗi. Đó là trường hợp những người phạm pháp và phải ra trước vành móng ngựa. Đó cũng là những đứa con bất hiếu mà khi tỉnh ngộ thì cha mẹ đã qua đời, hoặc những anh em trong gia đình, vì mâu thuẫn xung đột, quyết đoạn tuyệt tình thân mà nay sự chết không cho họ gặp lại để hoà giải. Còn biết bao trường hợp khác nữa, khi mà sự ích kỷ, ghen ghét làm cho người thân trở thành kẻ thù, người thiết nghĩa coi nhau như người dưng. Một lúc nào đó, khi thức tỉnh lương tâm, họ muốn người nằm xuống sống lại chỉ một giây để họ nói lời xin lỗi và tỏ bày sự hối hận, nhưng đã quá muộn màng.
Có những người làm điều xấu mà không hề hối hận, vì lương tâm họ đã trở nên chai đá, khiến họ sống khép kín với những người xung quanh, hoặc cố tình làm điều sai trái. Sự thù hận hoặc lợi ích cá nhân đã làm cho họ mù quáng, không nhìn thấy lẽ phải. Không biết hối hận, cuộc sống sẽ lan tràn bạo lực, con người ngày càng trở nên hoang dã đối với nhau. Có những người vì lòng tham mà đang tiếp tay cho kẻ ác giết hại chính đồng bào mình. Đó là những trường hợp tàng trữ và tiêu thụ thực phẩm nhiễm độc, thuốc chữa bệnh giả, hoá chất gây độc hại đến thực vật và môi trường. Những hành động này gây thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài đến tương lai của một dân tộc. Nếu biết hối hận, họ sẽ thức tỉnh lương tâm, chấm dứt những hành động độc ác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng sống và môi trường.
Hối hận là tâm trạng của người con thứ trong dụ ngôn “Người cha nhân hậu” được Thánh Luca ghi lại trong Tin Mừng (x. Lc 15). Người con thứ thức tỉnh sau khi anh đã phung phí hết tiền của vào những cuộc ăn chơi trác táng. Anh đã tỉnh ngộ sau một cơn ảo tưởng kéo dài. Anh vỡ mộng, vì cuộc đời này nghiệt ngã, không giống như anh tưởng tượng. Những bữa tiệc xa hoa thâu đêm suốt sáng, những cô chân dài đầy quyến rũ… tất cả đã trở thành quá khứ vì anh hết tiền bạc. Cùng với sự hối hận là sự nhục nhã ê chề và thất vọng đau đớn. Điều may mắn còn lại nơi anh, đó là tiếng nói của lương tâm nhắc bảo cho anh biết những gì đã làm là sai trái, là “đắc tội với trời và đắc tội với cha”. Niềm hối hận là bước khởi đầu dẫn đưa anh trở về, giúp anh đón nhận lòng bao dung nhân hậu của cha mình và được hoà nhập với cộng đồng xã hội.
Mùa Chay giúp chúng ta trở về với Chúa, khiêm tốn nhìn nhận những tội lỗi và xin Ngài tha thứ. Những thực hành sám hối của Mùa Chay không dừng lại ở tâm trạng hối hận, mà còn dẫn tới việc giao hoà với Chúa qua Bí tích Giải Tội. Giáo lý vẫn phân biệt hai hình thức ăn năn tội, gọi là “ăn năn tội cách trọn” và “ăn năn tội cách chẳng trọn”. Những bản văn giáo lý trước kia viết là “ăn năn tội Con-tri-xong (bởi chữ Contrition, nghĩa là hành động sám hối được thúc đẩy bẳng lòng mến – tức là ăn năn tội cách trọn) và ăn năn tội A-tri-xong (bởi chữ Attrition – có nghĩa là do đau buồn, mệt mỏi, sợ hãi – tức là ăn năn tội cách chẳng trọn)”.
Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo giải thích:
“Khi sự ăn năn tội xuất phát từ lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự, thì được gọi là ăn năn tội “cách trọn” (ăn năn do đức mến). Cách ăn năn tội này xoá bỏ các tội nhẹ; và cũng đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nếu hối nhân quyết tâm đi xưng tội càng sớm càng tốt.” (số 1452).
“Ăn năn tội “cách chẳng trọn” (hoặc hối hận) cũng là một hồng ân của Thiên Chúa, một thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Nó phát sinh khi thấy sự xấu xa của tội lỗi hoặc vì sợ bị luận phạt đời đời và sợ các hình phạt khác mà kẻ tội lỗi phải chịu (ăn năn do sợ hãi). Sự khích động lương tâm như vậy có thể là khởi đầu của một tiến trình nội tâm, tiến trình này sẽ được hoàn tất dưới tác động của ân sủng nhờ ơn xá giải bí tích. Việc ăn năn tội cách chẳng trọn tự nó không đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nhưng chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn tha tội trong Bí tích Thống Hối” (số 1453).
Mùa Chay cũng giúp chúng ta mở rộng tấm lòng tha thứ và đón nhận anh chị em, mặc dầu họ còn nhiều khiếm khuyết bất toàn. Chúa Giêsu dạy chúng ta: “Nếu có anh em con lỗi phạm, con hãy răn bảo nó, và nếu nó hối cải, thì hãy tha thứ cho nó; cho dù một ngày nó phạm đến con bảy lần, và bảy lần nó trở lại nói cùng con rằng ‘tôi hối hận’, thì con hãy tha thứ cho nó.” ( Lc 17,5).
Khởi đi từ một yếu tố tâm lý, hối hận giúp ta nhìn lại mình trong mối tương quan với Chúa và với anh chị em, từ đó chúng ta sửa mình, canh tân bản thân, mở lòng đón nhận tình thương của Chúa. Thiên Chúa bao dung nhân hậu và luôn chờ đón chúng ta trở về. Những ai thành tâm và khiêm tốn sẽ được Ngài đón nhận, để được sống trong niềm vui và ân sủng dồi dào.
Dân gian ta có câu “đánh người chạy đi, ai nỡ đánh người chạy lại”. Điều này cho thấy cuộc đời rất bao dung đối với những ai lầm lỗi. Một khi họ đã nhận ra sai lầm của mình và quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ, trở về hoàn lương, thì không ai nỡ chối từ. Họ là những người can đảm “chạy lại” để hoà nhập với cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, để được đón nhận và tha thứ, người lầm lỗi phải chứng minh thiện chí của mình. Họ cũng phải can đảm vượt lên những thành kiến mặc cảm, quyết tâm sửa đổi hạnh kiểm. Cuộc đời sẽ dang rộng vòng tay đón nhận và quên đi quá khứ của những ai đã trót lầm lỗi mà hối hận ăn năn.
Có những khi niềm hối hận lại trở nên quá muộn màng, không còn cơ hội để sửa chữa lầm lỗi. Đó là trường hợp những người phạm pháp và phải ra trước vành móng ngựa. Đó cũng là những đứa con bất hiếu mà khi tỉnh ngộ thì cha mẹ đã qua đời, hoặc những anh em trong gia đình, vì mâu thuẫn xung đột, quyết đoạn tuyệt tình thân mà nay sự chết không cho họ gặp lại để hoà giải. Còn biết bao trường hợp khác nữa, khi mà sự ích kỷ, ghen ghét làm cho người thân trở thành kẻ thù, người thiết nghĩa coi nhau như người dưng. Một lúc nào đó, khi thức tỉnh lương tâm, họ muốn người nằm xuống sống lại chỉ một giây để họ nói lời xin lỗi và tỏ bày sự hối hận, nhưng đã quá muộn màng.
Có những người làm điều xấu mà không hề hối hận, vì lương tâm họ đã trở nên chai đá, khiến họ sống khép kín với những người xung quanh, hoặc cố tình làm điều sai trái. Sự thù hận hoặc lợi ích cá nhân đã làm cho họ mù quáng, không nhìn thấy lẽ phải. Không biết hối hận, cuộc sống sẽ lan tràn bạo lực, con người ngày càng trở nên hoang dã đối với nhau. Có những người vì lòng tham mà đang tiếp tay cho kẻ ác giết hại chính đồng bào mình. Đó là những trường hợp tàng trữ và tiêu thụ thực phẩm nhiễm độc, thuốc chữa bệnh giả, hoá chất gây độc hại đến thực vật và môi trường. Những hành động này gây thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài đến tương lai của một dân tộc. Nếu biết hối hận, họ sẽ thức tỉnh lương tâm, chấm dứt những hành động độc ác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng sống và môi trường.
Hối hận là tâm trạng của người con thứ trong dụ ngôn “Người cha nhân hậu” được Thánh Luca ghi lại trong Tin Mừng (x. Lc 15). Người con thứ thức tỉnh sau khi anh đã phung phí hết tiền của vào những cuộc ăn chơi trác táng. Anh đã tỉnh ngộ sau một cơn ảo tưởng kéo dài. Anh vỡ mộng, vì cuộc đời này nghiệt ngã, không giống như anh tưởng tượng. Những bữa tiệc xa hoa thâu đêm suốt sáng, những cô chân dài đầy quyến rũ… tất cả đã trở thành quá khứ vì anh hết tiền bạc. Cùng với sự hối hận là sự nhục nhã ê chề và thất vọng đau đớn. Điều may mắn còn lại nơi anh, đó là tiếng nói của lương tâm nhắc bảo cho anh biết những gì đã làm là sai trái, là “đắc tội với trời và đắc tội với cha”. Niềm hối hận là bước khởi đầu dẫn đưa anh trở về, giúp anh đón nhận lòng bao dung nhân hậu của cha mình và được hoà nhập với cộng đồng xã hội.
Mùa Chay giúp chúng ta trở về với Chúa, khiêm tốn nhìn nhận những tội lỗi và xin Ngài tha thứ. Những thực hành sám hối của Mùa Chay không dừng lại ở tâm trạng hối hận, mà còn dẫn tới việc giao hoà với Chúa qua Bí tích Giải Tội. Giáo lý vẫn phân biệt hai hình thức ăn năn tội, gọi là “ăn năn tội cách trọn” và “ăn năn tội cách chẳng trọn”. Những bản văn giáo lý trước kia viết là “ăn năn tội Con-tri-xong (bởi chữ Contrition, nghĩa là hành động sám hối được thúc đẩy bẳng lòng mến – tức là ăn năn tội cách trọn) và ăn năn tội A-tri-xong (bởi chữ Attrition – có nghĩa là do đau buồn, mệt mỏi, sợ hãi – tức là ăn năn tội cách chẳng trọn)”.
Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo giải thích:
“Khi sự ăn năn tội xuất phát từ lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự, thì được gọi là ăn năn tội “cách trọn” (ăn năn do đức mến). Cách ăn năn tội này xoá bỏ các tội nhẹ; và cũng đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nếu hối nhân quyết tâm đi xưng tội càng sớm càng tốt.” (số 1452).
“Ăn năn tội “cách chẳng trọn” (hoặc hối hận) cũng là một hồng ân của Thiên Chúa, một thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Nó phát sinh khi thấy sự xấu xa của tội lỗi hoặc vì sợ bị luận phạt đời đời và sợ các hình phạt khác mà kẻ tội lỗi phải chịu (ăn năn do sợ hãi). Sự khích động lương tâm như vậy có thể là khởi đầu của một tiến trình nội tâm, tiến trình này sẽ được hoàn tất dưới tác động của ân sủng nhờ ơn xá giải bí tích. Việc ăn năn tội cách chẳng trọn tự nó không đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nhưng chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn tha tội trong Bí tích Thống Hối” (số 1453).
Mùa Chay cũng giúp chúng ta mở rộng tấm lòng tha thứ và đón nhận anh chị em, mặc dầu họ còn nhiều khiếm khuyết bất toàn. Chúa Giêsu dạy chúng ta: “Nếu có anh em con lỗi phạm, con hãy răn bảo nó, và nếu nó hối cải, thì hãy tha thứ cho nó; cho dù một ngày nó phạm đến con bảy lần, và bảy lần nó trở lại nói cùng con rằng ‘tôi hối hận’, thì con hãy tha thứ cho nó.” ( Lc 17,5).
Khởi đi từ một yếu tố tâm lý, hối hận giúp ta nhìn lại mình trong mối tương quan với Chúa và với anh chị em, từ đó chúng ta sửa mình, canh tân bản thân, mở lòng đón nhận tình thương của Chúa. Thiên Chúa bao dung nhân hậu và luôn chờ đón chúng ta trở về. Những ai thành tâm và khiêm tốn sẽ được Ngài đón nhận, để được sống trong niềm vui và ân sủng dồi dào.
Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
Nguồn: WH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét