Đêm 24 và Rạng đông 25-12 (Giáng Sinh 2011) - MÁNG CỎ VÀ VINH QUANG THIÊN QUỐC (Luca 2,1-20 – Giáng Sinh đêm và rạng đông)
Đấng Cứu thế đã đến cho tất cả mọi người, và đặc biệt cho những người nghèo nhất và những người nhỏ bế nhất.
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
1.- Ngữ cảnh
Trong ch. 1–2 của TM Lc, tức phần mở của TM này, Đức Giêsu và Gioan Tẩy Giả được đặt song song thành hai cánh:
1) Cánh các cuộc loan báo (1,5-56):
a) Loan báo về Gioan (1,5-25);
b) Loan báo về Đức Giêsu (1,26-38);
2) Cánh các cuộc chào đời (1,58– 2,52):
a) Gioan sinh ra (1,58-80);
b) Đức Giêsu sinh ra (2,1-52).
1) Cánh các cuộc loan báo (1,5-56):
a) Loan báo về Gioan (1,5-25);
b) Loan báo về Đức Giêsu (1,26-38);
2) Cánh các cuộc chào đời (1,58– 2,52):
a) Gioan sinh ra (1,58-80);
b) Đức Giêsu sinh ra (2,1-52).
Bản văn 2,1-20 là phần đầu trong khối bản văn nói đền việc Đức Giêsu chào đời.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Hoàn cảnh chào đời của Đức Giêsu (2,1-5);
2) Cuộc chào đời (2,6-7);
3) Mạc khải về hài nhi và phản ứng lại với mạc khải (2,8-20):
a) Mạc khải về hài nhi sơ sinh cho các mục đồng (cc. 8-14),
b) Phản ứng lại mạc khải (cc. 14-20).
[4) Đức Giêsu chịu phép cắt bì (2,21)].
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Hoàn cảnh chào đời của Đức Giêsu (2,1-5);
2) Cuộc chào đời (2,6-7);
3) Mạc khải về hài nhi và phản ứng lại với mạc khải (2,8-20):
a) Mạc khải về hài nhi sơ sinh cho các mục đồng (cc. 8-14),
b) Phản ứng lại mạc khải (cc. 14-20).
[4) Đức Giêsu chịu phép cắt bì (2,21)].
3.- Vài điểm chú giải
- Xêda Âugúttô (1): Gaiô Ốttaviô sinh ngày 2/9/63 trước CG; khi Giuliô Xêda bị ám sát vào tháng 3/44 thì ông đang ở bên Tây-ban-nha. Nhờ sự hỗ trợ của ông chú, ông được coi là người thừa kế chính, rồi vào năm 43, ông được nhận là con nuôi của Giuliô Xêda, với tên là Gaiô Giuliô Xêda Ốttavianô. Từ ngày 27/11/43 tr CG, Rôma được cai trị bởi một tam đầu chế là Ốttavianô, Máccô Antôniô và M. Lêpiđô. Vào ngày 1/1/43, Xêda được nhìn nhận là thần, nên Ốttavianô trở thành divi filius (con thần). Chế độ tam đầu chấm dứt vào năm 36, và Ốttavianô đã đánh bại Clêôpatra và Máccô Antôniô tại Actium năm 31. Năm 30, ông được nhìn nhận là chúa tể Ai-cập và cũng được coi là hoàng đế. Nhưng danh hiệu imperator (hoàng đế) chỉ được phê chuẩn vào năm 29. Chỉ vào ngày 16/1/27, thì Nghị viện Rôma mới trao tặng ông danh hiệu Augúttô, tức nhìn nhận vị trí tối cao của ông trên đất nước cộng hòa vừa được khôi phục. Ông qua đời năm 14 sau CG. Con rể là Tibêriô lên ngôi, cai trị từ năm 14-37 (x. 3,1).
- khắp cả thiên hạ (1): Đây là lối nói thậm xưng để chỉ đế quốc. Trong thực tế, không có sử gia nào ghi lại là có một cuộc kiểm tra dân số ở mức độ này vào thời Hêrôđê Cả (37-4 tr CG).
- lên thành Bêlem (4): Vì Bêlem cao hơn mặt biển khoảng 800m, nói “đi lên Bêlem” từ phía bắc Galilê là có thể hiểu được, Nadarét cao hơn mặt biển khoảng 560m. Đường đi từ Nadarét đến Bêlem dài khoảng 120 cs.
- thành vua Đavít (4): Cựu Ước nói Đavít “là con một người Épratha ở Bêlem thuộc Giuđa” (1 Sm 17,12) và là con của “Giesê, người Bêlem” (1 Sm 17,58). Bêlem (x. Tl 17,7-9; 19,1-2; R 1,1-2; 1 Sm 17,12) là một phố nhỏ khoảng 5 cs về phía tây nam của Giêrusalem; Ga 7,42 gọi là một làng, kômê.
- người đã đính hôn/thành hôn với ông là bà Maria (5): Bằng vài từ ngữ rất chính xác, Lc mô tả tình cảnh của Đức Maria: bà là vợ trinh khiết của Giuse. Bà đang mang thai, và các độc giả biết tại sao rồi.
- con trai đầu lòng (7): Prôtotokos, “con trai đầu lòng”, không nhất thiết hàm ý “con đầu lòng” của nhiều con. Điều tác giả muốn nói ở đây là không có người con nào của Đức Maria đến trước Đức Giêsu. Lc đã nêu bật sự trinh khiết của Đức Maria (1,27.34), ngài sẽ tỏ ra rất dè dặt khi đề cập đến truyền thống các anh em của Đức Giêsu (ngài chỉ nhắc đến ở 8,19-20; Cv 1,14 và tránh nói đến ở 4,22; Cv 12,17; 15,13; 21,18). Ta biết có những bản văn Do-thái nói đến một phụ nữ đã chết khi sinh đứa con “đầu lòng” (xem tấm bia mộ của bà Arsinoê, năm 5 tr CG, tại Leontopolis bên Ai-cập). Ghi nhận như thế, Lc không nhắm đến quyền trưởng nam để hưởng gia tài thiên sai cho bằng phẩm chất người hiến thánh (x. 2,23; Xh 13,2; 34,19).
- lấy tã bọc con (7): Câu này cho thấy Đức Maria chăm sóc con như bất cứ người phụ nữ nào ở Paléttina (x. Kn 7,4; Ed 16,4), chứ không muốn nói đến sự nghèo túng hay cuộc chào đời thấp hèn của Đấng Mêsia.
- máng cỏ (7): Có thể Maria đã sinh con tại một cái chái sau quán trọ vì ở đấy có chỗ cho lừa qua đêm và có máng đựng cỏ cho lừa ăn đêm. Cũng có thể đây là một cái ràn. Bản văn Lc không nói tới một con vật nào. Sau này truyền thống đã dựa theo Is 1,3 mà đưa vào. Còn sinh trong một cái “hang”? Truyền thống lấy từ Prot. Jas. 18,1; có trong Giustinô, Dial. 78 và Origiênê, Contra Celsum 1,51). Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226) đã tận dụng và phổ biến truyền thống này khi lập ra máng cỏ tại Greccio năm 1223.
- không tìm được chỗ trong nhà trọ (7): dịch sát “không có chỗ cho ông bà trong nhà trọ”. Hẳn là Maria và Giuse đã đi tìm chỗ trú qua đêm nơi một cái lán, chung quanh có vách và chỉ có một lối ra vào. Dường như giọng văn có chút chua xót.
- những người chăn chiên (8): Phải chăng nhắc đến họ vì họ có liên hệ với Đavít, xưa kia chăn chiên tại Bêlem (1 Sm 16,11; 17,15; 2 Sm 7,8)? Không chắc. Điều rõ hơn, đó là những người chăn chiên là những người nghèo. Các kinh sư rất nghiêm khắc với người chăn chiên bởi vì do nghề này, họ xa cách với hội đường và không giữ luật lệ. Họ bị cấm vào Đền Thờ, không được làm chứng tại tòa án; họ bị coi như là bọn gian dối và trộm cắp. Đây lại chính là những kẻ “bé mọn” mà Thiên Chúa vui lòng mạc khải mầu nhiệm Người cho (x. Lc 10,21).
- sứ thần Chúa (9): Đây là một nhân vật huyền bí trong Cựu Ước (St 16; Tl 13; Xh 3,2–4,17; Tl 6,11-24). Nhưng lần này sứ thần Chúa tỏ mình ra với một vẻ siêu việt chưa từng có: chung quanh các mục đồng, vinh quang Chúa chói lòa, đây là vinh quang đã cho Ít-ra-en thấy sự hiện diện của Đức Chúa (Yhwh) trong Xuất hành (Xh 16,10…) và vào dịp cung hiến Đền thờ (1 V 8,11). Cũng giống như trong Cựu Ước, điều được loan báo bởi “sứ thần Chúa” sau đó lại được gán cho “Chúa” (x. c. 15). Và cuộc thần hiển thường có kèm theo lời mời tin tưởng (c. 10; x. St 15,1; 21,17; Tl 6,23…).
- Hôm nay (11): Lần đầu tiên trạng từ sêmeron, “hôm nay”, xuất hiện (x. 4,21; 5,26; 12.28; 13,32.33; 19,5.9; 22,34.61; 23,43. Từ này được dùng 12 lần trong Lc, 8 lần trong Mt). Từ này báo trước thời cánh chung đã được khai mạc.
- bình an dưới thế cho loài người Chúa thương (14): Eudokia là “ý muốn”, và cụm từ anthrôpoi eudokias có nghĩa là “những người được Thiên Chúa chiếu cố đến/sủng ái”.
4.- Ý nghĩa của bản văn
Biến cố được kể ra ở đây có những nét tương phản nổi bật. Về cuộc chào đời của Đức Giêsu, bản văn nói đến bằng những câu ngắn ngủi và đơn giản, khiến độc giả hiểu là tự nó, cuộc chào đời này không có gì đặc biệt; nó được đặt vào trong dòng lưu chuyển quen thuộc của thế giới. Chỉ nhờ thiên sứ của Thiên Chúa, hiện ra trong ánh hào quang chói lọi của thiên quốc, chuyện vừa xảy ra mới được loan báo cho các mục đồng. Đấng Cứu độ trần gian đã đến thế giới trong những hoàn cảnh tầm thường. Nét tương phản này thúc đẩy độc giả suy nghĩ sâu xa hơn. Biến cố này đưa người ta đến chỗ ca ngợi Thiên Chúa.
* Hoàn cảnh chào đời của Đức Giêsu (1-5)
Thế giới vẫn đang đi theo dòng lưu chuyển bình thường của nó. Ngay ở đầu, hoàng đế Âugúttô được nêu tên; ông là vị chúa tể thống trị thế giới Địa Trung Hải lúc đó, trong đó có Paléttina. Ông đã bắt người ta chúc mừng ông như là ông hoàng thái bình, vị cứu tinh của các cuộc khởi nghĩa và các cuộc nội chiến, cũng như đảm bảo cho có trật tự và sự thoải mái. Ở đây ông được giới thiệu danh tánh và một công việc tiêu biểu của một vị quân vương: ông cho kiểm tra dân số, hẳn là để có thể thu thuế cho thật cao. Việc nhắc đến hoàng đế Xêda Âugúttô hẳn là một có một vai trò lịch sử, nhưng cũng còn có một vai trò biểu tượng nữa: hoàng đế Rôma thần thánh (Âugúttô) tương phản với Đấng Kitô Đức Chúa (c. 11); Xêda Âugúttô điều hành và Đấng Mêsia phải quy phục. Nhưng quyền chúa tể của Xêda ngoại giáo trên Hài Nhi Mêsia chỉ là tạm thời. Quyền chúa tể này sẽ bị vượt qua khi Đức Giêsu được tôn vinh sau Phục Sinh (Lc 24,36; x. Cv 2,36). Điều này, ngay lúc này các thiên thần đã công bố: Người là Đấng Cứu thế duy nhất, Đức Chúa duy nhất (c. 11), Đấng duy nhất có thể ban hòa bình cho loài người (c. 14).
Maria và Giuse quy phục cuộc kiểm tra dân số này. Chính việc kê khai tên tuổi đã khiến hai ông bà đi về thành Bêlem. Tác giả Lc nhấn mạnh rằng thành Bêlem là thành nguyên quán của vua Đavít và Giuse thuộc về nhà và gia tộc vua Đavít. Như thế chúng ta có một quy chiếu về lời hứa và niềm chờ mong Đấng Mêsia, có liên hệ với Bêlem và gia tộc vua Đavít (x. Mk 5,1). Maria đang mang thai do sự can thiệp của Thánh Thần. Ân ban vô song của Thiên Chúa cũng không tránh cho Đức Maria khỏi những bất trắc của chuyến đi đường, xa gia đình dòng họ.
* Cuộc chào đời (6-7)
Ngay trong các thực tại tự nhiên và trong các tương quan giữa con người với nhau, thế giới vẫn đi theo dòng lưu chuyển của nó. Khi đến lúc sinh con, Maria đã sinh con trai. Bà phải quy phục tính tất yếu tự nhiên này. Bà không thể chọn thời gian cho mình, cũng không thể chờ đợi một hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Cũng vì thế, chính bà phải bọc con trong các cái tã và đặt con nằm trong máng cỏ. Đức Giêsu đã khởi sự cuộc hành trình trần thế trong một cái máng cỏ. Mẹ Người và chính Người đã không tìm được những con đường đã được nện cho bằng phẳng và những nơi trú ngụ đăng ký trước. Các ngài là những người nghèo, các ngài không có cao vọng gì; các ngài phải đi tìm và tìm ra chỗ của các ngài: các ngài bằng lòng với các sự vật của trần gian.
* Mạc khải và phản ứng (8-20)
Ngược lại với tình cảnh này, ta thấy có ánh sáng huy hoàng của trời cao và vị sứ thần của Thiên Chúa xuất hiện. Vị này loan báo cho các mục đồng biết chuyện gì đã xảy ra trong đêm, trong những hoàn cảnh tưởng là thông thường. Họ đang run rẩy khiếp sợ, nhưng một niềm vui lớn lao được loan báo cho họ. Sứ thần của Thiên Chúa luôn luôn là sứ thần của niềm vui (x. 1,14.28). Các mục đồng và toàn dân có lý để vui mừng: Đấng Cứu thế, Đức Kitô, Đức Chúa, đã sinh ra cho họ. Người là Đấng Mêsia được trông đợi từ bao đời, Đức Vua muôn đời của Israel, do Thiên Chúa ban. Người là Đức Chúa, nghĩa là Người có trong tay mọi quyền bính và sức mạnh. Chỉ có niềm vui mới tương ứng với sứ điệp đến từ Thiên Chúa như thế. Nhưng dấu chỉ lại thuộc về hoàn cảnh hiện tại: Đức Chúa nằm đó, một em bé được quấn tã, nằm trong một máng cỏ, trong nơi trú ngụ của bò lừa. Dấu chỉ là các mục đồng sẽ tìm được một em bé bình thường, với đặc điểm duy nhất là em sinh ra vì người nghèo.
Ngược lại với tình cảnh này, ta thấy có ánh sáng huy hoàng của trời cao và vị sứ thần của Thiên Chúa xuất hiện. Vị này loan báo cho các mục đồng biết chuyện gì đã xảy ra trong đêm, trong những hoàn cảnh tưởng là thông thường. Họ đang run rẩy khiếp sợ, nhưng một niềm vui lớn lao được loan báo cho họ. Sứ thần của Thiên Chúa luôn luôn là sứ thần của niềm vui (x. 1,14.28). Các mục đồng và toàn dân có lý để vui mừng: Đấng Cứu thế, Đức Kitô, Đức Chúa, đã sinh ra cho họ. Người là Đấng Mêsia được trông đợi từ bao đời, Đức Vua muôn đời của Israel, do Thiên Chúa ban. Người là Đức Chúa, nghĩa là Người có trong tay mọi quyền bính và sức mạnh. Chỉ có niềm vui mới tương ứng với sứ điệp đến từ Thiên Chúa như thế. Nhưng dấu chỉ lại thuộc về hoàn cảnh hiện tại: Đức Chúa nằm đó, một em bé được quấn tã, nằm trong một máng cỏ, trong nơi trú ngụ của bò lừa. Dấu chỉ là các mục đồng sẽ tìm được một em bé bình thường, với đặc điểm duy nhất là em sinh ra vì người nghèo.
Câu đáp đầu tiên cho sứ điệp ấy đến từ cơ binh các thiên thần, các ngài ca hát ngợi khen Thiên Chúa. Các diễn tả ý nghĩa của cuộc chào đời đối với Thiên Chúa và đối với loài người. Thiên Chúa được tôn vinh bởi cuộc chào đời này: Người đã tôn vinh chính mình, Người đã làm cho người ta biết Người trong thần tính, trong tình yêu và trong lòng từ bi thương xót của Người. Biến cố Đấng Cứu thế đến phải được đón nhận như là một sáng kiến của tình yêu và lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa. Cùng với Đấng Cứu thế, loài người cũng được ban cho có hòa bình và ơn cứu độ trọn vẹn. Đây là hoà bình được đặt nền tảng trên sự vui lòng của Thiên Chúa, trên sự hạ cố nhân ái của Người.
Các mục đồng đi theo sự hướng dẫn của dấu chỉ; họ thấy hài nhi và truyền đạt lại sứ điệp. Tất cả những ai nghe biết đều ngạc nhiên. Sự kinh ngạc là một khởi đầu tốt. Nhưng nếu chỉ dừng lại với sự kinh ngạc, người ta không đi xa được. Đến đây phản ứng của Đức Maria được nêu bật. Bà ghi nhớ và suy niệm mọi sự trong lòng: đây là một sự suy niệm kéo dài, bởi vì những gì bà thấy thì chưa rõ ràng; bà cần phải cố gắng tìm hiểu. Còn các mục đồng thì vừa đi về vừa ca ngợi Thiên Chúa về tất cả những gì đã xảy ra.
[* Đức Giêsu chịu phép cắt bì (21)
Ở c. 21, tác giả tường thuật việc cắt bì và đặt tên cho Đức Giêsu. Như Gioan, Đức Giêsu được ghi dấu giao ước (x. St 17,11) và tháp nhập vào dân tộc Ít-ra-en (x. Gs 5,2-9). Người được đặt cho cái tên mà sứ thần đã đặt là Giêsu: tác giả nhấn mạnh trên việc đặt tên hơn là trên việc cắt bì].
Ở c. 21, tác giả tường thuật việc cắt bì và đặt tên cho Đức Giêsu. Như Gioan, Đức Giêsu được ghi dấu giao ước (x. St 17,11) và tháp nhập vào dân tộc Ít-ra-en (x. Gs 5,2-9). Người được đặt cho cái tên mà sứ thần đã đặt là Giêsu: tác giả nhấn mạnh trên việc đặt tên hơn là trên việc cắt bì].
+ Kết luận
Những gì vừa được kể không phải là chuyện trao đổi qua lại trong cách xử thế của loài người với nhau, cũng không phải là sự cảm động trước một trẻ sơ sinh, không có một cái nôi cho xứng hợp. Ở đây, chúng ta được loan báo về hành động từ bi thương xót của Thiên Chúa: Đấng Cứu thế đã giáng sinh, Đức Chúa đã đang hiện diện. Thiên Chúa đã vĩnh viễn nắm lấy hoàn cảnh của chúng ta trong tay. Đấng Cứu thế đã đi vào cuộc sống nghèo hèn của chúng ta, nhận lấy thân phận chúng ta, trong tư cách là một hài nhi được quấn tã. Người đã ở bên cạnh chúng ta và cùng đi với chúng ta. Hẳn là chúng ta sẽ phải liện tục tự hỏi: Ơn cứu độ này là loại cứu độ nào đây? Nhưng lòng chúng ta đã chan hòa niềm vui vì biết rằng Đức Chúa đã có mặt.
Những gì vừa được kể không phải là chuyện trao đổi qua lại trong cách xử thế của loài người với nhau, cũng không phải là sự cảm động trước một trẻ sơ sinh, không có một cái nôi cho xứng hợp. Ở đây, chúng ta được loan báo về hành động từ bi thương xót của Thiên Chúa: Đấng Cứu thế đã giáng sinh, Đức Chúa đã đang hiện diện. Thiên Chúa đã vĩnh viễn nắm lấy hoàn cảnh của chúng ta trong tay. Đấng Cứu thế đã đi vào cuộc sống nghèo hèn của chúng ta, nhận lấy thân phận chúng ta, trong tư cách là một hài nhi được quấn tã. Người đã ở bên cạnh chúng ta và cùng đi với chúng ta. Hẳn là chúng ta sẽ phải liện tục tự hỏi: Ơn cứu độ này là loại cứu độ nào đây? Nhưng lòng chúng ta đã chan hòa niềm vui vì biết rằng Đức Chúa đã có mặt.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Thiên Chúa dùng những nguyên nhân phụ thuộc, có vẻ tình cờ, để thực hiện các chương trình của Ngài. Một cuộc kiểm tra dân số lại làm cho các sấm ngôn được thực hiện: Đấng Mêsia chào đời tại Bêlem. Chúa quan phòng luôn có trong tay toàn thời gian, các nơi chốn và các con người cũng như các biến cố. Chúa quan phòng tiên liệu mọi sự, nhưng không phải lúc nào cũng theo như nguyện ước của chúng ta.
2. Trái tim của chúng ta đôi khi cũng bề bộn, ngổn ngang, như một cái hàng quán Bêlem dịp ấy. Vì thế, chúng ta không đón được Đức Kitô khi Người đến viếng thăm mà ban ơn cứu độ. Trái tim chúng ta đã chật cứng với những khoái lạc, với các toan tính cho công việc làm ăn, với mối lo toan quá đáng cho miếng cơm mang áo, hay có khi chỉ là sự vô tâm lãnh đạm. Đức Kitô đến như một kẻ quấy rối, và chúng ta không thích.
3. Những người đầu tiên được mời đi tôn kính Hài Nhi trong máng cỏ là các mục đồng, những kẻ bị người đương thời khinh bỉ, do họ sống dễ dãi. Ngày hôm nay, tất cả chúng ta cũng đang được mời tiến đến bên máng cỏ cùng với những người nghèo hèn ấy, bất kể chúng ta thế nào, nhiều công trạng hay nhiều tội lỗi. Đức Giêsu đã đến cho tất cả mọi người, và đặc biệt cho những người nghèo nhất và những người nhỏ bế nhất. Loài người xác tín rằng sự dữ chỉ có thể bị tiêu diệt bởi tiền bạc, bởi sự lừa dối hay bởi tham nhũng. Tin Mừng của lễ Giáng Sinh đêm nay cho chúng ta thấy một vì Thiên Chúa chọn sự nghèo khó và yếu đuối, và dạy chúng ta loại trừ một kiểu suy nghĩ đựa trên quyền lực hoặc tiền bạc.
4. Đức Maria không thụ động chấp nhận tất cả những gì xảy ra; bà tìm hiểu. Bà không tức khắc cung cấp lời giải thích biến cố, nhưng đào sâu biến cố cách kiên nhẫn và không áp đảo, ép buộc. Có một thứ bất bạo động thiêng liêng và tôn giáo, biết tránh việc lược đồ hóa ép uổng, và để cho các sự việc cứ như thế và chờ đợi được hiểu biết hơn. Bà phải cố gắng tiếp mà tìm hiểu.
5. Thánh Amêđê (1108-1159), là đan sĩ Xitô và cũng là giám mục, đã nói trong một bài giảng về Đức Maria: «Mẹ thấy là Con Thiên Chúa đã được trao cho Mẹ; Mẹ vui mừng khi thấy ơn cứu độ thế giới được ký thác cho mình. Mẹ nghe Thiên Chúa nói tận đáy lòng Mẹ: ‘Ta đã chọn con giữa tất cả những gì Ta đã tạo thành; Ta đã chúc phúc cho con giữa mọi người phụ nữ; Ta đã trao Con Ta vào tay con; Ta đã ký thác Con Một của Ta cho con. Đừng ngại cho bú mớm Đấng mà con đã sinh ra, hoặc nuôi dưỡng Đấng mà con đã cho chào đời. Con hãy biết rằng Người không chỉ là Thiên Chúa, mà còn là con của con. Người là Con của Ta và là con của con, Con của Ta do thần tính, con của con do nhân tính Người đã nhận lấy nơi con’. Đức Maria đã đáp lại lời mời gọi này với biết bao tâm tình tha thiết và nhiệt thành, với biết bao khiêm nhường và tôn kính, với biết bao tình yêu và tận tụy. Loài người không biết được điều này, nhưng Thiên Chúa biết, vì Người dò thấu tận tâm can (Tv 7,10)… Phúc thay Đấng đã được giao cho nhiệm vụ nuôi dưỡng Đấng che chở và nuôi nấng mọi sự, bồng bế Đấng nâng đỡ vũ trụ» (Bài giảng thứ 4 về Đức Maria; Pain Cýteaux alt.; x. SC 72, tr. 129t).
Nguồn: hdgmvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét