VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM B
Tin Mừng thánh Gioan 20,19-31
I. TIN MỪNG
19 Vào
chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng
kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói:
"Bình an cho anh em! "20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh
sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.21 Người lại nói với các ông:
"Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh
em."22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận
lấy Thánh Thần.23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ
ai, thì người ấy bị cầm giữ."
24 Một
người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các
ông khi Đức Giê-su đến.25 Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được
thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người,
nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người,
tôi chẳng có tin."26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong
nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến,
đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em."27 Rồi Người bảo ông
Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt
vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin."28 Ông Tô-ma thưa
Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! "29 Đức Giê-su bảo:
"Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!
"
30 Đức
Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó
không được ghi chép trong sách này.31 Còn những điều đã được chép ở đây là để
anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà
được sự sống nhờ danh Người.
19 On the evening of that first day of the week, when the doors
were locked, where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and
stood in their midst and said to them, "Peace be with you."
20 When he had said this, he showed them his hands and his
side. The disciples rejoiced when they
saw the Lord.
21 (Jesus) said to them
again, "Peace be with you. As the Father has sent me, so I send you."
22 And when he had said
this, he breathed on them and said to them, "Receive the holy Spirit.
23 Whose sins you forgive
are forgiven them, and whose sins you retain are retained."
24 Thomas, called Didymus, one of the Twelve, was not with them
when Jesus came.
25 So the other disciples said to him, "We have seen the
Lord." But he said to them, "Unless I see the mark of the nails in
his hands and put my finger into the nailmarks and put my hand into his side, I
will not believe."
26 Now a week later his disciples were again inside and Thomas
was with them. Jesus came, although the doors were locked, and stood in their
midst and said, "Peace be with you."
27 Then he said to Thomas, "Put your finger here and see my
hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving,
but believe."
28 Thomas answered and
said to him, "My Lord and my God!"
29 Jesus said to him,
"Have you come to believe because you have seen me? Blessed are those who
have not seen and have believed."
30 Now Jesus did many
other signs in the presence of (his) disciples that are not written in this
book.
31 But these are written that you may (come to) believe that
Jesus is the Messiah, the Son of God, and that through this belief you may have
life in his name.
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn
hãy viết lại câu Tin Mừng thánh Gioan 20,27
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Khi đứng giữa các ông, Đức
Giêsu đã nói gì? (Ga 20,19)
a. Bình
an cho anh em.
b. Anh
em đừng sợ, Thầy đây.
c. Thầy
đã trỗi dậy từ cõi chết.
d. Cả a,
b và c đúng.
02. Sau khi chúc bình an cho các
môn đệ Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo các ông hãy nhận lấy điều gì?
(Ga 20,22)
a. Sức
mạnh của thần khí.
b. Sự
khôn ngoan.
c. Thánh
Thần.
d. Cả a,
b và c đúng.
03. Vị tông đồ nào đã vắng mặt
trong lần hiện ra trước? (Ga 20,24)
a. Ông
Phêrô
b. Ông Gioan
c. Ông
Giacôbê
d. Ông
Tôma
04. Đức Giêsu bảo ông Tôma hãy đặt
bàn tay vào đâu? (Ga 20,27)
a. Những
vết thương của Người.
b. Lỗ
đinh của Người.
c. Cạnh
sườn Người.
d. Cả a,
b và c đúng.
05. Khi gặp được Đức Giêsu, ông
Tôma đã thưa Người: (Ga 20,28)
a. Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.
b. Lạy
Thầy, Thầy đã sống lại.
c. Lạy
Thầy, con tin Thầy đã sống lại thật.
d. Thưa
Thầy, con đã tin.
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Đức Giêsu nói: ‘”Vì đã thấy
thầy, nên anh tin, … … những người không thấy mà tin”. (Ga 20,29)
02. Sau khi chúc bình an cho các
môn đệ Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo các ông hãy nhận lấy điều gì?
03. Như ai đã sai Thầy, thì Thầy
cũng sai anh em? (Ga 20,21)
04. Ai đã hiện ra với các tông đồ?
(Ga 20,19)
05. Đức Giêsu bảo ông Tôma hãy đặt
bàn tay vào đâu? (Ga 20,27)
06. Ông Tôma, vị tông đồ đã vắng mặt
trong lần hiện ra thứ nhất của Đức Giêsu với các tông đồ, còn được gọi là gì?
(Ga 20,24)
07. Đức Giêsu bảo ông Tôma hãy đặt
gì vào cạnh sườn của Người? (Ga 20,27)
08. Lời tuyên xưng của ông tô ma:
“Lạy chúa, lạy … … của con”.
(Ga
20,28)
Hàng dọc
: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
“Phúc
thay
những người không thấy mà tin! "
Tin Mừng thánh Gioan 20,29
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM B
Tin Mừng thánh Gioan 20,19-31
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
:
Thầy đây
* Tin
Mừng thánh Gioan 20,27
"Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra
mà đặt vào cạnh sườn Thầy.
II. TRẮC NGHIỆM
01. a.
Bình an cho anh em (Ga 20,19)
02. c.
Thánh Thần (Ga 20,22)
03. d.
Ông Tôma (Ga 20,24)
04. c.
Cạnh sườn Người (Ga 20,27)
05. a.
Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con (Ga 20,28)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Phúc
thay (Ga 20,29)
02.
Thánh Thần (Ga 20,22)
03. Chúa
Cha (Ga 20,21)
04. Đức
Giêsu (Ga 20,19 )
05. Cạnh
sườn (Ga 20,27)
06.
Điđymô (Ga 20,24)
07. Bàn
tay (Ga 20,27)
08.
Thiên Chúa (Ga 20,28)
Hàng dọc : Phục Sinh
GB. NGUYỄN
THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/
Tác giả:
HIỆP
SỐNG TIN MỪNG
CHÚA
NHẬT II PHỤC SINH ABC
Cv
5,12-16 ; Kh 1,9-11a.12-13.17-19 ; Ga 20,19-31
TRUYỀN
ĐẠT ĐỨC TIN TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
I. HỌC
LỜI CHÚA
1. TIN
MỪNG: Ga 20,19-31
(19)
Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các
cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng
giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (20) Nói xong, Người cho các
ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21)
người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai
Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các
ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho
ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị
cầm giữ”. (24)
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô,
không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. (25) Các môn đệ khác nói với
ông: “chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy
dấu đinh ở tay Người. Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không
đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. (26) Tám ngày sau,
các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó
với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông
và nói: “Bình an cho anh em”. (27) Rồi Người bảo Ông Tô-ma: “Đặt ngón
tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn
Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. (28) Ông Tô-ma thưa Người:
“Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (29) Đức Giêsu bảo: “Vì
đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”
(30) Đức
Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ. Nhưng
những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những
điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng
Ki-tô Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ Danh Người.
2. Ý
CHÍNH:
Bài
Tin mừng thuật lại hai lần Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra với các môn
đệ để củng cố niềm tin của các ông như sau: Lần thứ nhất (c 19-25):
vào buổi chiều sau khi sống lại, Chúa Phục Sinh đã hiện đến đứng
giữa các môn đệ đang hội họp mà không có Tô-ma. Người cho các ông xem
các vết thương nơi bàn tay và cạnh sườn để chứng minh Người đã sống
lại sau cuộc tử nạn, rồi thổi hơi ban Thánh Thần và trao quyền tha tội
cho các ông. Lần thứ hai (c 24-29): Tám ngày sau, Chúa Giê-su lại hiện
ra với các môn đệ và có Tô-ma. Người đặc biệt đáp ứng các đòi hỏi
của ông. Rồi khi ông đã đạt đến đức tin, thì Người dạy: “Vì đã thấy
Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”.
3.
CHÚ THÍCH:
- C
19-20: + Ngày
thứ nhất trong tuần: Ngày nay, Giáo Hội đã
chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần để mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và
gọi là Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. Đây là ngày lễ nghỉ, thay thế
cho Thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái Giáo. + Đức Giê-su đến: Người hiện đến trong
lúc phòng đang đóng kín. Điều này cho thấy thân xác của Người sau
phục sinh có đặc tính thiêng liêng siêu việt, có khả năng hiện diện
khắp nơi. + Bình an cho anh em! Các môn đệ vui mừng vì được
thấy Chúa: Đức
Ki-tô Phục Sinh đem lại sự bình an (x. Ga 20,19.21) và niềm vui (x Ga
20,20) cho các môn đệ (x Ga 14,27). + Người cho các ông xem tay và
cạnh sườn: Qua
đó, Người chứng tỏ Người chính là Đấng đã từng bị đóng đinh thập
giá trước đó (x. Ga 19,18), và bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn (x. Ga
19,34). Như vậy có sự liên kết mật thiết giữa hai mầu nhiệm Tử Nạn
và Phục Sinh.
- C
21-23 + Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì
Thầy cũng sai anh em: Tông đồ nghĩa là “được sai
đi”. Sứ mạng này xuất phát từ Chúa Cha truyền cho Đức Giê-su, và giờ
đây đến lượt Đức Giê-su Phục Sinh lại truyền cho các môn đệ và tất
cả mọi tín hữu. + Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy
nhận lấy Thánh Thần”: Theo
Kinh Thánh, hơi thở chính là sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi sinh
khí vào con người A-đam và ban sự sống cho ông (x. St 2,7), thì nay,
Đức Giê-su Phục Sinh cũng thổi Thần Khí cho các môn đệ. Rồi đến lượt
các môn đệ lại sẽ ban sự sống thiêng liêng ấy cho các tín hữu qua
các bí tích. + “Anh em tha tội cho ai, thì người
ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”: Đức Giê-su được Gio-an
Tẩy Giả giới thiệu là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội
trần gian (Ga 1,29). Khi chữa lành một người bại liệt, Đức Giê-su đã
tuyên bố có quyền tha tội (x. Mt 9,6). Trong Tin Mừng hôm nay, Người còn
thiết lập bí tích giải tội, để ban quyền tha tội cho các tông đồ
bằng việc thông ban Thánh Thần cho các ông. Từ đây các giám mục kế
vị các tông đồ sẽ tiếp tục thông ban quyền tha tội cho các linh mục
là những cộng sự viên của các ngài.
- C
24-25: + Một người trong Nhóm Mười Hai tên
là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô: Tô-ma là một trong Mười Hai
Tông đồ (x. Mt 10,3). Biệt danh là “Sinh Đôi”. Tính tình bộc trực và
can đảm (x. Ga 11,16). Ông ưa nêu ra thắc mắc khi Đức Giê-su giảng để
được Người dạy cho hiểu rõ hơn (x.Ga 14,5). + Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người...: Tô-ma đòi được “mắt thấy
tay sờ”, nghĩa là đòi một đức tin khả giác giống như một nhà khoa
học thực nghiệm (x. Ga 20,25). + “... thì tôi chẳng có tin”: Nhiều môn đệ khác
cũng cứng tin như thế. Tin Mừng Nhất Lãm đã nói tới sự cứng tin của
các ông như sau: “Nhưng có mấy ông vẫn hoài nghi” (Mt 28,17); “Người
khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu
tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” (Mc 16,14) ;
hoặc Chúa phán: “Sao anh em lại hoảng hốt ? Sao còn ngờ vực trong
lòng ?” (Lc 24,38)
- C
26-27: + “Đặt ngón tay vào đây, và hãy
nhìn xem tay Thầy”. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn
Thầy: Đức Giê-su đã thoả mãn những đòi hỏi của
Tô-ma. + Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin: Tuy khiển trách tội cứng
lòng của Tô-ma, nhưng Đức Giê-su cũng thông cảm và chỉ mời gọi ông
hãy bỏ đi sự cứng lòng để tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Người.
- C
28-29: + Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa
của con !”: Tô-ma là môn đệ cuối
cùng tin Đức Giê-su sống lại, nhưng lại là người đầu tiên tuyên xưng
nội dung đức tin đầy đủ nhất về Đức Giê-su: Người vừa là Chúa (Đấng
Mê-si-a), vừa là Con Thiên Chúa (x Mt 16,16). +
Phúc thay những người không thấy mà tin”: Qua câu này, Chúa
Giê-su muốn nói rằng: Từ nay trở đi, đức tin vào mầu nhiệm Phục Sinh
sẽ không được dựa trên kinh nghiệm khả giác về các lần hiện ra nữa,
nhưng sẽ dựa trên lời chứng của các tông đồ (x. Ga 19,35). Sau này các
ông còn sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho đức tin vào mầu nhiệm
Phục Sinh này nữa.
4.
HỎI ĐÁP:
HỎI
1) Thân
xác Chúa Giê-su sau phục sinh có phải là thân xác đã chịu khổ nạn
trước đó không?
ĐÁP: Thân xác Chúa Giê-su sau khi
phục sinh cũng chính là thân xác đã từng trải qua cuộc khổ nạn.
Trong Tin mừng hôm nay Chúa Giê-su đã chứng minh mầu nhiệm Phục Sinh
gắn liền với cuộc Tử Nạn bằng cách: “Cho các môn đệ xem các vết
thương ở hai bàn tay và cạnh sườn Người” (c.20). Cho sờ vào Người (x.
Lc 24,36-40), và Người còn ăn một khúc cá nướng trước mặt các ông (x.
Lc 24,41-43) để chứng minh Người thực đang sống chứ không phải chỉ là
hồn ma.
Tuy
nhiên thân xác Chúa Giê-su sau khi phục sinh lại có những đặc tính
khác thường như: Đi xuyên qua tường mà vào nhà Tiệc ly đang khi các
cửa đều đóng kín vì sợ người Do thái (x. Ga 20,19). Khuôn mặt của
Người sau phục sinh biến đổi khác trước khiến bà Ma-ri-a gặp Người
mà lầm tưởng là người làm vườn (x. Ga 20.14-15), khiến hai môn đệ làng
Em-mau không nhận ra Người trong suốt chặng đường dài Người đồng hành và
giải thích Kinh thánh cho họ (x. Lc 24,16). Thân xác Người có đặc tính
siêu việt: Dù không có mặt tại chỗ mà vẫn nghe được những đòi hỏi của
Tô-ma (x. Ga 20,25).
HỎI
2) Hai
lần Chúa Giê-su Phục Sinh hiện ra với các môn đệ cách nhau một tuần giống và
khác nhau thế nào ?
ĐÁP: Về
thời điểm: Cả hai lần Chúa Phục Sinh hiện ra với cộng đòan môn đệ tại nhà Tiệc
Ly đều vào buổi chiều Ngày thứ Nhất trong tuần. Từ đây Ngày thứ Nhất trở thành
Ngày của Chúa (Chúa Nhật) thay thế cho Ngày Hưu Lễ (Sa-bát) của đạo Do thái. Về
sĩ số hiện diện: Lần thứ nhất sĩ số các môn đệ hiện diện là 10 vị do thiếu
Tô-ma và lần thứ hai sĩ số đủ 11 vị. Về lời chào: Trong cả hai lần Chúa Phục
Sinh đều chào các môn đệ bằng một công thức: “Bình an cho anh em !”.
HỎI 3) Trong lần hiện ra thứ hai
với các Tông đồ và có Tô-ma ở đó. Chúa Giê-su đã ra lệnh cho Tô-ma
sờ vào các vết thương ở tay và cạnh sườn Người. Vậy Tô-ma có làm như vậykhông?
Đáp:
Tô-ma tượng trưng cho những người cứng tin, chỉ tin Chúa sống lại dựa
vào cảm nghiệm và sự xét đoán theo lương tri của mình, chứ không dựa
trên người khác. Nhưng trong lần này, sau khi được gặp Chúa Phục Sinh và
được nghe Người ra lệnh xỏ ngón tay vào lỗ đinh ở bàn tay, thọc bàn
tay vào vết thương ở cạnh sườn Thầy đúng như đòi hỏi trước đó của
mình, thì ông đã đạt tới đức tin trọn vẹn, biểu lộ qua lời tuyên
xưng: “Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con!”. Tin mừng không đề cập
đến việc ông có sờ vào các vết thương ở tay chân và cạnh sườn của Thầy
như ông đã yêu cầu trước đó hay không (c. 27-28).
HỎI 4) Đức tin của ông Tô-ma giá trị thế nào đối với đức tin của
các tín hữu sau này ?
ĐÁP: Chúa Giê-su nói với Tô-ma
và qua ông, Người muốn nhắn nhủ các tín hữu sau này: “Vì đã thấy
Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20,29).
Thực vậy: có những mầu nhiệm về Thiên Chúa, mà người phàm tuy không
thể thấy hay không cảm nghiệm được nhưng vẫn phải tin qua các chứng nhân
đức tin. Vì đức Tin là điều kiện để được vào Nước Trời của Chúa Giê-su:
"Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin sẽ bị kết
án" (Mc 16,16).
Nên
biết rằng cũng nhờ tuyên xưng đức tin, mà Tông đồ Phê-rô đã được Chúa
Giê-su đặt làm đá tảng đức tin của Hội thánh, được trao quyền cầm
buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19), được quyền chăn chiên (x. Ga 21,15-17)
và quyền củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,23). Các Tông đồ
cũng được Chúa Giê-su trao quyền giáo huấn về đức tin: “Ai nghe anh em
là nghe Thầy. Ai khước từ anh em là khước từ Thầy. Mà ai khước từ
Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40; Lc 10,16).
Tóm
lại: Việc Tông đồ Tô-ma cứng tin lại thêm sự bảo đảm cho lòng tin của chúng ta
hôm nay. Vì niềm tin vào mầu nhiệm Chúa sống lại của chúng ta không chỉ dựa
trên những lời rao giảng mà thôi, nhưng trên đức tin của những chứng nhân có
đầu óc sáng suốt và thực tế, đã nhìn thấy tận mắt và đã sờ tận tay mầu nhiệm
phục sinh của Chúa Giê-su. Do đó, thánh Grêgôriô đã nói: ”Chính ngón tay đa
nghi của Tô-ma đã trở nên ông thầy của toàn thế giới; bàn tay đa nghi của Tô-ma
đã dạy cho mọi người một sự thật cách chắc chắn, đó là Đức Giê-su đã phục
sinh”.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1.
LỜI CHÚA: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì thầy cũng sai anh em” (Ga
20,21).
2. CÂU
CHUYỆN: VỀ MỘT PHƯƠNG THẾ TRUYỀN GIÁO HỮU HIỆU
Ngày
nay rao giảng về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh cho người khác có thể chấp nhận không
phải dễ. Ngòai việc cần ơn trợ giúp của Chúa, còn cần phải có chứng tích yêu
thương cụ thể của người rao giảng. Câu chuyện sau đây là một bằng chứng:
Một
vị linh mục ở nước Bờ-ra-din (Bra-sin) đã thuật lại kinh nghiệm
truyền giáo của mình như sau: “Mỗi ngày, khi đi ngang qua một con đường
ở Ri-ô đờ Da-nê-rô (Rio de Janeiro), tôi đều thấy một thanh niên ngồi
dựa lưng vào tường và chìa chiếc nón ra xin tiền khách qua đường. Anh
ta không đi lại được vì đôi chân bị què. Sau đó vì qua lại nhiều lần
trên con đường này, nên tôi không còn để ý đến chàng thanh niên hành
khất bị què kia.
Rồi
một hôm, khi tôi đang đứng nói chuyện với một người quen ở một bên
đường, thì thấy có nhiều người đi bộ ngang qua chỗ anh què ăn xin mà
như không nhìn thấy anh và không chia sẻ tiền bạc gì để giúp đỡ anh.
Tôi liền nghĩ đến thái độ làm lơ của thầy Tư tế và thầy Lê-vi trong
dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu. Hai ông này đã tránh sang một bên
đường mà đi và chỉ có người Sa-ma-ri ngoại giáo đã tỏ lòng thương
xót nạn nhân bằng hành động cụ thể (x. Lc 10,30-35). Tôi quyết định
noi gương người Sa-ma-ri nên đã vui vẻ tiến lại gần bắt chuyện: “Này
anh bạn, anh có thể đứng dậy được không? Anh có muốn đi đứng giống
như mọi người không? ...”Anh ta đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn tôi dò xét,
và khi đọc được sự thành thật trên gương mặt của tôi, anh đã trả
lời: “Tôi luôn hy vọng sẽ có ngày cuộc đời của tôi tốt hơn và tôi
được thoát khỏi cái nghề ăn xin nhục nhã hiện nay. Dĩ nhiên là tôi mơ
ước một ngày nào đó tôi có thể tự mình đi đứng được như bao người
khác. Nhưng làm sao kiếm ra tiền để lắp một đôi chân giả và mua được
một cặp nạng đây?” Sau khi nghe anh tâm sự, tôi đã síết chặt tay anh
và nói: “Tôi xin hứa là trong một ngày gần đây, giấc mơ của anh sẽ
trở thành hiện thực”.
Trong
bài giảng Thánh lễ Chúa Nhật mùa Chay hôm ấy, tôi đã kể về số phận
đáng thương của người ăn xin này cùng với ước mơ nhỏ bé của anh. Rồi
tôi đề nghị cộng đoàn cùng nhau làm một cuộc lạc quyên tại chỗ để
giúp đỡ anh ta như một cách ăn chay tinh thần. Số tiền lạc quyên thu
được hôm ấy đã gần đủ chi phí làm đôi chân giả và cặp nạng gỗ mà
người ăn xin cần sử dụng. Tuần sau, khi tôi và hai đại diện cộng đoàn
đến gặp và cho biết kết quả thì chàng thanh niên kia rất vui mừng.
Ngay lúc đó, anh được chở đến bệnh viện chấn thương chỉnh hình để
được ráp một đôi chân giả, và tập đi với đôi nạng mới.
Trong
lễ Phục Sinh năm ấy, tôi mời anh đến nhà thờ dự lễ và dành cho anh
chỗ ngồi đặc biệt cạnh bàn thờ chính. Trong bài giảng, tôi đã đề
cập đến trường hợp của anh như sau: “Hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa
Giê-su trỗi dậy từ trong cõi chết, bước vào một cuộc sống mới.
Người kêu gọi chúng ta mở rộng lòng giúp đỡ những anh chị em đang lâm
cảnh nghèo khổ để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hôm nay, nhờ sự
quảng đại của cộng đòan mà anh bạn của chúng ta đây đã nhận được
một cuộc sống mới”. Nói đến đây tôi mời anh què đứng dậy để giới
thiệu anh với cộng đoàn. Sau đó mọi người trong nhà thờ đều phấn
khởi khi nghe những lời phát biểu chân thành của anh, và vỗ tay tán
thưởng khi nghe anh ngỏ ý xin gia nhập cộng đoàn. Cuối cùng anh què
đã được xếp vào đội hình những người lên dâng lễ hôm đó.
3. SUY
NIỆM:
1) Dễ tin và cứng tin: Trong đời sống hằng ngày, ngòai việc nhận
biết nhờ tai nghe hay mắt thấy, chúng ta còn phải tin vào lời dạy của thầy cô
thì mới có thể thăng tiến về học tập và kiến thức, phải tin vào cha mẹ mới có
thể nên người được, phải tin vào lời nói của các đối tác làm ăn mới có thể kinh
doanh thành công được... Tuy nhiên thực tế cũng có nhiều người đã bị lừa vì dễ
tin lời nói ngon ngọt. Vậy về việc tin vào lời nói của người khác chỉ thực sự
tốt đẹp nếu người nói là người đáng tin, điều họ nói hợp lý và người nghe phần
nào có cảm nghiệm về điều ấy.
Riêng
về mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su, các môn đệ không phải là những người dễ
tin: Dù các ông đã được nghe Đức Giê-su ba lần tiên báo về cuộc khổ nạn và phục
sinh của Người, nhưng các ông vẫn không muốn chấp nhận (x Mt 16,21-23). Rồi sau
cuộc tử nạn của Chúa, khi bà Ma-ri-a Mác-đa-la báo tin Thầy Giê-su vẫn còn sống
và chính bà đã được nhìn thấy Người, nhưng các ông vẫn không tin (x Mc
16,9-11). Vào chiều ngày Thứ Nhất trong tuần, khi Chúa Giê-su Phục Sinh hiện
đến thì các môn đệ lại sợ hãi như nhìn thấy ma. Chúa Giê-su đã trấn an và chứng
minh Người không phải là ma như sau: “Sao anh em lại hỏang hốt ? Sao anh em ngờ
vực trong lòng ? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu
có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,38-40). Sau đó thấy các
ông vẫn chưa tin, Người đã ăn một mẩu cá nướng trước mặt các ông (x Lc 24,41-43).
2) Đức
tin của Tô-ma và của các tín hữu chúng ta: Tuy Tô-ma là người cứng tin,
nhưng sau khi đã được gặp gỡ Chúa và đã cảm nghiệm về sự phục sinh của Người,
ông đã đạt tới một đức tin sâu xa và vững mạnh nhất, thể hiện qua lời tuyên
xưng đức tin : “Lạy Chúa của con. Lạy Thiên Chúa của con !” (Ga 20,28). Chúa
Giê-su cũng qua ông Tô-ma chúc phúc cho các tín hữu sẽ tin theo Người sau này
như sau: “Vì đã trông thấy
Thầy, nên con tin. Phúc thay người không thấy mà tin”. Ngày nay tuy không ai trong chúng ta
được gặp Chúa Phục Sinh, không trực tiếp nghe lời nói của Người, cũng không
được ăn uống tiếp xúc với Người như các Tông đồ xưa, nhưng đức tin của chúng ta
sẽ có phúc nếu chúng ta tin vào lời rao giảng của các Tông đồ là những chứng nhân
đức tin, là những người không dễ tin nhưng đã từng cảm nghiệm về mầu nhiệm phục
sinh như ông Tô-ma trong Tin Mừng hôm nay. Do đó, cùng với thánh Grêgôriô chúng
ta có thể nói: “Ngón tay đa nghi của Tô-ma đã trở nên ông thầy của toàn thế
giới ; bàn tay đa nghi của Tô-ma đã dạy cho mọi người một sự thật chắc chắn, đó
là thân xác Đức Giê-su Ki-tô thực sự đã sống lại”.
3) Sứ vụ cứu độ của Hội Thánh hôm
nay là gì ? : Đức
Giê-su Phục Sinh cũng tiếp tục trao sứ mạng “xóa bỏ tội lỗi và ban
ơn tha tội” cho Hội thánh như sau: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh
em tha tội ai thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy
bị cầm giữ” (Ga 20,23). Việc tha tội này được thực hiện bằng việc
rao giảng Tin mừng và ban bí tích rửa tội cho những ai có lòng tin
(x. Mt 28,19-20), và ơn tha tội qua bí tích giải tội. Quyền tha tội
này chính là quyền “cầm buộc và tháo cởi” đã được Đức Giê-su trao
cho Tông đồ Phê-rô (x. Mt 16,19) và trao chung cho Nhóm Muời Hai (x. Mt
18,18).
4)
Truyền đạt Đức Tin cho con người ngày nay bằng cách nào ? : Trước khi về trời, Chúa Phục Sinh đã trao
cho Hội Thánh sứ vụ loan báo Tin Mừng cho muôn dân (x Mt 28,19-20). Sứ vụ rao
giảng Tin Mừng cho con người ngày nay không dễ chút nào. Muốn thuyết phục người
ngày nay tin vào Chúa Giê-su, tin vào lời Người rao giảng thì cần có những điều
kiện như sau:
- Một
là phải nhận được ơn Thánh Thần: Ta hãy năng cầu nguyện kết hiệp với Đức Mẹ
Ma-ri-a, các anh em Chúa, các Tông đồ và môn đệ như trong lễ Ngũ Tuần. Chỉ khi
có ơn Thánh Thần thôi thúc trợ giúp, việc tông đồ truyền giáo mới mang lại
thành công như lời Chúa Giê-su dạy: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở
trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì
không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
- Hai
là hiệp nhất với Chúa qua việc vâng lời các mục tử trong Hội Thánh: Khi kết hiệp với Chúa Giê-su qua việc vâng
phục các vị chủ chăn trong Hội Thánh, công việc tông đồ của chúng ta mới có thể
mang lại kết quả tốt đẹp, như ông Si-mon đã thưa với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng
tôi đa vất vả suốt
đêm, mà không bắt được gì cả. Nhưng
dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Các ông đã làm
như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới (Lc 5,6).
- Ba
là phải rao giảng bằng lối sống chứng nhân tình thương: Thế giới ngày nay đầy rẫy những kẻ hoài
nghi và không tin tưởng. Cách thức duy nhất làm cho họ được ơn biến đổi trong
lòng tin là làm sao để họ có thể “nhìn
thấy” Đức Giêsu và “đụng
chạm“ vào Người qua
con người nhân bản của các tín hữu, qua lời nói thân thiện lễ độ và lối ứng xử
khiêm tốn phục vụ vị tha của chúng ta. Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lo II đã nói:
“Người thời nay không thích nghe các thầy dạy, mà chỉ thấy các chứng nhân; và
giả sử như người ta có thích nghe các thầy dạy, thì các thầy dạy đó trước tiên
phải là những chứng nhân”.
- Hôm
nay cũng là lễ kính “Lòng Thương xót của Chúa” mà Đức Gioan-Phaolô II đã thiết
lập ngày 30-4-2000. Chúng ta hãy nhớ đến hình ảnh Đức Giê-su từ bi thương xót
do thánh Faus-ti-na Ko-wals-ka để lại: Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban
phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ,
tượng trưng Bí tích Thánh Thể và Bí tích Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng
Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faus-ti-na Ko-wals-ka
thưa với Người rằng: “Lạy Chúa Giê-su, con xin tín thác vào Người !” Chúng ta
hãy trở thành hiện thân của Lòng Chúa thương xót qua lối sống hiệp nhất, chia
sẻ nâng đỡ nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau.
4.
THẢO LUẬN: 1- Bạn đánh giá thế nào về phương cách truyền giáo của
vị linh mục người Bờ-ra-din trong câu chuyện trên? 2- Qua bí tích thêm sức, bạn đã được
Chúa Phục Sinh thổi hơi thông ban Thánh Thần và được
trao sứ vụ“làm
chứng nhân” cho Chúa. Vậy bạn quyết tâm sẽ làm gì trong những ngày này để đưa một người chưa biết Chúa được tin nhận vào Người ?
5.
NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Tông đồ
Tô-ma tuy lúc đầu cứng lòng tin, nhưng sau đó đã đạt đến một đức tin
trọn hảo khi gặp gỡ Chúa Phục Sinh. Chính sự “cứng lòng” của Tô-ma
lại trở thành chỗ dựa vững chắc cho đức tin của chúng con hôm nay.
Rồi các tông đồ cũng đã tỏ ra trung thực và khiêm tốn khi thuật lại
cả những điều thiếu sót, các sự chậm tin và hồ nghi của mình để
đức tin của chúng con hôm nay được thêm vững mạnh. Giờ đây cùng với
Tô-ma xưa, chúng con long trọng tuyên xưng rằng: “Lạy Chúa là Cứu Chúa
và là Thiên Chúa của con”.
- LẠY
CHÚA. Trong những ngày này, xin cho chúng con thêm xác tín vào quyền
năng của Chúa, để năng thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, con tin ! Nhưng
xin Chúa hãy trợ giúp lòng tin yếu kém của con!” (x. Mc 9,24). Con
nhận thấy đức tin của con hiện vẫn còn yếu đuối và có nguy cơ chết
dần do thiếu hành động, như lời thánh Gia-cô-bê: “Đức tin không có
hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17). Xin cho chúng con biết
tuyên xưng đức tin bằng lời nói, và nhất là bằng các việc bác ái
cụ thể như: thăm viếng, an ủi những người đau khổ; nhường cơm xẻ áo
cho những người đói rách bất hạnh... như Chúa dạy và được Hội thánh
tóm lại trong kinh “Thương người”. Vì đây là phương thế truyền giáo
hữu hiệu nhất trong thế giới hôm nay.
X)
HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN
VINH
www.hiephoithanhmau.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét