Trang

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Không, giáo hoàng không dị giáo!

srp-presse.fr, Aline Lizotte, 2019-05-10
Khoảng hai mươi học giả và nhà thần học gần đây đã công bố một văn bản cáo buộc Đức Phanxicô dị giáo. Họ rút tài liệu từ các tài liệu giảng huấn, cọng thêm các quyết định của ngài liên quan đến một số việc trong giáo hội, cho rằng ngài làm thuận lợi cho các hành động tội phạm, để từ đó họ cáo buộc ngài dị giáo. Cáo buộc dị giáo đặc biệt nghiêm trọng khi nó ảnh hưởng đến việc thực thi quyền tài phán tối cao và đầy đủ của giáo hoàng. Các suy tư của bà Aline Lizotte, triết gia, thần học gia người Canada cố gắng cho thấy sự trầm trọng của việc cáo buộc và sự bất tài của các tác giả.
Ngày 30 tháng 4 vừa qua, trang blog của bà Jeanne Smits (1) thông báo cho chúng tôi việc công bố một bức thư ngỏ của hai mươi nhà thần học công giáo và giáo sư đại học công giáo Mỹ, họ “không ngần ngại tố cáo Đức Phanxicô có nhiều dị giáo khác nhau”. Bà Smits cho rằng bức thư này “sẽ gây ồn ào”.
Trong thực tế, thế giới chúng ta thường quen với đủ thứ tin tức dồn dập ném tới mà tin này phóng đại tin kia về sự ác độc của nó, việc công bố giáo hoàng dị giáo không làm ai ngạc nhiên. Thật ra, chúng tôi không quan tâm chút nào về khả năng dị giáo của Đức Phanxicô. Những gì chúng ta có thể nói, đó là phong thái riêng có chút ngạc nhiên và làm lo lắng. Nhưng từ đó để cho rằng – dù ngầm nói – mình đồng ý với lời tuyên bố này là cả một bước – thậm chí là nhiều bước – mà chúng ta không thể làm. Thêm nữa nếu quan sát kỹ thì tố cáo này rất yếu, nếu không muốn nói là sai.
Khách quan mà nói, việc cáo buộc giáo hoàng dị giáo là một lỗi rất nặng
Trước hết, cáo buộc giáo hoàng vào một số việc dị giáo khách quan mà nói là một lỗi rất nặng. Tại sao? Câu trả lời rất đơn giản, nhưng vô hiệu hóa: quy tắc 1404 của Bộ luật 1983: “Đức Thánh Cha không bị phán xét bởi một ai”. Chú thích (2) chính xác nói: “Đức Thánh Cha mà những lời không bị phán xét ở thế gian bởi bất cứ một quyền lực nào của con người. Giáo hoàng là quan tòa tối cao trong Giáo hội và chỉ có Chúa mới phán xét ngài.  Đặc quyền này là quyền thiêng liêng, và chính giáo hoàng cũng không thể từ bỏ nó. Và khi chúng ta nói Đức Thánh Cha không tuân thủ sự phán xét của bất cứ một quyền lực nào của con người, thì phải được hiểu các quyết định mà ngài tuyên bố, cũng như các quyết định mà ngài phê chuẩn hay chấp nhận chúng là rõ ràng và chính thức”.
Không bị phán xét không có nghĩa là tất cả những gì giáo hoàng nói hoặc làm phải được xem như lời không sai lầm, như đức tin hay thậm chí là đồng ý về mặt tôn giáo, các lời này được đưa ra liên quan đến tầm mức quyền uy mà với quyền uy này giáo hoàng giảng huấn hay cai trị. Phán xét ở đây có nghĩa buộc tội từ bên ngoài một lỗi nằm trong quyền lực tối cao, chứ không phải là lỗi đạo đức cá nhân. Điều này đã xảy ra trong lịch sử Giáo hội khi giáo hoàng có quan hệ với một phụ nữ và thậm chí có con với phụ nữ đó (3). Đó là một lỗi đạo đức cá nhân.
Phán xét giáo hoàng là dị giáo là cáo buộc từ bên ngoài trong uy quyền giảng huấn và cai trị của ngài
Phán xét có nghĩa là cáo buộc giáo hoàng trong chức vụ tối cao là giảng huấn và cai trị. Đó là điều không ai có quyền làm! Vì vậy, chúng ta không có quyền nói giáo hoàng dạy sai hay ngài không đủ năng lực trong các quyết định ngài đưa ra (4). Tại sao? Bởi vì giáo hoàng, khi ngài dạy hay cai trị là theo uy quyền tối cao và phổ quát của ngài cho toàn Giáo hội, ngài không hoàn thành trách vụ này như quyền hành của một người thường, như mọi con người đều làm, nhưng nhờ vào sự trợ giúp đặc biệt và cá nhân được chính Chúa Kitô hứa, Đấng lãnh đạo không thể khiếm khuyết và hiện diện vĩnh viễn với Giáo hội cho đến cuối thời gian.
Như vậy, phán xét khả năng cai quản Giáo hội của ngài (5) là phán xét chính Chúa. Vì thế phán xét giáo hoàng là lỗi chống lại đức tin. Và điều này luôn luôn là nghiêm trọng, tự bản chất và vì đụng đến đức tin. 
Các cáo buộc của một số thần học gia Mỹ 
Các cáo buộc chống giáo hoàng chủ yếu nhắm đến Tông huấn Niềm vui Yêu thương(Amoris lætitia) và không phải chỉ duy các ý kiến thần học này, các nhà thần học còn đưa ra các hoài nghi về sự thận trọng mục vụ khi thay đổi kỷ luật bí tích của phép Hòa giải và việc tham dự vào sự hiệp thông Thánh Thể. Dứt khoát Đức Phanxicô bị buộc vào tội dị giáo.
Việc cáo buộc này dựa trên một vi phạm được cho là quy tắc của công đồng Trente và trên nhiều tài liệu khác nhau: Sách Thánh, văn bản của các giáo phụ hoặc các bài viết của giáo hoàng và ngay cả Thông điệp Sáng ngời của chân lý (Veritatis splendor). Nhưng các trích dẫn này đều ở ngoài bối cảnh và không bao giờ được phân tích đủ để chúng có thể cho chúng ta biết mục đích của tác giả, đối tượng và phạm vi giảng dạy của nó; chúng chỉ là một tuyên bố sự việc, có thể trở nên hoàn toàn sai vì thiếu kiến thức chính thức về ý nghĩa của nó.
Trích dẫn suy nghĩ của một tác giả mà không đặt trong bối cảnh của nó là không trung thực về mặt quan điểm trí tuệ. 
Chẳng hạn trích câu Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ngoại tình: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu” (Ga 8, 11) mà không trích bối cảnh của câu này thì người ta có thể hiểu Chúa Giêsu không lên án tội ngoại tình. Trích dẫn suy nghĩ của một tác giả mà không đặt trong bối cảnh của nó là không trung thực về mặt quan điểm trí tuệ. Và nếu đó là Sách Thánh hoặc giáo huấn của giáo hoàng, thì đó là lỗi chống đức tin.
Trong thư của các học giả có bảy cáo buộc:
  1. Một người được công nhận không có sức mạnh với ân sủng của Chúa để thực hiện các đòi hỏi khách quan theo luật thánh, như thể bất kỳ điều răn nào của Chúa là không thể được đối với người đó, hay ơn Chúa, khi hoàn thành sự biện minh cho một cá nhân, đã một cách bất di dịch không sản xuất và tự bản chất hoán cải của nó liên quan đến một tội trọng, hoặc không đủ để hoán cải bất kỳ một tội lỗi nghiêm trọng nào.
  2. Một tín hữu kitô có thể có trọn ý thức về luật thiêng liêng và cố ý vi phạm trong một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không ở trong tình trạng phạm tội trọng do kết quả của hành động đó.
  3. Một người có thể, trong khi tuân theo sự cấm đoán của Thiên Chúa, lại phạm tội chống lại Thiên Chúa bằng chính hành động vâng lời này.
  4. Ý thức có thể đánh giá chính xác các hành vi tình dục giữa những người đã ký kết hôn nhân dân sự với nhau, dù một trong hai, hay cả hai đã kết hôn bí tích với một người khác, đôi khi có thể đúng về mặt đạo đức, thậm chí được mong muốn hay được Chúa ra lệnh.
  5. Đó là sai khi cho rằng chỉ các hành vi tình dục đúng do bản chất và hợp pháp về mặt đạo đức là các hành vi giữa vợ và chồng.
  6. Các nguyên tắc đạo đức và các sự thật đạo đức có trong Mạc khải của Chúa và trong luật tự nhiên không bao gồm các cấm đoán tiêu cực tuyệt đối, cấm một vài loại hành động trong chừng mực chúng nghiêm trọng trái pháp luật vì mục đích của chúng.
  7. Thiên Chúa không chỉ cho phép có nhiều và đa dạng các tôn giáo, tín hữu kitô hay không tín hữu kitô cũng tích cực muốn cho họ.
Đối với các tác giả, các “dị giáo” này liên hệ với nhau. Tất cả đều liên quan đến tình dục đạo đức công giáo, mà theo đó hành động tình dục được ra lệnh để sinh sản trong hôn nhân và có thể bị khiển trách về mặt đạo đức nếu nó được thực hiện ngoài bối cảnh này. 
Các lời cáo buộc nếu nhằm để phán xét Đức Phanxicô thì đích thực nó vấp phải vấn đề vì các lời cáo buộc này, người ta không tìm thấy chúng trong giáo huấn của ngài.
Các lời cáo buộc nếu nhằm để phán xét Đức Phanxicô thì đích thực nó vấp phải một vấn đề. Các lời cáo buộc này, người ta không tìm thấy chúng trong giáo huấn của ngài. Đầu tiên hết, chúng không phải là các trích dẫn, vì chúng không có một tài liệu quy chiếu nào cho bất cứ một bài viết nào của ngài. Thứ hai, chúng được xây dựng không từ giáo huấn của ngài nhưng từ các quy tắc của các công đồng, mà các quy tắc này sẽ lên án chúng và cũng theo phong cách này. Thứ ba, đó là các phác họa: giáo hoàng nào lại lạnh lùng dạy, sẽ là sai khi nói bất cứ hành vi tình dục nào là tốt tự bản chất, như thế sẽ giống như nói ấu dâm, ngoại tình, gian dâm có thể là các hành vi tình dục tốt! Giáo hoàng nào sẽ dạy rằng sự có nhiều tôn giáo là Chúa muốn! Giáo hoàng nào dám nói một người có thiện tâm vâng lời những gì Chúa dạy qua Giáo hội lại có thể làm một hành động tội lỗi?
Chúng ta không thể nào bác bỏ mọi thứ , nhưng có thể triển khai một lập luận
Tôi lấy câu trích dẫn đầu tiên: “Một người được công nhận không có sức mạnh với ân sủng của Chúa để thực hiện các đòi hỏi khách quan theo luật thánh, như thể bất kỳ điều răn nào của Chúa là không thể được đối với người đó, hay ơn Chúa, khi hoàn thành sự biện minh cho một cá nhân, đã một cách bất di dịch không sản xuất và tự bản chất hoán cải của nó liên quan đến một tội trọng, hoặc không đủ để hoán cải bất kỳ một tội lỗi nghiêm trọng nào.”
Ở đâu Đức Phanxicô đã viết như vậy? Trong chương 8 của Tông huấn Niềm vui Yêu thương cũng không bao giờ thấy một khẳng định như vậy. Mặt khác khi xem các bài viết chống “dị giáo” này, chúng ta tìm được nguồn của lời buộc tội này. Được trích dẫn: quy tắc 18 của Công đồng Trente và các lên án của Đức Piô V (1566-1572), Innocentê X (1644-1655), Clément XI (1700-1721). Nhưng các văn bản này bác bỏ các sai lầm của Luther liên quan đến sự biện minh (6), có nghĩa là khó khăn lớn của tin lành, cho rằng việc chuyển từ tình trạng tội lỗi (nguyên tội) qua tình trạng ân sủng nhờ phép rửa tội chỉ được thực hiện qua đức tin, là qua sự tin tưởng tuyệt đối vào Lời Chúa, và không đòi hỏi một sự hợp tác nào của con người cho ân sủng này.
Nói giáo hoàng dị giáo là ngầm nói và khá vô cớ, rằng giáo hoàng phủ nhận sự tồn tại của tội trọng, phủ nhận sự tồn tại của ân sủng để thoát khỏi tội lỗi. Một cách tinh tế, trong các văn bản của họ, họ phủ nhận sự tồn tại của các tội trọng, trở ngại cho đức ái đối thần mà không có ơn đó, con người không thể được cứu rỗi. Vì, con người sẽ tự động bị quy vào tội trọng và mất sự cứu rỗi đời đời do đơn thuần sống trong tình trạng “vật chất” của loại tội này.

Nói giáo hoàng dị giáo có nghĩa là nói giáo hoàng phủ nhận sự tồn tại của tội trọng, phủ nhận sự tồn tại của ân sủng để thoát khỏi tội lỗi.

Từ chỉ một sự việc, một người đàn ông và một người đàn bà sống với nhau không cưới xin, khi đã có liên hệ bí tích với người phối ngẫu khác và ly dị bỏ nhau, thì họ ở trong tình trạng tội trọng và bị tước bỏ mọi ân sủng thiêng liêng. Như thế vừa trích dẫn sai lầm về Luther, người khẳng định duy chỉ có đức tin là cứu và cho rằng các công trạng là vô ích cho việc cứu rỗi: như thế là nói, một người đàn ông và một người đàn bà, sau khi ly dị, xây dựng lại một hôn nhân có giá trị, họ sống trong các điều kiện mà họ không thể thay đổi, không phạm bất công nghiêm trọng, sẽ là dị giáo theo tin lành phóng khoáng. Họ ở trong tình trạng ngoại tình và không bao giờ hưởng được ơn Chúa. Khẳng định ngược lại là dị giáo!

Nhưng nếu, mặt khác, khi phái Jansen cho rằng chỉ duy có ơn sủng là đủ cứu và ơn sủng đủ cũng không đủ để loại tội lỗi, những người sống trong tình trạng tội lỗi, tự thâm tâm không thể thoát khỏi tình trạng của mình, có thể nhận ân sủng đầy đủ, nhưng không hiệu quả … vì họ không thể thay đổi tình trạng của mình! Vì vậy, khẳng định rằng ân sủng là không đủ để tạo ra sự cứu rỗi!!! Và đó là lý do để quy giáo hoàng là dị giáo!

Phải suy nghĩ gì?

Đầu tiên là có một lỗi nặng về phương pháp. Chúng ta không rút ra một học thuyết mà chỉ trích dẫn một quy tắc, dù đó là của công đồng Trente. Và chúng ta cũng không rút ra một học thuyết của Cứu rỗi mà chỉ trích từ một công đồng. Các hiến chương và sắc lệnh của một công đồng không thể trích ra như trích các câu trả lời của giáo lý bình thường, mà ở đây lại là trích sai. Chúng ta luôn gắn kết các giảng dạy của một công đồng vào toàn bộ của chính công đồng, và như thế vào trọn Truyền thống Giáo hội. Một công đồng không phải là một cơ cấu chính trị, mà công đồng sau có thể xóa công đồng trước. Tất cả các công đồng lớn đều gắn liền với nhau. Những gì một công đồng dạy phải được hiểu và suy niệm trong đức tin để dần dần biểu lộ mầu nhiệm không thể giải thích được của Mạc khải. Thiên Chúa không đi tới bằng mâu thuẫn! Như thế là có ý xấu khi trích thông điệp Sáng ngời của Chân lý và các văn bản khác của giáo hoàng mà không hiểu gì Công đồng Vatican II, lại càng không hiểu nếu từ chối nó.

Chúng ta luôn  gắn kết các giảng dạy của một công đồng vào toàn bộ của chính công đồng, và như thế vào trọn Truyền thống Giáo hội

Thứ hai, có một lỗi nghiêm trọng khác của phương pháp khi, trong thần học luân lý, người ta cố gắng đưa ra kết luận một chiều, từ sự hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản. Phương thức tiến hành đúng theo phán đoán đạo đức, không phải là suy diễn nhưng là tổng hợp, có nghĩa phải xem không chỉ đối tượng luân lý thuộc về lý do tạo thành mà còn ý định và khả năng của thiện chí con người muốn tốt, quyết định là phải tốt như vậy. Và khi nói “tốt như vậy” có nghĩa là cái tốt đặc biệt phù hợp riêng cho mỗi người và quyết tâm của họ bắt nguồn từ sự phán xét thận trọng, kể cả phán xét theo lương tâm đúng đắn. Một phán xét như thế không thể và không bao giờ được hình thành mà không có các bối cảnh.

Khi loại bỏ phán xét thận trọng này, khẳng định rằng một ứng xử phải thay đổi và với ân sủng thì luôn có thể thay đổi đời sống hay hành động trong tức thì và bằng một quyết định tự nguyện, là phạm một lỗi lầm nghiêm trọng đối với bản chất của hành động đạo đức . Vì đó là một hành động của con người, một hành động mà con người phải làm chủ (6). Nếu, theo kết hợp sáng tạo của Thiên Chúa, con người phải hành động theo con người, bằng lý trí và ý chí của mình thì phải để con người được phép muốn những điều tốt đẹp thu hút nó và quyết định một cách khôn ngoan làm thế nào để muốn điều này và hành động theo đó.

Ơn sủng là cứu cánh đặc biệt của Chúa, giúp con người sống đẹp lòng Chúa và để con người là bạn hữu với Đấng tạo dựng mình. Nó chiếu sáng trí thông minh để nhìn thấy sự thật của điều tốt, để có khả năng theo đuổi và củng cố cho ý chí giúp để thực sự muốn điều tốt này. Nhưng nó không loại bỏ tất cả tình huống bất khả thể của thực tế, của cấu trúc, tất cả các bất lực, tất cả các yếu đuối. Thiên Chúa đòi hỏi con người làm những gì nó có thể, thậm chí Ngài còn ban ơn nhưng không để con người có thể làm được nhiều hơn.

Những người cáo buộc giáo hoàng là những người đại diện cuối cùng cho tàn tích của đạo đức bắt buộc, xuất phát từ tổ tiên xa xôi của chúng ta, Duns Scot và Guillaume d’Occam, thậm chí chúng ta có thể nói đây là một diễn giải thái quá theo nghĩa đen các suy nghĩ của họ và một sự thiếu kiến thức trong  các bài viết của họ. Không phải học thuyết của họ là đúng, nhưng nó không liên quan đến các lỗi lầm hiển nhiên mà người ta gán cho nó. Và các lỗi lầm hiển nhiên này đến từ các nhà thần học tầm thường không biết cách phân tích đến cùng một tư tưởng làm họ khó chịu, họ đưa ra lời buộc tội và lên án như cầm búa chém. Tuy nhiên chúng ta buộc phải ghi nhận cuộc xâm lăng của các kẻ man rợ này chưa chấm dứt!

1 – Blog của Jeanne Smits, tháng 4 – 2019.
2 – Giáo luật, bản Wilson & Lafleur Ltée.
3 – Xem lịch sử giáo hoàng dưới thời các Théophylactes và các quan hệ Marouzie với giáo hoàng Serge III.
4- Khi chúng ta đọc trong bức thư này: “Dĩ nhiên, cáo buộc một giáo hoàng dị giáo là một biện pháp phi thường phải dựa trên bằng chứng vững chắc, nhưng cả hai điều kiện đều được Đức Phanxicô thực hiện rõ ràng. Chúng tôi không cáo buộc ngài phạm tội dị giáo mỗi khi có vẻ như công khai mâu thuẫn với một sự thật của đức tin. Chúng tôi giới hạn việc buộc tội dị giáo khi ngài công khai phủ nhận các sự thật của đức tin, và sau đó ngài hành động chứng tỏ ngài không tin các sự thật mà ngài công khai phủ nhận. Chúng tôi không tuyên bố ngài phủ nhận các sự thật của đức tin trong các tuyên bố đáp ứng các điều kiện của một giáo huấn giáo hoàng không thể sai lầm. Chúng tôi khẳng định rằng điều đó là không thể, bởi vì nó sẽ không phù hợp với hướng đi của Giáo hội được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Chúng tôi tranh luận rằng điều này thậm chí có vẻ như trường hợp trong mắt của bất kỳ người hợp lý nào, vì Đức Phanxicô không bao giờ đưa ra tuyên bố nào cho thấy ngài đáp ứng các điều kiện của việc không thể sai lầm.”
5- Chữ “khả năng” không có nghĩa là ít nhiều khéo léo để thực hiện một công việc. Chữ này có nghĩa nghiêm ngặt của quyền và nghĩa vụ.
6- Tổng luận thần học, Ia-IIae, q. 1, a. 1.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét