VUI HỌC THÁNH KINH : Ô CHỮ GIÁNG SINH 1
NHỮNG GỢI Ý
01. “ Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Nghĩa là … … … .
02. Hoàng đế Lamã lúc Chúa Giêsu sinh ra
03. Mẹ Đức Giêsu.
04. Tên gọi của Con Đấng Tối Cao.
05. Vua Dothái lúc Chúa Giêsu sinh ra.
06. Nơi Chúa Giêsu sinh ra.
07. Tổng trấn xứ Giuđê lúc Chúa Giêsu sinh ra.
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
Lễ
Giáng sinh
Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia
Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas là
một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thành Nazareth sinh ra đời của
phần lớn người Kitô hữu. Họ tin là Giêsu
được sinh tại Bethlehem (Bêlem)
thuộc tỉnh Judea (Giuđêa)
của nước Do Thái (Israel ngày
nay), lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa
năm 6 TCN và năm 6.
Một số nước ăn mừng
ngày này vào 25 tháng 12, một số nước
lại vào tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, một ngày bắt
đầu từ lúc hoàng hôn. Theo Công giáo Rôma, lễ chính
thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24
tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút
tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo
Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliusđể định ngày này, cho nên họ tổ chức
lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.
Tên gọi
Noel, từ tiếng Pháp Noël,
là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng
ta"
Chữ Christmas, tiếng Anh gồm có chữ Christ và Mas.
Chữ Christ (phiên âm Việt là "Kitô" - nghĩa là Đấng
được xức dầu) chính là tước vị của Giêsu. Chữ Mas là chữ viết
tắt của Mass (thánh lễ). Chữ Christ và Mas viết
liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là
"Ngày lễ của Chúa Kitô", tức là ngày lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều
có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy Lạp viết
chữ Christ là Christos (Χριστὀς). Người ta dùng phụ âm X để tượng
trưng cho chữ Chi (tiếng Anh đọc là Kai /ˈkaɪ/, nguyên gốc tiếng Hy Lạp đọc là Khi /χi/)
trong chữ Χριστὀς, rồi thêm chữ Mas kế
cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa
là ngày lễ của đấng Kitô.[1]
Lịch sử
Thời kỳ Kitô giáo sơ khai (khoảng 2 đến 3 thế kỷ
đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với Lễ Hiển Linh.
Ngay từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150-215) đã đề cập đến lễ hết
sức đặc biệt này được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Nhưng Giáo hội Latinh thì
mừng lễ này vào ngày 25 tháng 12[2].
Theo một nguồn khác thì các
Kitô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật
là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn
mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ thứ 4,
người Kitô hữu mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu mỗi năm
một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền Đế quốc La Mã phát hiện và bắt bớ, bởi vì
thời điểm đó Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã hàng năm
ăn mừng "Thần Mặt trời" (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến
cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Các Kitô hữu đã nhân cơ hội này để tổ chức
ăn mừng ngày Chúa Giêsu giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại
(Gioan 8:12) trùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La
Mã. Vì vậy, chính quyền La Mã đã không phát hiện rằng thực sự là các Kitô hữu
tổ chức ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu.[1].
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo
Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào
đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công
bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.
Trong nhiều thế kỷ, những
sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày lễ giáng sinh là ngày Chúa Giêsu được sinh ra.
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích
khác. Isaac Newton cho rằng
ngày giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với ngày đông chí ở bắc bán cầu, từng được
đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận
ngày giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus
trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn
giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ của họ vào cuối tháng 12.
Lễ
Giáng sinh
Một số nước ăn mừng
ngày này vào 25 tháng 12, một số nước
lại vào tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, một ngày bắt
đầu từ lúc hoàng hôn. Theo Công giáo Rôma, lễ chính
thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24
tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút
tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo
Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliusđể định ngày này, cho nên họ tổ chức
lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.
Tên gọi
LỜI GIẢI
Ô CHỮ GIÁNG SINH 1
01. EMMANUEN Mt 1,23
02. Hoàng đế AUGÚTTÔLc 2,1
03. Mẹ MARIA Mt 1,1-12
04. GIÊSU Lc 1,26-31
05. Vua HÊRÔĐÊ Mt 2,1
06. BÊLEM Mt 2,1
07. Tổng trấn QUIRINIÔ Lc 2,2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét