Mười chữ của Đức Phanxicô
Cách đây ba năm, 13 tháng 3-2013, Jorge Mario Bergoglio trở thành Giáo hoàng Phanxicô. Nhìn lại mười chữ chủ đề chính của triều giáo hoàng của ngài.
Dòng Tên
Người ta hay quên: Đức Phanxicô là tu sỹ Dòng Tên, ngài vào Dòng năm 1958 và Dòng đã đào tạo ngài về mặt tri thức và thiêng liêng. «Kỹ luật Dòng, cách dùng thì giờ đã tác động trên tôi thật nhiều.» Nhận định theo tinh thần I-Nhã cũng đã tác động trên người, mà với họ «lúc nào tôi cũng cần thì giờ để sắp đặt lại các nguyên lý nền tảng cho một sự thay đổi đích thực và hiệu năng» và «tôi cẩn thận với những quyết định lấy một cách ngẫu hứng». Tác động bởi đời sống cộng đoàn và lối quyết định của các tu sĩ, ngài bảo vệ một «Giáo hội theo tinh thần công đồng» nơi mọi người được «tự do nói» và mỗi người tự đặt mình vào «tinh thần lắng nghe».
Quần chúng
Đức Phanxicô được đào tạo theo trường phái thần học quần chúng, một nhánh của thần học giải phóng Argentina, xem quần chúng như một tổng thể sinh động tương tác giữa các cá nhân và là chủ thể của một lịch sử xuyên qua sự triển khai một nền văn hóa riêng. Ngài đặc biệt chú tâm đến văn hóa và lòng mộ đạo bình dân, «khuôn mẫu của đức tin nhập thể trong các thực tế văn hóa». Gạt ra tinh thần kitô độc văn hóa, ngài phác thảo ra Quần chúng của Chúa «có nhiều mặt», «phản ảnh sự hợp lưu của tất cả các yếu tố riêng, mà nơi đó vẫn còn giữ nét độâc đáo tiêng của mình».
Ngoại vi
Sinh trưởng ở Buenos Aires, người của thành phố, Đức Phanxicô nhấn mạnh, các thành phố lớn đóng một vai trò then chốt rất to lớn trong sự thay đổi văn hóa của các xã hội, nơi Kitô giáo «không còn mang tính cổ động hay khởi sinh ra ý nghĩa». «Chúng ta phải thay đổi!», ngài khẳng định, vì thế ngài kêu gọi phải «nhìn thực tế từ ngoại vi», «chúng ta phải dời vị trí trung ương yên bình trầm lặng để đi về vùng ngoại vi». «Chúng ta phải ‘đi ra’. Để đi về đâu? Về các vùng ngoại vi của cuộc sống, dù nó có như thế nào», ngài lặp lại, thà có một «Giáo hội ngàn lần bị tai nạn, nạn nhân của một tai nạn hơn là một Giáo hội bệnh hoạn, khép kín với chính mình».
Thời thượng
Khi Giáo hội không đi ra khỏi chính mình, khi Giáo hội tự xây cho mình một tòa nhà «trung tâm», thì nó sẽ có nguy cơ mắc bệnh, và ngài đặt tên cho bệnh này là bệnh: «thời thượng thiêng liêng, sống để người này mang vinh danh đến cho người kia». Với thời thượng kiểu này thì Giáo hội sẽ «trở thành một cơ quan Phi Chính Phủ, đánh mất muối mặn nên không còn hương vị, nó chỉ còn là một tổ chức trống rỗng». Như thế Giáo hội phải «trút bỏ» thói thời thượng này, một thói chỉ «đưa đến huyênh hoang, kiêu ngạo, thờ ngẫu tượng». Chính theo nghĩa này mà ngài kêu gọi các giám mục phải «gần với đàn chiên của mình».
Thải loại
Người lên án chủ nghĩa tiêu thụ, Đức Phanxicô không ngừng tố cáo sự phí phạm. «Khi chúng ta vứt đồ ăn thì giống như chúng ta lấy đi chén cơm trên bàn ăn của người nghèo», ngài lặp lại. Nhưng ngài cũng nhấn mạnh, không phải chỉ thức ăn hay của cải thặng dư mới là rác rưới bị thải loại, nhưng thường chính cả con người, người ta «vứt như vứt những đồ không cần thiết». Trẻ em chưa sinh, người bệnh và người khuyết tật, người trẻ không có việc làm, người lớn tuổi bị để qua một bên: ngài đưa ra danh sách các nạn nhân của loại «văn hóa thải loại này», mà thấy rõ nhất là nơi những người di dân, nạn nhân của nạn buôn người, mafia.
Nền kinh tế giết hại
Gốc rễ của loại «văn hóa thải loại» này, Đức Phanxicô cho rằng, đó là do «không xem con người là tối thượng», «tham vọng không bờ để cho đồng tiền điều khiển», một «ngẫu tượng mới». «Nền kinh tế trục lợi không còn cần lao động, vì thế nó không ngại ngùng làm cho hàng triệu người thất nghiệp», ngài nêu lên. «Một hệ thống kinh tế tập trung quanh thần tài thì nền kinh tế này sẽ không ngần ngại phá hoại tài nguyên thiên nhiên để chạy theo nhịp sản xuất điên cuồng của nó», Đức Phanxicô lên tiếng, ngài bảo vệ cho tiếng nói của người nghèo, tiếng nói của Trái đất, kêu gọi có những «cải tổ sâu đậm» để người nghèo xứng đáng là nhân vật chính cho số phận của mình».
Đối thoại
Đứng trước loại «văn hóa rác rưới», Đức Phanxicô cổ động cho «văn hóa gặp gỡ». «Khi các nhà lãnh đạo của các cơ quan khác nhau xin tôi lời khuyên, câu trả lời của tôi luôn là: đối thoại, đối thoại, đối thoại», Đức Phanxicô thố lộ, ngài biện hộ cho một «cuộc gặp gỡ để nhận ra sự khác biệt không những tốt nhưng còn cần thiết». «Chúng ta không thể có được một đối thoại đích thực nếu chúng ta không ý thức được căn tính của mình», Đức Phanxicô chính xác nói, ngài cho rằng một cuộc đối thoại đích thực là để «mở tinh thần, quả tim chúng ta ra với lòng thiện cảm và đón nhận chân thành với những người chúng ta nói chuyện».
Gia đình
Theo Đức Giáo hoàng, nếu có một nơi tiêu biểu để đối thoại, thì đó là gia đình. Theo ngài, một gia đình cụ thể là gia đình nhấn mạnh trên «tinh thần sống chung» và thường lặp lại ba «chữ kỳ diệu, cần thiết để hướng dẫn một gia đình»: «Xin vui lòng, cám ơn, xin lỗi». Ngài không quên những «gia đình bị tổn thương», ngài thích một «gia đình không ngừng tái xây dựng hơn là một gia đình, một xã hội chỉ mê chính mình và bị mờ quáng vì sang trọng và tiện nghi».
Lòng thương xót
Đó là một chữ mang tầm mức cao lớn trong triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, chủ đề của Năm Thánh 2016. Lòng thương xót, “là thái độ thần thánh của việc mở vòng tay”, Đức Phanxicô nhận định, ngài đã làm cho thái độ “dịu dàng trìu mến” trở thành một điệp khúc. “Tôi những ước ao biết bao, những năm sắp tới sẽ thấm đượm lòng thương xót để tôi có thể đến gặp từng người, mang đến lòng nhân lành và dịu dàng của Chúa cho họ!” Đối với ngài, Giáo hội phải là một “bệnh viện dã chiến”, minh chứng cho lòng thương xót của Người Cha, không cứng ngắt cũng không khoan hòa, một tình nhân loại “mang những vết thương sâu đậm” và nghĩ “không có một khả thể nào có thể cứu lại được”.
Chúa Giêsu
Đối với Đức Phanxicô, Chúa Giêsu trước hết là một người mà khi gặp sẽ nảy sinh ra niềm vui. “Là người kitô đầu tiên hết, không phải là do một quyết định có tính cách luân lý hay một tư tưởng cao siêu nào, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, với một con người đem lại cho cuộc sống một chân trời mới, và từ đó có một định hướng quyết định cho mình”, ngài viết về kinh nghiệm cụ thể của một ngày tháng 9 năm 1953. Cuộc gặp gỡ này là trọng tâm của sự loan báo theo tinh thần kitô, một tinh thần dính vào con người của Chúa Giêsu Kitô. “Đi gặp mọi người nơi họ sống: ở nhà, ở thành phố, ở nơi họ làm việc… khắp nơi, bất cứ nơi đâu có người, Giáo hội được gọi để mang niềm vui Tin Mừng đến cho họ.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét