Gia Đình Nadaret
Lễ Thánh Gia
Tất cả ý nghĩa của lễ Giáng Sinh xoay quanh một Đứa Trẻ. Chỉ cần nhìn vào đứa trẻ này, nhìn vào đôi mắt của đứa trẻ này, ta sẽ thấy tất cả nguồn mạch của niềm vui Giáng Sinh.Thiên Chúa đã làm người, làm một Hài Nhi nằm trong máng cỏ, có cha mẹ là Giuse và Maria. Nơi hang đá Bêlem, Thiên Chúa thật gần gũi con người, hoàn toàn không có một khoảng cách nào.
Ai muốn gặp Đức Giáo Hoàng thì phải đi Rôma; ai muốn gặp Tổng thống Trump thì phải sang Mỹ, mà có đi đến nơi đâu dễ mà gặp được! Còn Thiên Chúa, trong hình hài một Đứa Trẻ, “một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ”, thì ai cũng có thể gặp được.Thiên Chúa từ trời cao xa tít tắp đã đến thế giới này để ta có thể gặp được Ngài. Thiên Chúa vĩ đại, quyền uy đã hiện thân nơi một đứa trẻ bé bỏng mong manh, bọc tã, nằm trong máng cỏ, để cho ta có thể gặp được.
Ngày lễ Thánh Gia hôm nay, Tin mừng Matthêu thuật lại câu chuyện Thánh Giuse đưa “Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập”. Trong trình thuật này, Con Trẻ giữ địa vị ưu tiên: tác giả muốn làm nổi bật chức vị của Con Trẻ. Vì có những đe dọa từ bên ngoài muốn làm hại mạng sống của Con Trẻ, cả gia đình đã phải làm cuộc hành trình di dân.
Khác với mọi gia đình trần gian, gia đình Nadarét quy tụ chung quanh Con Trẻ, chứ không phải chung quanh những người lớn. Chính Con Trẻ đem lại cho gia đình ý nghĩa độc đáo. Toàn bộ gia đình đều hướng về việc chuẩn bị cho sứ vụ của Ðức Giêsu. Gia đình ấy không sống cho riêng mình. Gia đình ấy chỉ đạt được ý nghĩa của mình khi giúp Con Trẻ sống cho Thiên Chúa.
Lễ Thánh Gia, Giáo hội mời gọi mỗi gia đình Công Giáo hướng về gia đình Nadarét. Không phải lúc nào cũng màu hồng mà Tin Mừng cho thấy Thánh Gia đã trải qua những lận đận lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn thử thách trăm bề. Thánh Giuse khéo léo chống chèo vượt qua tất cả và cùng với Mẹ Maria, Chúa Giêsu để xây dựng mái ấm hạnh phúc.
Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này. Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh. Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Một năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
1. Gia đình, trường học đầu tiên
Con trẻ ra đời trong gia đình, chúng không được chọn lựa. Người ta có thể lựa lúc để sinh con nhưng không thể lựa chọn tính chất, tài năng, giới tính hay màu tóc của con cái. Con trẻ được yêu thương vì chúng là hoa trái của tình yêu và chúng cũng học cách yêu thương nhau bởi vì tất cả chúng đều được cha mẹ đón nhận. Chính nhờ sự bao bọc và che chở của tình yêu hôn nhân mà con trẻ có thể lớn lên trong tin tưởng và trở thành chính mình; con trẻ học biết những bất trắc trong tương quan với những người khác, giúp chúng biết đón nhận những khác biệt và ý nghĩa của cử chỉ hoà hoãn trong xung đột. Đó là “thao trường” đầu tiên của “trường đời”.
Gia đình chuyển tải những yếu tố đầu tiên của các đức tính của con người. Khoa sư phạm hiện đại cho chúng ta biết rằng, việc giáo dục trẻ em khi chúng còn nhỏ tuổi để lại dấu ấn rất khó xoá nhoà trong nhân cách của trẻ. Chính vì vậy mỗi gia đình chuyển tải cho thế hệ kế tiếp toàn bộ các giá trị sẽ tác động đến sự phát triển và quan niệm sống của thế hệ mới.
Hình thức giáo dục đầu tiên này không mang tính học đường hay tính sư phạm. Không phải những khuyên nhủ hằng ngày đem lại hoa trái, nhưng đúng hơn là do việc giáo dục hành vi, do gương sáng (của cha mẹ) trong tương quan với những người khác và trong việc phục vụ lẫn nhau. Chính nhờ những điều chỉnh thường nhật này đã hình thành những quy chiếu cơ bản: yêu mến sự thật, tôn trọng người khác, hiểu biết ý nghĩa của việc phục vụ, giáo dục trách nhiệm cá nhân… Sau này, trường học giúp sẽ giúp trẻ đối chiếu những tập tục này của gia đình mình với những tập tục của các gia đình khác, giúp trẻ học cách suy nghĩ về những gì chưa được áp dụng, cởi mở đối với những lối suy tư và lý luận khác. Đó phải là sứ mạng của học đường, và sứ mạng này không bao giờ thay thế cho sứ mạng của gia đình mà chỉ bổ sung bằng các phương pháp giáo dục có tính sư phạm cao hơn lối giáo dục gia đình. Đó là việc quản lý giữa đời sống nội bộ gia đình và những tương quan bên ngoài, nhờ vậy làm nảy nở và phát triển tự do cá nhân.(x.Thời sự Thần học – Số 1, Tháng 3/2009).
2. Gia đình, Giáo hội tại gia
Chính nhờ gia đình mà đứa trẻ nhận biết mình là Kitô hữu và được khai tâm đức tin Kitô giáo. Thế nhưng, gia đình không phải là nơi để cha mẹ dạy cho con cái những bài giáo lý vượt quá khả năng hiểu biết của con trẻ. Nhưng đúng hơn là dạy cho con cái biết học hỏi những thái độ cụ thể của đời sống Kitô giáo phát xuất từ cuộc sống thường nhật: học làm dấu thánh giá, đọc những lời nguyện đầu tiên, khám phá nhà thờ giáo xứ, nơi đứa trẻ được rửa tội…
Nhưng sâu xa hơn cả trường học đầu đời của trẻ, gia đình còn mang lại cho con trẻ một kinh nghiệm đặc biệt: đó là kinh nghiệm về một xã hội được xây dựng trên Hồng ân của Thiên Chúa. Thật vậy, chính ân sủng của bí tích hôn nhân đã thể hiện một cách sâu sắc phúc lộc của gia đình (con trẻ), khả năng phát triển tương quan tình yêu, không ngừng hoán cải và hoà giải, nhưng cũng không ngừng làm triển nở hy vọng về một bước tiến mới trong đức tin. Về phương diện này, gia đình thật sự là trường học của kinh nghiệm sống các bí tích. Có lẽ chiều kích bí tích này của đời sống gia đình không phải lúc nào cũng tìm thấy những từ ngữ để diễn tả và thể hiện. Nhưng chính đời sống hiệp thông giữa các thành viên trong gia đình, cách giải quyết của các thành viên trong việc tha thứ và hoà giải, sự kiên trì trong tình yêu bất chấp những yếu đuối và thiếu sót của các thành viên trong gia đình, tất cả những điều ấy vừa giúp con trẻ khai tâm về sự trung tín và lòng vị tha của Thiên Chúa, vừa giúp con trẻ khám phá thể chế bí tích của đời sống Kitô giáo: diễn tả những thực tại của tình yêu bằng cử chỉ. Chính vì vậy mà gia đình được xem như là một “Giáo hội nhỏ”. (x.Thời sự Thần học – Số 1, Tháng 3/2009).
3. Hạnh phúc gia đình
Theo Đức cha Bùi Tuần, có ba yếu tố làm nên hạnh phúc gia đình: Quy tụ gia đình; Lễ giáo gia đình và Tình nghĩa gia đình.
- Quy tụ gia đình
Gia đình là nơi con người được “ở với nhau”. Các môn đệ đầu tiên không tìm đến với Chúa Giêsu như một vị thầy dạy học, nhưng như “Đấng ở với” (Ga 1,38). Chúa đã mời gọi các ông, trước tiên không phải là học một bài học, mà là xem chỗ Người ở và ở lại với Người (Ga 1,39). Cũng vậy các thành viên trong gia đình hiện diện cho nhau với toàn vẹn cái tôi của mình, được chấp nhận và chấp nhận người khác với toàn vẹn cái tôi ấy. Dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, gia đình là nơi chốn bình an cho tâm hồn mình; “Đấng Tạo Hoá đã đặt gia đình làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội con người nên gia đình trở thành ‘tế bào đầu tiên và sống động của xã hội’ (x.Tông huấn gia đình số 42).
Quy tụ là họp mặt, là gặp nhau, là nói chuyện với nhau, là gần gũi nhau, là chia sẻ với nhau. Quy tụ gia đình làm nên một bầu khí ấm áp thiêng liêng. Có thể nói, mọi quy tụ gia đình, dù thường ngày, dù bất thường, đều mang bầu khí đạo đức, có ánh sáng của đức tin và có hương thơm của đức ái.Quy tụ gia đình như thế sẽ có Chúa hiện diện. Nhờ có Chúa hiện diện, gia đình sẽ biết phân định điều gì là tốt cần làm, điều gì là xấu cần tránh, nhất là trong tình hình hiện nay tốt xấu lẫn lộn một cách quá phức tạp.
- Lễ giáo gia đình
Lễ giáo là nghi lễ và giáo dục gia đình. Gia đình là một cộng đoàn, một đời sống chung của những con người. Họ có những dây liên đới với nhau. Nên cần phải có những hình thức thể hiện những dây liên đới đó. Do vậy, mà phải được giáo dục, để có được lối sống liên đới tốt đẹp, trong trật tự. Liên đới thấp nhất thuộc nhân bản của cộng đoàn là biết diễn tả sự gần gũi nhau và có trách nhiệm đối với nhau. Biết siêng năng và lương thiện làm hết sức mình, để góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc chung gia đình, đó là nét đẹp căn bản của lễ giáo gia đình.Biết chào kính, chào thăm, chào hỏi, với nhiều bình thức, là một nghi lễ đơn sơ chứng tỏ con người có giáo dục gia đình. Biết cảm ơn, biết xin lỗi cũng là những điều lễ phép thô sơ của con người có giáo dục trong cộng đoàn. Biết kính trên nhường dưới cũng là một biểu hiện lễ phép của nền giáo dục liên đới. Biết sống chân thành và trung thành trong các liên đới gia đình cũng là một giá trị của con người có giáo dục gia đình.
- Tình nghĩa gia đình
Tình nghĩa gia đình cần được vun trồng, cần được chăm sóc, cần được xây dựng với những tình tiết nhỏ. Người tình nghĩa đích thực là người biết xót thương như người Samari đó. Chúng ta chỉ có được một cách đích thực bằng tấm lòng bén nhạy và giàu tình xót thương với những tình tiết nhỏ, do trực giác đạo đức hơn là do lý luận.
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con trẻ. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau.
Hạnh phúc gia đình phải khởi đi từ tình yêu, niềm tin và hoà bình. Gia đình sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.Chính tình yêu là chất keo liên kết những người cùng sống dưới một mái nhà. Không gì khác ngoài tình yêu làm cho mái nhà thành mái ấm, gia đình thành tổ ấm. Ở đó có một tình mẫu tử dịu dàng, có một tình phụ tử lo toan, và có một tình hiếu thảo. Thiếu tình yêu, mái gia đình tựa cây cỏ không lên được màu xanh vì thiếu ánh nắng. Thiếu tình yêu, những người sống dưới mái nhà cũng còi cọc không phát triển được về cả tinh thần lẫn thể lý.
Bài đọc 1 trích sách Huấn Ca dạy rằng: con cái biết thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu và bệnh tật. Bài đọc II, trong thư gửi tín hữu Côlôxê, thánh Phaolô khuyên bảo: lòng bác ái là mối giây gìn giữ cho gia đình được bình an và hạnh phúc. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Đây là những giáo huấn quan trọng giúp con trẻ phát triển nhân cách và nên thánh.
Muốn canh tân xã hội và thế giới phải canh tân gia đình trước tiên. Khi mỗi gia đình đều nỗ lực theo gương Thánh Gia, người ta có quyền hy vọng căn nhà chung là thế giới sẽ tràn ngập niềm vui tươi và hân hoan, dấu chỉ của ơn cứu độ Thiên Chúa đem đến cho nhân loại.
Tất cả ý nghĩa của lễ Giáng Sinh xoay quanh một Đứa Trẻ. Chỉ cần nhìn vào đứa trẻ này, nhìn vào đôi mắt của đứa trẻ này, ta sẽ thấy tất cả nguồn mạch của niềm vui Giáng Sinh.Thiên Chúa đã làm người, làm một Hài Nhi nằm trong máng cỏ, có cha mẹ là Giuse và Maria. Nơi hang đá Bêlem, Thiên Chúa thật gần gũi con người, hoàn toàn không có một khoảng cách nào.
Ai muốn gặp Đức Giáo Hoàng thì phải đi Rôma; ai muốn gặp Tổng thống Trump thì phải sang Mỹ, mà có đi đến nơi đâu dễ mà gặp được! Còn Thiên Chúa, trong hình hài một Đứa Trẻ, “một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ”, thì ai cũng có thể gặp được.Thiên Chúa từ trời cao xa tít tắp đã đến thế giới này để ta có thể gặp được Ngài. Thiên Chúa vĩ đại, quyền uy đã hiện thân nơi một đứa trẻ bé bỏng mong manh, bọc tã, nằm trong máng cỏ, để cho ta có thể gặp được.
Ngày lễ Thánh Gia hôm nay, Tin mừng Matthêu thuật lại câu chuyện Thánh Giuse đưa “Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Aicập”. Trong trình thuật này, Con Trẻ giữ địa vị ưu tiên: tác giả muốn làm nổi bật chức vị của Con Trẻ. Vì có những đe dọa từ bên ngoài muốn làm hại mạng sống của Con Trẻ, cả gia đình đã phải làm cuộc hành trình di dân.
Khác với mọi gia đình trần gian, gia đình Nadarét quy tụ chung quanh Con Trẻ, chứ không phải chung quanh những người lớn. Chính Con Trẻ đem lại cho gia đình ý nghĩa độc đáo. Toàn bộ gia đình đều hướng về việc chuẩn bị cho sứ vụ của Ðức Giêsu. Gia đình ấy không sống cho riêng mình. Gia đình ấy chỉ đạt được ý nghĩa của mình khi giúp Con Trẻ sống cho Thiên Chúa.
Lễ Thánh Gia, Giáo hội mời gọi mỗi gia đình Công Giáo hướng về gia đình Nadarét. Không phải lúc nào cũng màu hồng mà Tin Mừng cho thấy Thánh Gia đã trải qua những lận đận lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn thử thách trăm bề. Thánh Giuse khéo léo chống chèo vượt qua tất cả và cùng với Mẹ Maria, Chúa Giêsu để xây dựng mái ấm hạnh phúc.
Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này. Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh. Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Một năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
1. Gia đình, trường học đầu tiên
Con trẻ ra đời trong gia đình, chúng không được chọn lựa. Người ta có thể lựa lúc để sinh con nhưng không thể lựa chọn tính chất, tài năng, giới tính hay màu tóc của con cái. Con trẻ được yêu thương vì chúng là hoa trái của tình yêu và chúng cũng học cách yêu thương nhau bởi vì tất cả chúng đều được cha mẹ đón nhận. Chính nhờ sự bao bọc và che chở của tình yêu hôn nhân mà con trẻ có thể lớn lên trong tin tưởng và trở thành chính mình; con trẻ học biết những bất trắc trong tương quan với những người khác, giúp chúng biết đón nhận những khác biệt và ý nghĩa của cử chỉ hoà hoãn trong xung đột. Đó là “thao trường” đầu tiên của “trường đời”.
Gia đình chuyển tải những yếu tố đầu tiên của các đức tính của con người. Khoa sư phạm hiện đại cho chúng ta biết rằng, việc giáo dục trẻ em khi chúng còn nhỏ tuổi để lại dấu ấn rất khó xoá nhoà trong nhân cách của trẻ. Chính vì vậy mỗi gia đình chuyển tải cho thế hệ kế tiếp toàn bộ các giá trị sẽ tác động đến sự phát triển và quan niệm sống của thế hệ mới.
Hình thức giáo dục đầu tiên này không mang tính học đường hay tính sư phạm. Không phải những khuyên nhủ hằng ngày đem lại hoa trái, nhưng đúng hơn là do việc giáo dục hành vi, do gương sáng (của cha mẹ) trong tương quan với những người khác và trong việc phục vụ lẫn nhau. Chính nhờ những điều chỉnh thường nhật này đã hình thành những quy chiếu cơ bản: yêu mến sự thật, tôn trọng người khác, hiểu biết ý nghĩa của việc phục vụ, giáo dục trách nhiệm cá nhân… Sau này, trường học giúp sẽ giúp trẻ đối chiếu những tập tục này của gia đình mình với những tập tục của các gia đình khác, giúp trẻ học cách suy nghĩ về những gì chưa được áp dụng, cởi mở đối với những lối suy tư và lý luận khác. Đó phải là sứ mạng của học đường, và sứ mạng này không bao giờ thay thế cho sứ mạng của gia đình mà chỉ bổ sung bằng các phương pháp giáo dục có tính sư phạm cao hơn lối giáo dục gia đình. Đó là việc quản lý giữa đời sống nội bộ gia đình và những tương quan bên ngoài, nhờ vậy làm nảy nở và phát triển tự do cá nhân.(x.Thời sự Thần học – Số 1, Tháng 3/2009).
2. Gia đình, Giáo hội tại gia
Chính nhờ gia đình mà đứa trẻ nhận biết mình là Kitô hữu và được khai tâm đức tin Kitô giáo. Thế nhưng, gia đình không phải là nơi để cha mẹ dạy cho con cái những bài giáo lý vượt quá khả năng hiểu biết của con trẻ. Nhưng đúng hơn là dạy cho con cái biết học hỏi những thái độ cụ thể của đời sống Kitô giáo phát xuất từ cuộc sống thường nhật: học làm dấu thánh giá, đọc những lời nguyện đầu tiên, khám phá nhà thờ giáo xứ, nơi đứa trẻ được rửa tội…
Nhưng sâu xa hơn cả trường học đầu đời của trẻ, gia đình còn mang lại cho con trẻ một kinh nghiệm đặc biệt: đó là kinh nghiệm về một xã hội được xây dựng trên Hồng ân của Thiên Chúa. Thật vậy, chính ân sủng của bí tích hôn nhân đã thể hiện một cách sâu sắc phúc lộc của gia đình (con trẻ), khả năng phát triển tương quan tình yêu, không ngừng hoán cải và hoà giải, nhưng cũng không ngừng làm triển nở hy vọng về một bước tiến mới trong đức tin. Về phương diện này, gia đình thật sự là trường học của kinh nghiệm sống các bí tích. Có lẽ chiều kích bí tích này của đời sống gia đình không phải lúc nào cũng tìm thấy những từ ngữ để diễn tả và thể hiện. Nhưng chính đời sống hiệp thông giữa các thành viên trong gia đình, cách giải quyết của các thành viên trong việc tha thứ và hoà giải, sự kiên trì trong tình yêu bất chấp những yếu đuối và thiếu sót của các thành viên trong gia đình, tất cả những điều ấy vừa giúp con trẻ khai tâm về sự trung tín và lòng vị tha của Thiên Chúa, vừa giúp con trẻ khám phá thể chế bí tích của đời sống Kitô giáo: diễn tả những thực tại của tình yêu bằng cử chỉ. Chính vì vậy mà gia đình được xem như là một “Giáo hội nhỏ”. (x.Thời sự Thần học – Số 1, Tháng 3/2009).
3. Hạnh phúc gia đình
Theo Đức cha Bùi Tuần, có ba yếu tố làm nên hạnh phúc gia đình: Quy tụ gia đình; Lễ giáo gia đình và Tình nghĩa gia đình.
- Quy tụ gia đình
Gia đình là nơi con người được “ở với nhau”. Các môn đệ đầu tiên không tìm đến với Chúa Giêsu như một vị thầy dạy học, nhưng như “Đấng ở với” (Ga 1,38). Chúa đã mời gọi các ông, trước tiên không phải là học một bài học, mà là xem chỗ Người ở và ở lại với Người (Ga 1,39). Cũng vậy các thành viên trong gia đình hiện diện cho nhau với toàn vẹn cái tôi của mình, được chấp nhận và chấp nhận người khác với toàn vẹn cái tôi ấy. Dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, gia đình là nơi chốn bình an cho tâm hồn mình; “Đấng Tạo Hoá đã đặt gia đình làm nguồn gốc và nền tảng cho xã hội con người nên gia đình trở thành ‘tế bào đầu tiên và sống động của xã hội’ (x.Tông huấn gia đình số 42).
Quy tụ là họp mặt, là gặp nhau, là nói chuyện với nhau, là gần gũi nhau, là chia sẻ với nhau. Quy tụ gia đình làm nên một bầu khí ấm áp thiêng liêng. Có thể nói, mọi quy tụ gia đình, dù thường ngày, dù bất thường, đều mang bầu khí đạo đức, có ánh sáng của đức tin và có hương thơm của đức ái.Quy tụ gia đình như thế sẽ có Chúa hiện diện. Nhờ có Chúa hiện diện, gia đình sẽ biết phân định điều gì là tốt cần làm, điều gì là xấu cần tránh, nhất là trong tình hình hiện nay tốt xấu lẫn lộn một cách quá phức tạp.
- Lễ giáo gia đình
Lễ giáo là nghi lễ và giáo dục gia đình. Gia đình là một cộng đoàn, một đời sống chung của những con người. Họ có những dây liên đới với nhau. Nên cần phải có những hình thức thể hiện những dây liên đới đó. Do vậy, mà phải được giáo dục, để có được lối sống liên đới tốt đẹp, trong trật tự. Liên đới thấp nhất thuộc nhân bản của cộng đoàn là biết diễn tả sự gần gũi nhau và có trách nhiệm đối với nhau. Biết siêng năng và lương thiện làm hết sức mình, để góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc chung gia đình, đó là nét đẹp căn bản của lễ giáo gia đình.Biết chào kính, chào thăm, chào hỏi, với nhiều bình thức, là một nghi lễ đơn sơ chứng tỏ con người có giáo dục gia đình. Biết cảm ơn, biết xin lỗi cũng là những điều lễ phép thô sơ của con người có giáo dục trong cộng đoàn. Biết kính trên nhường dưới cũng là một biểu hiện lễ phép của nền giáo dục liên đới. Biết sống chân thành và trung thành trong các liên đới gia đình cũng là một giá trị của con người có giáo dục gia đình.
- Tình nghĩa gia đình
Tình nghĩa gia đình cần được vun trồng, cần được chăm sóc, cần được xây dựng với những tình tiết nhỏ. Người tình nghĩa đích thực là người biết xót thương như người Samari đó. Chúng ta chỉ có được một cách đích thực bằng tấm lòng bén nhạy và giàu tình xót thương với những tình tiết nhỏ, do trực giác đạo đức hơn là do lý luận.
Ngày nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con trẻ. Vì thế, chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương. Theo mức độ, con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua đòi thiếu suy nghĩ.Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi, thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có những em sau khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và internet quá hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế và lao vào thế giới ảo, lối sống ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau.
Hạnh phúc gia đình phải khởi đi từ tình yêu, niềm tin và hoà bình. Gia đình sẽ là “vườn ươm” các nhân đức, là “nơi đào tạo” nhân bản và tâm linh cho con cái, để trở thành một Hội Thánh tại gia.Chính tình yêu là chất keo liên kết những người cùng sống dưới một mái nhà. Không gì khác ngoài tình yêu làm cho mái nhà thành mái ấm, gia đình thành tổ ấm. Ở đó có một tình mẫu tử dịu dàng, có một tình phụ tử lo toan, và có một tình hiếu thảo. Thiếu tình yêu, mái gia đình tựa cây cỏ không lên được màu xanh vì thiếu ánh nắng. Thiếu tình yêu, những người sống dưới mái nhà cũng còi cọc không phát triển được về cả tinh thần lẫn thể lý.
Bài đọc 1 trích sách Huấn Ca dạy rằng: con cái biết thảo hiếu và chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu và bệnh tật. Bài đọc II, trong thư gửi tín hữu Côlôxê, thánh Phaolô khuyên bảo: lòng bác ái là mối giây gìn giữ cho gia đình được bình an và hạnh phúc. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Đây là những giáo huấn quan trọng giúp con trẻ phát triển nhân cách và nên thánh.
Muốn canh tân xã hội và thế giới phải canh tân gia đình trước tiên. Khi mỗi gia đình đều nỗ lực theo gương Thánh Gia, người ta có quyền hy vọng căn nhà chung là thế giới sẽ tràn ngập niềm vui tươi và hân hoan, dấu chỉ của ơn cứu độ Thiên Chúa đem đến cho nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét