Trang

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Vì sao những người thường xuyên cầu nguyện có sức khỏe tốt hơn?

BM

Để có được sức khỏe tốt nhất, dưới đây là một vài điều mà bạn cần làm: Thường xuyên vận động/tập thể dục, ăn thực phẩm lành mạnh/sạch và thô (ít chế biến), đưa cân nặng về ‘chuẩn’ – và cầu nguyện. Đúng vậy, cầu nguyện và thiền định thường xuyên sẽ mang lại lợi ích không ngờ, điều này đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh.

Cầu nguyện được xem là giải pháp điều trị thay thế phổ biến nhất ở xã hội Mỹ ngày nay. Có hơn 85% những người phải đương đầu với bệnh nặng đã cầu nguyện, theo một nghiên cứu của Đại học Rochester. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so dùng thảo mộc hoặc theo đuổi phương thức chữa bệnh phi truyền thống khác. Và đó là bằng chứng cho thấy việc cầu nguyện mang lại hiệu quả.

Không kể là bạn cầu nguyện cho chính mình hay cho người khác, để chữa lành bệnh hay vì hòa bình trên thế giới, hoặc đơn giản là ngồi trong im lặng và yên tĩnh tâm – những tác động dường như là tương tự. Nhiều phương pháp tinh thần loại này đã có khả năng giúp làm giảm bớt mức độ căng thẳng (stress) – vốn là một trong những yếu tố nguy cơ chính yếu gây bệnh cho con người, đồng thời chúng cũng là công cụ mạnh mẽ giúp người ta có cái nhìn tích cực, vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống.
Mối quan hệ giữa cầu nguyện và sức khỏe là chủ đề của nghiên cứu trong vòng nhiều chục năm qua. Tiến sĩ Herbert Benson, một chuyên gia tim mạch tại Trường Y Harvard và một người tiên phong trong lĩnh vực y học tâm – thân, đã phát hiện điều gọi là “phản ứng thư giãn” (response of relaxation) xảy ra trong thời gian cầu nguyện và thiền định. Vào những lúc như vậy, sự trao đổi chất của cơ thể giảm xuống, nhịp tim chậm, huyết áp giảm xuống, và hơi thở của chúng ta trở nên bình ổn và đều đặn hơn.

Trạng thái sinh lý này đi cùng với hiện tượng sóng não chậm hơn, và cảm giác kiểm soát sự tỉnh táo yên tĩnh và yên tâm. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì theo TS Benson, có hơn một nửa những người đến thăm khám bác sĩ ở Mỹ ngày nay có vấn đề bệnh tật, như trầm cảm, huyết áp cao, viêm loét và đau nửa đầu… phân nửa gây ra bởi căng thẳng và lo lắng.
Tiến sĩ Andrew Newberg, Giám đốc Trung tâm cho Tâm linh và Tâm học tại Đại học Pennsylvania đã tiến hành một nghiên cứu về thiền định và cầu nguyện, cho thấy chúng làm giảm hoạt động trong não, làm tăng mức độ dopamine – vốn gắn liền với trạng thái hạnh phúc và niềm vui...

Ken Pargement của Đại học Bowling Green hướng dẫn một nhóm người bị chứng đau nửa đầu thiền 20 phút mỗi ngày lặp đi lặp lại lời cầu nguyện, chẳng hạn như “Thiên Chúa là tốt. Thiên Chúa là hòa bình. Thiên Chúa là tình yêu“. Các nhóm khác sử dụng một câu không có ý nghĩa tâm linh, như: “Cỏ là màu xanh lá cây. Cát mềm.” Kết quả là những người thiền định và cầu nguyện (nhóm I) ít bị đau đầu hơn và chịu được các cơn đau tốt hơn so với nhóm còn lại.
Trong một nghiên cứu được tài trợ bởi National Institutes of Health, nhóm những người cầu nguyện hàng ngày ít bị huyết áp hơn đến 40% so với những người không một thực hành cầu nguyện thường xuyên. Nghiên cứu tại trường Y Dartmouth cho thấy những bệnh nhân phẫu thuật tim có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ khả năng phục hồi hơn hẳn so với những người ít liên hệ tới tôn giáo. Một số nghiên cứu khác cho thấy cầu nguyện cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc (hoặc mức độ nghiêm trọng) nhiều bệnh, sống thọ hơn.

Nhưng câu hỏi đặt ra là: Cầu nguyện tác động lên sức khỏe thông qua cơ chế nào? Những nghiên cứu gần đây nhất TS. Herbert Benson cho rằng thực hành tâm linh hàng ngày lâu dài giúp vô hoạt các gen kích hoạt viêm và làm chết tế bào nhanh chóng. Như vậy là tâm linh/tinh thần có thể tác động để sự hoạt hóa/biểu hiện các gen trong cơ thể chúng ta, và cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể ở cấp cơ bản và quan trọng nhất.

Tất nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì không thể nói là cầu nguyện có thể thay thế cho các biện pháp điều trị y tế hiện đại, nhất là khi đang trong tình trạng cấp bách (vả lại đó cũng không phải mục đích nguyên thủy hay xuất phát điểm của cầu nguyện). Cũng có một số lời “châm chọc” những nghiên cứu trên từ phía các “nhà khoa học hiện đại”, nhưng dù thế nào đi nữa thì đây là các kết quả chân thực, các con số đã thống kê được về lợi ích sức khỏe khi người ta chân thành cầu nguyện.

BM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét