Giải đáp phụng vụ: Lễ trọng Đức Mẹ trong Mùa Vọng. Nói thêm về Nến Phục sinh
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đã nhận thấy trong Chúa Nhật thứ II gần đây của Mùa Vọng rằng, một số nơi cử hành lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội thay vì cử hành lễ Chúa Nhật Mùa Vọng. Khi con xem lại Bảng Các ngày Phụng vụ, vốn quy định mức ưu tiên của các ngày phụng vụ sẽ được cử hành, con nhận thấy rằng Chúa Nhật Mùa Vọng là ưu tiên hơn trong bảng này so với lễ trọng Đức Mẹ. Câu hỏi của con là rằng, trong các điều kiện nào, một lễ trọng Đức Mẹ có thể thay thế lễ Chúa Nhật Mùa Vọng? - I. N., Ndola, Zambia.
Đáp: Quy tắc chung là rằng, như bạn đọc này đã đề cập, một Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh là ở bậc cao thứ hai trong bảng ưu tiên. Các Chúa Nhật này chia sẻ thứ hạng với lễ Giáng sinh, Lễ Chúa Hiển Linh, Lễ Thăng thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Thứ Tư Lễ Tro, các ngày thường của Tuần Thánh từ Thứ Hai đến Thứ Năm, và các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.
Điều này có nghĩa là, trong các trường hợp bình thường, bất kỳ lễ trọng nào, lễ Đức Mẹ hay lễ khác, rơi vào một trong các ngày lễ trên đều được chuyển sang ngày phụng vụ gần nhất. Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa là nếu lễ trọng rơi vào một Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay hoặc Phục Sinh, thì lễ trọng này được cử hành vào Thứ Hai tiếp sau đó.
Trong một số trường hợp, lễ trọng ấy bị hoãn lại lâu hơn, thí dụ, bất cứ khi nào lễ Truyền tin (ngày 25-3) rơi vào Tuần Thánh, thì lễ này không được cử hành cho đến sau tuần bát nhật Phục sinh. Điều này đã xảy ra vào năm 2018, khi ngày 25-3 trùng với Chúa Nhật Lễ Lá, và do đó được chuyển sang ngày Thứ Hai 9-4. Điều hiếm hoi hơn là việc chuyển ngày lễ của cả lễ thánh Giuse (ngày 19-3) và lễ Truyền Tin. Điều này đã xảy ra vào năm 2008, mà trong đó lễ thánh Giuse được dời sớm hơn vào ngày 15-3, tức thứ Bảy trước Chúa Nhật Lễ Lá, và Lễ Truyền tin được chuyển vào ngày 31-3. Một sự trùng hợp tương tự như thế sẽ không xảy ra nữa cho đến năm 2035.
Nếu lễ trọng được dời ngày cũng là một ngày lễ buộc, sự buộc này cũng được chuyển theo, nên cần phải đi lễ hai lần, một lần vào Chúa Nhật và một lần cho ngày lễ trọng. Ở một số quốc gia, hoặc Hội đồng Giám mục, hoặc Giám mục địa phương miễn cho tín hữu khỏi sự buộc tham dự thánh lễ vào ngày lễ trọng được dời.
Tuy nhiên, có thể có các lý do chính đáng để các Giám mục mong muốn duy trì một lễ đặc biệt vào một ngày nhất định, mặc dù nó bị cản trở bởi một lễ có bậc cao hơn. Do đó, thí dụ, lễ trọng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Ý (ngày 8-12) là một ngày lễ buộc, và cũng là một ngày nghỉ dân sự toàn quốc. Trong các trường hợp náy, khi các Giám mục thấy trước một lễ trọng như vậy sẽ trùng với một lễ Chúa Nhật, các ngài có thể xin một ngoại lệ từ Tòa Thánh cho năm đó. Mặc dù Tòa Thánh thường chấp thuận yêu cầu ấy, nhưng dường như không sẵn sàng cấp ngoại lệ vĩnh viễn cho luật. Do đó, các Giám mục phải xin phép ngoại lệ cho mỗi lần xảy ra sự trùng hợp như thế.
Chẳng hạn, trong trường hợp của Ý năm nay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, Hồng Y Gualterio Bassetti, đã viết thư cho Thánh Bộ Phượng Tự ngày 5-8-2018, xin phép cử hành lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào Chúa Nhật 8-12-2019, thay vì lễ Chúa Nhật thứ II của Mùa Vọng, vốn có ưu tiên hơn. Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ, Hồng Y Robert Sarah, đã trả lời vào ngày 8-10 cùng năm (Prot. 367/18), cho phép lời thỉnh cầu này là như đặc ân hoặc ngoại lệ đối với các quy định cho dịp đặc biệt này (“pro hac vice”), với Thánh lễ có cộng đoàn tham dự.
Trong thư trả lời, Đức Hồng Y Sarah đã nhắc rằng động lực chính để ban phép cho sự trái với các quy định là bản chất đặc biệt của lễ trọng ấy tại Ý, như một ngày lễ buộc, nhưng cũng nói rằng, mặc dù việc cử hành lễ trọng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là được phép, để duy trì việc cử hành Mùa Vọng, việc cử hành Phụng vụ Các Giờ Kinh phải là Các Giờ Kinh của Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng.
Một trường hợp tương tự của Tòa Thánh về việc ban đặc quyền đã xảy ra ở Mexico, khi lễ trọng Đức Mẹ Guadalupe (ngày 12-12) trùng với một Chúa Nhật Mùa Vọng. Trong trường hợp này, ngày lễ gắn chặt với sự kiện lịch sử về sự xuất hiện của tượng Đức Mẹ, và đã trở nên gần như không thể tách rời khỏi ngày lễ. Trong trường hợp này, quá trình là tương tự, mà trong đó các Giám mục đã đưa ra thỉnh cầu ít nhất một năm, trước khi sự trùng hợp xảy ra, và đặc ân được ban cho.
Có thể còn có các trường hợp khác trên khắp thế giới mà tôi không biết.
Sau khi tôi đã trả lời ngày 1-10-2019 cho một thắc mắc về vị trí của cây Nến Phục sinh ngoài mùa Phục sinh, một bạn đọc ở bang Virginia, Hoa Kỳ, yêu cầu tôi làm sáng tỏ hơn nữa.
Bạn này viết: “Cha đã trích dẫn thư luân lưu năm 1998 từ CDW, có tên Paschalis Sollemnitatis, và nhắc đến một tài liệu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Thưa cha, đó là tài liệu nào? Cha có thể nhận xét về vị trí pháp lý của tài liệu này chăng? Trong Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) mới nhất, chữ đó cuối cho Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống nói rằng “rất mong muốn” đặt Cây Nến Phục sinh gần Giếng rửa tội. Thuật ngữ “rất mong muốn”, theo con hiểu, dường như không truyền đạt việc buộc. Nó làm con hơi bối rối khi di chuyển Cây Nến đến chỗ này chỗ nọ, tùy thuộc vào dịp lễ rửa tội hoặc một lễ an táng, vốn xảy ra nhiều lần, hàng tháng và hàng tuần. Sự cao quý của Cây Nến Phục sinh, chưa kể đến kích thước và trọng lượng của chân nến, khiến con ao ước đặt nó gần giảng đài. Với một tiền đình mới sắp hoàn thành cho nhà thờ giáo xứ của chúng con, con muốn tìm một giải pháp.”
Bạn ạ, đó là tài liệu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, vốn không được trích dẫn một cách chính xác, mang tên “Dựng xây từ những viên đá sống động, Built of Living Stones.” Tài liệu này được xếp hạng như là ‘hướng dẫn’, và do đó không phải là ở mức độ cao xét từ quan điểm pháp lý. Tuy nhiên, nó đã được phê duyệt bởi Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, và do đó phản ánh suy nghĩ của các ngài về các vấn đề của nhà thờ. Do đó, nó là một tài liệu có thẩm quyền mà không bị ràng buộc chặt về mặt pháp lý, trừ khi nó nhắc lại các luật hiện hành.
Mặc dù Sách lễ nói cách hiệu quả vị trí của Cây Nến Phục sinh gần Giếng rửa tội như là “rất mong muốn”, và do đó không bắt buộc, tôi nghĩ khá rõ ràng rằng ngoài mùa Phục sinh, Ngọn nến không nên đặt trong khu vực cung thánh, và do đó việc đặt nó gần với giảng đài không phải là một khả năng. Mặt khác, với dấu hiệu này, sẽ không có sự khác biệt rõ ràng giữa Mùa Phục sinh và phần còn lại của năm phụng vụ.
Nếu vì một lý do chính đáng, nó không thể được đặt gần Giếng rửa tội, nó có thể được đặt ở bất kỳ nơi nào thuận tiện và xứng đáng bên ngoài cung thánh, không loại trừ phòng thánh (phòng áo).
Mặc dù đôi khi nó có thể gây phiền toái, nhưng không có cách nào khác là phải di chuyển nó đến nơi rửa tội và lễ tang, ngoài mùa Phục sinh. Nếu nó quá nặng, người ta có thể xem xét một bệ có bánh xe, vốn sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển trong khi bảo tồn sự trang trí cho nó. Tôi đã thấy một giải pháp như vậy cho một Cây Nến lớn đặc biệt cách đây vài năm ở Rôma. (Zenit.org 17-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Con đã nhận thấy trong Chúa Nhật thứ II gần đây của Mùa Vọng rằng, một số nơi cử hành lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội thay vì cử hành lễ Chúa Nhật Mùa Vọng. Khi con xem lại Bảng Các ngày Phụng vụ, vốn quy định mức ưu tiên của các ngày phụng vụ sẽ được cử hành, con nhận thấy rằng Chúa Nhật Mùa Vọng là ưu tiên hơn trong bảng này so với lễ trọng Đức Mẹ. Câu hỏi của con là rằng, trong các điều kiện nào, một lễ trọng Đức Mẹ có thể thay thế lễ Chúa Nhật Mùa Vọng? - I. N., Ndola, Zambia.
Đáp: Quy tắc chung là rằng, như bạn đọc này đã đề cập, một Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Phục Sinh là ở bậc cao thứ hai trong bảng ưu tiên. Các Chúa Nhật này chia sẻ thứ hạng với lễ Giáng sinh, Lễ Chúa Hiển Linh, Lễ Thăng thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Thứ Tư Lễ Tro, các ngày thường của Tuần Thánh từ Thứ Hai đến Thứ Năm, và các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.
Điều này có nghĩa là, trong các trường hợp bình thường, bất kỳ lễ trọng nào, lễ Đức Mẹ hay lễ khác, rơi vào một trong các ngày lễ trên đều được chuyển sang ngày phụng vụ gần nhất. Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa là nếu lễ trọng rơi vào một Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay hoặc Phục Sinh, thì lễ trọng này được cử hành vào Thứ Hai tiếp sau đó.
Trong một số trường hợp, lễ trọng ấy bị hoãn lại lâu hơn, thí dụ, bất cứ khi nào lễ Truyền tin (ngày 25-3) rơi vào Tuần Thánh, thì lễ này không được cử hành cho đến sau tuần bát nhật Phục sinh. Điều này đã xảy ra vào năm 2018, khi ngày 25-3 trùng với Chúa Nhật Lễ Lá, và do đó được chuyển sang ngày Thứ Hai 9-4. Điều hiếm hoi hơn là việc chuyển ngày lễ của cả lễ thánh Giuse (ngày 19-3) và lễ Truyền Tin. Điều này đã xảy ra vào năm 2008, mà trong đó lễ thánh Giuse được dời sớm hơn vào ngày 15-3, tức thứ Bảy trước Chúa Nhật Lễ Lá, và Lễ Truyền tin được chuyển vào ngày 31-3. Một sự trùng hợp tương tự như thế sẽ không xảy ra nữa cho đến năm 2035.
Nếu lễ trọng được dời ngày cũng là một ngày lễ buộc, sự buộc này cũng được chuyển theo, nên cần phải đi lễ hai lần, một lần vào Chúa Nhật và một lần cho ngày lễ trọng. Ở một số quốc gia, hoặc Hội đồng Giám mục, hoặc Giám mục địa phương miễn cho tín hữu khỏi sự buộc tham dự thánh lễ vào ngày lễ trọng được dời.
Tuy nhiên, có thể có các lý do chính đáng để các Giám mục mong muốn duy trì một lễ đặc biệt vào một ngày nhất định, mặc dù nó bị cản trở bởi một lễ có bậc cao hơn. Do đó, thí dụ, lễ trọng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Ý (ngày 8-12) là một ngày lễ buộc, và cũng là một ngày nghỉ dân sự toàn quốc. Trong các trường hợp náy, khi các Giám mục thấy trước một lễ trọng như vậy sẽ trùng với một lễ Chúa Nhật, các ngài có thể xin một ngoại lệ từ Tòa Thánh cho năm đó. Mặc dù Tòa Thánh thường chấp thuận yêu cầu ấy, nhưng dường như không sẵn sàng cấp ngoại lệ vĩnh viễn cho luật. Do đó, các Giám mục phải xin phép ngoại lệ cho mỗi lần xảy ra sự trùng hợp như thế.
Chẳng hạn, trong trường hợp của Ý năm nay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, Hồng Y Gualterio Bassetti, đã viết thư cho Thánh Bộ Phượng Tự ngày 5-8-2018, xin phép cử hành lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào Chúa Nhật 8-12-2019, thay vì lễ Chúa Nhật thứ II của Mùa Vọng, vốn có ưu tiên hơn. Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ, Hồng Y Robert Sarah, đã trả lời vào ngày 8-10 cùng năm (Prot. 367/18), cho phép lời thỉnh cầu này là như đặc ân hoặc ngoại lệ đối với các quy định cho dịp đặc biệt này (“pro hac vice”), với Thánh lễ có cộng đoàn tham dự.
Trong thư trả lời, Đức Hồng Y Sarah đã nhắc rằng động lực chính để ban phép cho sự trái với các quy định là bản chất đặc biệt của lễ trọng ấy tại Ý, như một ngày lễ buộc, nhưng cũng nói rằng, mặc dù việc cử hành lễ trọng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là được phép, để duy trì việc cử hành Mùa Vọng, việc cử hành Phụng vụ Các Giờ Kinh phải là Các Giờ Kinh của Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng.
Một trường hợp tương tự của Tòa Thánh về việc ban đặc quyền đã xảy ra ở Mexico, khi lễ trọng Đức Mẹ Guadalupe (ngày 12-12) trùng với một Chúa Nhật Mùa Vọng. Trong trường hợp này, ngày lễ gắn chặt với sự kiện lịch sử về sự xuất hiện của tượng Đức Mẹ, và đã trở nên gần như không thể tách rời khỏi ngày lễ. Trong trường hợp này, quá trình là tương tự, mà trong đó các Giám mục đã đưa ra thỉnh cầu ít nhất một năm, trước khi sự trùng hợp xảy ra, và đặc ân được ban cho.
Có thể còn có các trường hợp khác trên khắp thế giới mà tôi không biết.
Sau khi tôi đã trả lời ngày 1-10-2019 cho một thắc mắc về vị trí của cây Nến Phục sinh ngoài mùa Phục sinh, một bạn đọc ở bang Virginia, Hoa Kỳ, yêu cầu tôi làm sáng tỏ hơn nữa.
Bạn này viết: “Cha đã trích dẫn thư luân lưu năm 1998 từ CDW, có tên Paschalis Sollemnitatis, và nhắc đến một tài liệu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Thưa cha, đó là tài liệu nào? Cha có thể nhận xét về vị trí pháp lý của tài liệu này chăng? Trong Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) mới nhất, chữ đó cuối cho Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống nói rằng “rất mong muốn” đặt Cây Nến Phục sinh gần Giếng rửa tội. Thuật ngữ “rất mong muốn”, theo con hiểu, dường như không truyền đạt việc buộc. Nó làm con hơi bối rối khi di chuyển Cây Nến đến chỗ này chỗ nọ, tùy thuộc vào dịp lễ rửa tội hoặc một lễ an táng, vốn xảy ra nhiều lần, hàng tháng và hàng tuần. Sự cao quý của Cây Nến Phục sinh, chưa kể đến kích thước và trọng lượng của chân nến, khiến con ao ước đặt nó gần giảng đài. Với một tiền đình mới sắp hoàn thành cho nhà thờ giáo xứ của chúng con, con muốn tìm một giải pháp.”
Bạn ạ, đó là tài liệu của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, vốn không được trích dẫn một cách chính xác, mang tên “Dựng xây từ những viên đá sống động, Built of Living Stones.” Tài liệu này được xếp hạng như là ‘hướng dẫn’, và do đó không phải là ở mức độ cao xét từ quan điểm pháp lý. Tuy nhiên, nó đã được phê duyệt bởi Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, và do đó phản ánh suy nghĩ của các ngài về các vấn đề của nhà thờ. Do đó, nó là một tài liệu có thẩm quyền mà không bị ràng buộc chặt về mặt pháp lý, trừ khi nó nhắc lại các luật hiện hành.
Mặc dù Sách lễ nói cách hiệu quả vị trí của Cây Nến Phục sinh gần Giếng rửa tội như là “rất mong muốn”, và do đó không bắt buộc, tôi nghĩ khá rõ ràng rằng ngoài mùa Phục sinh, Ngọn nến không nên đặt trong khu vực cung thánh, và do đó việc đặt nó gần với giảng đài không phải là một khả năng. Mặt khác, với dấu hiệu này, sẽ không có sự khác biệt rõ ràng giữa Mùa Phục sinh và phần còn lại của năm phụng vụ.
Nếu vì một lý do chính đáng, nó không thể được đặt gần Giếng rửa tội, nó có thể được đặt ở bất kỳ nơi nào thuận tiện và xứng đáng bên ngoài cung thánh, không loại trừ phòng thánh (phòng áo).
Mặc dù đôi khi nó có thể gây phiền toái, nhưng không có cách nào khác là phải di chuyển nó đến nơi rửa tội và lễ tang, ngoài mùa Phục sinh. Nếu nó quá nặng, người ta có thể xem xét một bệ có bánh xe, vốn sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển trong khi bảo tồn sự trang trí cho nó. Tôi đã thấy một giải pháp như vậy cho một Cây Nến lớn đặc biệt cách đây vài năm ở Rôma. (Zenit.org 17-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét