Trang

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Các Ngày Lễ và cách tính ngày giờ thời Chúa Giêsu

Các Ngày Lễ và cách tính ngày giờ thời Chúa Giêsu

- Các Ngày Lễ:
Người Do thái có 3 đại lễ : lễ Vượt qua, lễ Năm mươi, và lễ Trại. Gọi là đại lễ, vì những ngày đó, các tín đồ nam giới từ 15 tuổi trở lên buộc phải đi dự ở Giêrusulem. Tục lệ cũng miễn cho những người ở tỉnh xa, vì hành trình vất vả đắt tiền, chỉ phải đi mừng một trong ba  lễ ở Giêrusalem.

1. Lễ Vượt qua:
Người Dothái mừng lễ Vượt qua để kỉ niệm việc Thiên Chúa cứu họ khỏi ách nô lệ Ai cập.
Khi dân Do thái đang phải sống lầm than khổ sở dưới ách nô lệ tại nước Aicập, thì Thiên Chúa sai ông Moise đến yêu cầu nhà vua Aicập thả cho dân đi tế lễ Chúa trên núi Sinai, nhưng vua không cho, nên Thiên Chúa đã làm những phép lạ lẫy lừng để bắt vua phải thả dân đi.
Cuối cùng, qua phép lạ thứ 10 (giết con đầu lòng), vua Pharaon Ai cập thúc giục dân ra đi, sau 430 năm nô lệ.
Thiên Chúa truyền cho người Do thái phải mừng lễ này để ghi nhớ việc Thiên thần "vượt qua" nhà người Do thái, không giết con họ.

2. Lễ Năm mươi:
Gọi là lễ Năm mươi vì mừng sau lễ Vượt qua 50 ngày. Mục đích để nhớ việc Thiên Chúa ban hai bia đá có khắc 10 điều răn trên núi Sinai. Người dân cũng có ý tạ ơn Chúa đã ban mùa màng hoa quả. Hôm đó, mỗi gia đình phải xay bột mới, làm 2 tấm bánh để dâng Thiên Chúa .

3. Lễ Lều (Trại):
 Lễ cử hành vào tháng 7 hàng năm, lễ này vui nhất, để nhớ 40 năm lang thang sau khi rời đất Aicập. Người ta làm lều rồi ra ở lều để ghi nhớ cha ông xưa, trong đủ 7 ngày. Ngày đầu và cuối càng tưng bừng rộn rã.

Ngoài 3 lễ lớn trên, người Do thái còn có lễ Số mệnh (khỏi bị diệt), lễ Sám hối (giữ chay đền tội), lễ mừng Trăng mới (tháng 8), hàng tuần có ngày Sabat (nghỉ việc, đi nghe Sách thánh, nghe giảng, cầu nguyện)

- Cách tính ngày đêm:

Người Do thái tính ngày theo mặt trăng- âm lịch như người Việtnam.

Mỗi năm Do thái chia làm 12 tháng, mỗi tháng  29 hoặc 30 ngày. Cứ 3 năm có một  năm nhuận vào tháng 12, do đó, năm nhuận có hai tháng 12: tháng chạp thượng và hạ.

Tuần lễ:
Tuần lễ của người Do thái cũng có 7 ngày gọi bằng số đếm. Ngày thứ 7 gọi là sabat.

Ngày sabat luật cấm làm bất cứ việc gì, dù thắp đèn tắt lửa, viết hai ba chữ, đi xa quá hai ngàn thước tay, hay gần một cây số (1000 mét) cũng không được. Ai phạm luật sẽ phải ném đá. Các công việc phải dọn dẹp sáng hôm trước.

Ngày trong tuần:
Người Dothái kể ngày từ lúc mặt trời lặn chiều hôm trước đến lúc mặt trời lặn chiều hôm sau. Nhưng thực ra, họ vẫn hiểu từ sáng đến tối là một ngày, ta quen gọi là ban ngày. Khi trước họ chia ngày ra làm ba buổi : chiều, sáng, trưa, nên các ngày lễ bắt đầu khai mạc từ buổi chiều.

Cách tính giờ:
Đời Chúa Giêsu, một ngày chia làm 12 giờ (Mt 20, 3-6 ; Ga 11, 9).

Tuy chia ban ngày ra làm 12 giờ (giờ gọi bằng số đếm cả), nhưng khi thực hành, họ chia ngày ra làm bốn quãng, mỗi quãng ba giờ, gọi là giờ thứ 1, 3, 6, 9.

-Giờ thứ 1 lúc 6 giờ sáng khi mặt trời mọc,
-giờ thứ 3 lúc 9 giờ sáng,
-giờ thứ 6 lúc 12 giờ trưa. (Bấy giờ đã gần tới giờ thứ 6, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ 9 (Lc 23,44)
-giờ thứ 9 là 3 giờ chiều.

Giáo hội còn giữ cách tính này trong kinh Nhật khóa (prima, tertia, sexta, nona).

Về đêm:  
Người Do thái chia đêm ra từng canh.
Đời Chúa Giêsu, mỗi đêm chia ra làm 4 canh.
Canh 1 từ lúc mặt trời lặn đến 9 giờ.
Canh 2 từ 9 giờ đến nửa đêm.
Canh 3 từ nửa đêm đến 3 giờ (canh gà gáy).
Canh 4 từ 3 giờ đến 6g sáng.


http://www.xuanha.net/KINHTHANH/22ngayle-tinhgio.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét