NGUYỄN THÁI HÙNG
Các bạn thân mến,
để hiểu biết và thêm lòng
yêu mến Thánh Kinh,
chúng ta cùng vui học
qua những ô chữ sau.
Bạn hãy tìm trong những ô chữ này
có bao nhiêu nhân vật và địa danh
được nói tới trong Tân Ước ,
sao cho chữ này tiếp cận chữ kia, ngang-dọc-xéo-ngược-xuôi,
mà không cách quãng.
Vd ô chữ 22 : MARIA, GIESU ...
để hiểu biết và thêm lòng
yêu mến Thánh Kinh,
chúng ta cùng vui học
qua những ô chữ sau.
Bạn hãy tìm trong những ô chữ này
có bao nhiêu nhân vật và địa danh
được nói tới trong Tân Ước ,
sao cho chữ này tiếp cận chữ kia, ngang-dọc-xéo-ngược-xuôi,
mà không cách quãng.
Vd ô chữ 22 : MARIA, GIESU ...
Mọi trích dẫn và tên riêng
đều dựa trên bản dịch Thánh Kinh
Lời Chúa Cho Mọi Người 2005
của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Chúc các bạn có những giây phút
vui và bổ ích.
đều dựa trên bản dịch Thánh Kinh
Lời Chúa Cho Mọi Người 2005
của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Chúc các bạn có những giây phút
vui và bổ ích.
VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 14 : Ô CHỮ TÂN ƯỚC 34
(TRONG Ô CHỮ TÂN ƯỚC 34 CÓ ÍT NHẤT 122 ... TỪ)
Việc Tôn Sùng Kinh Mân Côi
(Trích dịch từ phần thứ ba: “Những Tuân Giữ về Hai Việc Thực
Hành Đạo Đức:
Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi”,
trong Tông Huấn Marialis
Cultus
của Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 2/2/1974).
42- Qúi Huynh thân kính, bây giờ Ta muốn bàn một chút đến
việc canh tân một thực hành đạo đức đã từng được gọi là “bản toát lược Phúc
Âm": kinh Mân Côi. Các vị tiền nhiệm của Ta đã đặc biệt lưu tâm và chăm
sóc đến việc thực hành này. Vào nhiều dịp, các ngài đã khuyến dụ việc năng lần
hạt, khuyến khích việc phổ biến, giải nghĩa về bản chất của nó, công nhận tác
dụng bồi bổ cho việc cầu nguyện chiêm niệm của nó - cầu nguyện vừa chúc tụng
vừa nguyện xin - và nhắc lại công dụng hàm chứa của nó trong việc nâng cao đời
sống Kitô hữu và việc dấn thân hoạt động tông đồ.
Cũng thế, ngay từ buổi triều kiến khoáng đại đầu tiên của
giáo triều Ta vào ngày 13/7/1963, Ta đã tỏ ra hết sức chú trọng đến việc thực
hành đạo đức kinh Mân Côi. Từ đó, trong nhiều dịp khác nhau, dịp trọng đại cũng
có và dịp bình thường cũng có, Ta đã nhấn mạnh đến giá trị của việc thực hành
này. Bởi vậy, trong một cơn sầu não và điêu linh, Ta đã ban hành tông thư
Christi Matri (ngày 15/9/1966), để kêu gọi cầu nguyện với Đức Mẹ Mân Côi và để
xin Thiên Chúa ban tối ân huệ hòa bình. Ta đã lập lại lời kêu gọi này trong
Tông Huấn Recurrens Mensis October (7/10/1969), văn kiện kỷ niệm 400 năm Tông
Thư Consueverunt Romani Pontifices của thánh Giáo Hoàng tiền nhiệm Piô V, vị đã
ra bức Tông Thư này để cắt nghĩa, cũng như, theo một nghĩa nào đó, thiết lập
thể thức lưu truyền của kinh Mân Côi.
43- Lòng ham mộ kinh Mân Côi cách nhiệt thành và tận tình đã
khiến Ta hết sức chú ý đến một số những nghị hội, trong mấy năm gần đây, liên
quan đến vai trò mục vụ của kinh Mân Côi trong thế giới ngày nay, những nghị
hội do các hiệp hội hay cá nhân hết sức gắn bó với kinh Mân Côi tổ chức, với
thành phần tham dự có cả các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đầy kinh
nghiệm lẫn tiếng tăm trong giáo hội. Trong số các thành phần này, phải kể đến
con cái của thánh Đaminh, mà, theo truyền thống, là những người bảo trì và phát
động việc thực hành rất phúc lợi này. Song song với các nghị hội này là công
cuộc khảo cứu của các sử gia, một công cuộc chẳng những nhắm vào việc xác định
mẫu thức sơ khởi của kinh Mân Côi theo kiểu cách khảo cổ học, mà còn nhắm vào
việc khám phá ra cái thần hứng nguyên thủy, nguyên nhân hiện hữu và kết cấu
chính yếu của nó. Những đặc tính nền tảng của kinh Mân Côi, những yếu tố nồng
cốt của nó và sự liên hệ hỗ tương của những đặc tính với yếu tố này, tất cả đã
được các nghị hội và các cuộc khảo cứu ấy khai triển một cách tường tận hơn.
44- Chẳng hạn như sự kiện r ràng là kinh Mân Côi được bắt
nguồn từ sự gợi hứng của Phúc Âm: từ Phúc Âm mà kinh Mân Côi đã rút ra các mầu
nhiệm và các mẫu thức chính của mình. Sự gợi hứng của Phúc Âm này bắt đầu từ
việc hân hoan chào mừng của thiên thần và sự thuận ưng ngoan ngùy của Đức Trinh
Nữ, đó là tâm tình gợi ra cho người tín hữu cần có trong việc lần hạt. Sự hòa
điệu liên tục của kinh Kính Mừng trong chuỗi Mân Côi còn gợi cho chúng ta một
mầu nhiệm nền tảng của Phúc Âm, đó là mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, được chiêm
ngưỡng vào chính giây phút định đoạt của biến cố Truyền Tin cho Đức Maria. Bởi
vậy, ngày nay các vị chủ chiên cũng như các học giả thích định nghĩa kinh Mân
Côi là kinh nguyện Phúc Âm.
45- Việc kinh Mân Côi theo thứ tự từ từ lột tả đường lối mà
Lời Thiên Chúa đã xót thương đi vào công cuộc của loài người để thực hiện Ơn
Cứu Chuộc cũng dễ nhận thấy. Kinh Mân Côi tuần tự đề cập đến những biến cố cứu
rỗi chính được hoàn tất nơi Chúa Kitô, từ việc Ngài được thụ thai vẹn tuyền và
từ các mầu nhiệm vào lúc thiếu thời của Ngài, cho đến những giây phút cực điểm
nhất của cuộc Vượt Qua là cuộc tử nạn hồng phúc và phục sinh vinh quang, rồi
đến các hiệu quả của cuộc Vượt Qua tác dụng nơi Giáo Hội sơ sinh trong ngày lễ
Hiện Xuống, cũng như nơi Đức Trinh Nữ Maria vào lúc cuối đời trần gian của
Người, khi Người được đưa cả hồn lẫn xác về quê hương Thiên Đàng. Người ta còn
nhận thấy rằng sự phân chia các mầu nhiệm Mân Côi ra làm 3 phần, chẳng những nó
gắn liền với thứ tự thời gian của các sự kiện, mà, trên hết, nó còn phản ảnh
cái đồ án của việc tuyên xưng nguyên vẹn Đức Tin, và nó cũng tái công bố mầu
nhiệm của Đức Kitô theo kiểu cách như thánh Phaolô đã viết trong bản thánh ca
danh tiếng của bức thư ngài gửi cho giáo đoàn Philiphê: tự hủy, tử nạn và tôn
vinh (x.2:6-11).
46- Là một kinh nguyện Phúc Âm mà trọng tâm là mầu nhiệm
Nhập Thể cứu độ, do đó kinh Mân Côi là một kinh nguyện rõ ràng có một chiều
hướng Kitô học. Yếu tố đặc thù thực sự của nó, tức sự liên tục đọc Kính Mừng
Maria, như đọc kinh cầu, tự nó không ngừng trở nên một lời chúc tụng Chúa Kitô,
Đấng là đối tượng tối cao cho cả lời loan báo của thiên thần và lời chào đón
của mẹ thánh Gioan Tẩy Giả: “Phúc thay quả phúc của lòng Người” (Luca 1:42).
Chúng ta có thể đi xa hơn nữa mà nói rằng sự liên tục của việc đọc kinh Kính
Mừng làm cho tác động chiêm ngắm các mầu nhiệm quyện lại với nhau. Chúa Giêsu
mà mỗi kinh Kính Mừng gợi nhớ cũng chính là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm liên
tục bày tỏ cho chúng ta thấy - lúc là Con Thiên Chúa, lúc là Con Đức Trinh Nữ -
khi Người giáng sinh trong hang đá Bêlem, khi Người được Mẹ Người hiến dâng
trong đền thờ, như một thiếu niên đầy nhiệt huyết với công việc của Cha mình,
như một Đấng Cứu Chuộc hấp hối trong vườn, bị hành hạ, đội mạo gai, vác thập
giá và chết trên đồi Calvê; phục sinh từ trong kẻ chết và vinh hiển lên cùng
Cha để ban tràn ân huệ Thần Linh. Chúng ta quá biết, đã có thời thực hành thói
quen, (vẫn còn tồn tại ở một số nơi), là ở mỗi kinh Kính Mừng, khi đọc đến tên
Giêsu thì thêm một lời nào đó liên quan đến mầu nhiệm đang suy ngắm. Đó là một
việc làm xác đáng để giúp cho việc chiêm ngắm cũng như để làm cho tâm trí và
ngôn từ hòa hợp với nhau.
47- Cũng rất cần phải, một lần nữa, đặt lại vấn đề quan
trọng của cái yếu tố sâu xa hơn nơi kinh Mân Côi, yếu tố thêm vào giá trị của
những yếu tố chúc tụng và nguyện xin, đó là yếu tố chiêm ngắm. Không có sự
chiêm ngắm này, kinh Mân Côi như một cái xác vô hồn, và việc lần hạt có cơ nguy
trở nên một việc lập đi lập lại theo hình thức như máy móc, hợp với lời cảnh
cáo của Chúa Kitô: “Khi cầu nguyện, đừng dài dòng kinh kệ như dân ngoại; vì họ
tưởng rằng cứ nhiều lời mới cầu được ước thấy.” (Mathêu 6:7). Tự việc lập đi lập
lại của kinh Mân Côi đòi phải tuần tự như tiến một cách êm đềm nhịp nhàng, để
giúp cho người suy ngắm về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa, như được trông thấy
bằng chính con mắt của Mẹ là người gần gũi Chúa nhất. Nhớ đó, những mầu nhiệm
phong phú sâu thẳm này mới được tỏ bày ra.
48- Sau hết, nhờ những suy tư mới mẻ mà các mối liên hệ giữa
phụng vụ và kinh Mân Côi đã được hiểu một cách r ràng hơn. Một đàng thì nhấn
mạnh đến việc kinh Mân Côi thực sự là cành trổ sinh từ thân cây phụng vụ cổ
kính của Kitô giáo, đó là Thánh Vịnh Đức Trinh Nữ, một Thánh Vịnh mà các kẻ tầm
thường nhờ đó được liên kết vào bản thánh ca chúc tụng và vào lời cầu bầu đại
đồng của Giáo Hội. Đàng khác thì nhận thấy rằng sự phát triển của lòng tôn sùng
này xẩy ra vào thời điểm - cuối giai đoạn của Thời Trung Cổ - mà tinh thần
phụng vụ đang xuống dốc, làm cho tín hữu bỏ phụng vụ quay sang việc sùng kính
nhân tính Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ Maria, một việc tôn sùng hướng chiều về cảm
tình đạo đức bề ngoài nào đó. Cách đây ít năm, có một số bắt đầu tỏ ra nguyện
ước muốn cho kinh Mân Côi được kể vào thành phần các nghi thức phụng vụ, trong
khi đó, những người khác, lo tránh việc tái diễn những lầm lỡ về mục vụ trước
đây, đã loại trừ kinh Mân Côi một cách vô căn cứ. Ngày nay, vấn đề có thể được
giải quyết dễ dàng hơn theo ánh sáng của những nguyên tắc trong Hiến Chế
Sacrosanctum Concilium. Những việc cử hành phụng vụ và việc đạo đức tôn sùng
kinh Mân Côi không được đặt thành vấn đề chống đối nhau mà cũng không được coi
như giống như nhau. Sự diễn đạt của việc cầu nguyện càng bảo tồn được bản chất
chân thật cùng với những đặc tính riêng của mình thì càng sinh hoa kết quả. Một
khi giá trị trổi vượt của các nghi thức phụng vụ được tái xác nhận thì cũng
không khó gì trong việc chấp nhận sự kiện là những thực hành đạo đức của kinh
Mân Côi rất dễ hòa điệu với phụng vụ. Thật vậy, cùng một tính chất chung, cũng
như phụng vụ, kinh Mân Côi bắt nguồn từ Sách Thánh và qui về mầu nhiệm Chúa
Kitô. Mặc dầu thực tại hiện hữu tự bản chất khác nhau, việc đồng cử hành để
tưởng niệm nơi phụng vụ và việc hồi niệm chiêm ngắm thích hợp với kinh Mân Côi,
có cùng một đối tượng là các biến cố cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện. Việc trước
(cử hành phụng vụ) làm cho các mầu nhiệm cứu rỗi cao cả của chúng ta, dưới bức
màn dấu chỉ và tác động một cách kín nhiệm, diễn lại như mới. Việc sau (kinh
Mân Côi), nhờ chiêm ngắm cách sùng mộ, cũng các mầu nhiệm ấy được gợi lại nơi
trí khôn của người cầu nguyện và gợi lên cho ý muốn của họ những tiêu chuẩn để
sống. Nếu sự khác biệt nhau chính yếu này được nắm vững, thì không còn khó khăn
trong việc hiểu về kinh Mân Côi là kinh mà, một khi được thực hiện đúng đắn với
nguồn gốc nguyên thủy của nó, sẽ là một thực hành đạo đức được gợi hứng từ
phụng vụ và theo tự nhiên lại qui hướng về phụng vụ. Tuy nhiên, nó không tham
dự vào phụng vụ. Đúng thế, việc suy niệm về các mầu nhiệm Mân Côi, khi làm cho
lòng trí của tín hữu quen thuộc với các mầu nhiệm Chúa Kitô, có thể là một việc
dọn mình tuyệt vời để cử hành cũng những mầu nhiệm ấy theo nghi thức phụng vụ,
và còn có thể trở nên một âm vang liên tục sau đó nữa. Thế nhưng, lần hạt Mân
Côi trong khi cử hành phụng vụ là một sự sai lầm, mà tiếc thay đây đó vẫn còn
làm.
49- Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, theo truyền thống
được vị tiền nhiệm của Ta là thánh Piô V công nhận theo quyền giảng dạy của
ngài, gồm có một vài yếu tố khác nhau theo kiểu cách kết cấu của nó.
a) Sự chiêm ngắm liên kết với Đức Maria về một loạt các mầu
nhiệm cứu rỗi được khéo léo chia ra làm 3 chu kỳ. Những mầu nhiệm này diễn tả
niềm hân hoan về thời điểm của Đấng Thiên Sai, về cuộc đau thương cứu chuộc của
Đức Kitô và về vinh quang của Chúa Phục Sinh tràn sang cho Giáo Hội. Việc chiêm
ngắm này tự nó phấn khích sự phản tỉnh thực tiễn cũng như cống hiến cho những
tiêu chuẩn tích cực để sống.
b) Kinh Chúa Dạy, hay kinh Lạy Cha, vì giá trị cao cả của
mình, là nền tảng cho việc cầu nguyện của Kitô hữu và làm cho lời kinh nguyện
này thêm ý nghĩa qua các cách diễn đạt khác nhau.
c) Kinh Kính Mừng được lập đi lập lại như kinh cầu là một
kinh được tạo nên bởi lời chào Đức Trinh Nữ của thiên thần (xem Luca 1: 28) hợp
với của bà Isave (xem Luca 1:42), và được tiếp tục bởi lời nguyện Thánh Maria
của Giáo Hội. Chuỗi kinh Kính Mừng liên tục là một đặc tính đặc biệt của kinh
Mân Côi, và, con số của nó, đầy đủ và trọn vẹn nhất là 150, tỏ ra một phần nào
tương tự như Thánh Vịnh và cũng là một thành tố liên quan đến chính gốc tích
của việc thực hành đạo đức này. Nhưng, con số này, theo như tập tục quá quen
thuộc, được chia ra thành các chục liên hệ với từng mầu nhiệm, theo ba chu kỳ
như đã đề cập, tạo nên từng chuỗi 50 kinh Kính Mừng như chúng ta đã rõ. Việc
thực hành này (50 kinh Mân Côi) đã trở thành thông dụng, được coi như mức độ
thông thường của việc thực hành đạo đức này, nên đã được quyền giáo hoàng chẳng
những chuẩn nhận mà còn được ban cho nhiều ân xá nữa.
d) Lời chúc tụng Sáng Danh Đức Chúa Cha, theo khuynh hướng
chung đối với lòng đạo đức của Kitô hữu, kết thúc việc cầu nguyện bằng cách tôn
vinh Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất trong Ba Ngôi, bởi Ngài, nhờ Ngài và trong
Ngài mà mọi sự hiện hữu (xem Rôma 11:36).
50- Đó là những yếu tố của kinh Mân Côi. Mỗi một yếu tố đều
có một đặc tính riêng mà, khi hiểu biết và nhận thức một cách sâu xa, phải được
thể hiện trong việc lần hạt, để kinh Mân Côi có thể diễn đạt hết tất cả sự
phong phú và đa diện của mình. Như thế, việc lần hạt sẽ trở nên trịnh trọng và
khiêm hạ khi đọc kinh Chúa Dạy, hớn hở và hết lòng chúc tụng trong khi êm đềm
liên tục đọc kinh Kính Mừng, chiêm ngắm theo việc hồi niệm suy tưởng về các mầu
nhiệm, và hết mình tôn thờ khi đọc lời chúc tụng. Việc lần hạt như vậy áp dụng
vào mọi trường hợp mà kinh Mân Côi thường được đọc: dù riêng tư, để dễ tưởng
niệm thân mật với Chúa hơn; dù tụ họp, trong gia đình hay nơi các nhóm tín hữu
hợp nhau, để kéo sự hiện diện của Chúa (xem Mathêu 18:20); dù công cộng, trong
những tổ chức mà các đoàn hội được mời tham dự.
51- Vào những lúc gần đây, có một số việc đạo đức được phát
động bắt nguồn từ kinh Mân Côi. Trong số những việc đạo đức này, Ta để ý và
khuyên khích sự xen vào việc cử hành Lời Chúa (phụ chú: theo suy diễn riêng của
người dịch thì "việc cử hành Lời Chúa" này ở ngoài phụng vụ) một vài
yếu tố của kinh Mân Côi, chẳng hạn như việc suy niệm các mầu nhiệm và việc lập
đi lập lại như kinh cầu lời Thiên Thần Chào Đức Maria. Nhờ vậy, các yếu tố này
sẽ được quan trọng hóa, vì chúng được liên kết với việc đọc Thánh Kinh, được
dẫn giải bằng bài giảng, được ngắt ra bằng những lúc thinh lặng và được tăng
cường bằng lời ca điệu nhạc. Ta hân hoan thấy rằng những việc làm như vậy đã
giúp tạo nên được một sự hiểu biết hoàn toàn hơn về mức độ phong phú linh
thiêng của chính kinh Mân Côi, và đã giúp lấy lại được ý thức trong việc lần
hạt nơi những hội đoàn và phong trào thuộc nhóm trẻ.
52- Giờ đây, để tiếp nối tâm tư với các vị tiền nhiệm, Ta
hết sức muốn nhấn mạnh đến việc đọc kinh Mân Côi gia đình. Công Đồng Vaticanô
II đã chỉ cho các gia đình, tế bào sống còn và nền tảng của xã hội, làm thế nào
để “tỏ ra mình là một cung thánh tại gia của Giáo Hội, qua mối gắn bó hỗ tương
giữa các phần tử và việc nguyện cầu chung mà họ dâng lên Thiên Chúa.” Gia đình
Kitô hữu thực sự được coi là một giáo hội tại gia, nếu các phần tử của gia
đình, tùy theo vai trò và việc làm riêng của mình, tất cả cùng nhau đề cao đức
công chính, thực hiện những việc làm yêu thương, hiến thân giúp đỡ anh chị em
mình, tham gia vào việc tông đồ nơi cộng đoàn địa phương và vào việc cử hành
việc phượng tự với cộng đoàn của mình. Điều này càng đúng hơn nữa nếu họ hợp
nhau dâng các kinh nguyện lên Thiên Chúa. Nếu thiếu sót yếu tố cầu nguyện chung
này, gia đình sẽ mất đi chính tính cách là một giáo hội tại gia của mình. Theo
đó, để lấy lại ý nghĩa thần học về gia đình là giáo hội tại gia, thì phải cụ
thể hóa nỗ lực tái diễn việc cầu nguyện chung trong đời sống gia đình.
53- Theo đường hướng của Công Đồng, Instituo Generalis de Liturgia
Horarum đã có lý để xếp gia đình vào các nhóm có thể xứng hợp để cử hành Phụng
Vụ Giờ Kinh trong cộng đoàn: “Gia đình, là một cung thánh tại gia của Giáo Hội,
chẳng những xứng hợp trong việc dâng các kinh nguyện chung lên Thiên Chúa, mà
còn tùy theo hoàn cảnh, cũng phải đọc các phần Phụng Vụ Giờ Kinh để liên kết
mật thiết hơn với Giáo Hội.” Phải làm hết cách có thể để làm sao cho các gia
đình Kitô hữu tiến tới và vui vẻ chấp nhận lời khuyên thực tiễn và tỏ tường
này.
54- Tuy nhiên, sau việc cử hành Phụng Vụ thì không còn hồ
nghi gì về cao điểm mà việc cầu nguyện gia đình có thể tiến tới bằng việc lần
hạt Mân Côi. Kinh Mân Côi là một kinh nguyện phải được coi như một trong những
kinh nguyện hảo hạng và hiệu nghiệm nhất mà gia đình Kitô hữu được kêu mời lần
hạt. Ta thiết nghĩ và thành thực hy vọng là khi gia đình tụ họp lại làm giờ cầu
nguyện thì thường thích dùng cách cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Ta cũng biết rõ
là các điều kiện đổi thay trong cuộc sinh sống ngày nay đã làm cho việc tụ họp
gia đình lại không phải là chuyện dễ nữa, và ngay cả trong nhiều hoàn cảnh khi
việc tụ họp có thể thực hiện được thì cũng khó mà biến chúng thành dịp để cầu
nguyện. Không ai còn hồ nghi về nỗi khó khăn này. Thế nhưng, đặc tính của Kitô
hữu trong cung cách sống của mình là không chịu thua hoàn cảnh mà phải khắc
phục chúng, không phải bằng nhượng bộ mà bằng nỗ lực. Vì thế, các gia đình muốn
sống trọn vẹn ý nghĩa ơn gọi và tinh thần xứng đáng là một gia đình Kitô hữu,
phải dồn tất cả nghị lực của mình trong việc khắc phục những áp lực ngăn cản
việc hội họp của gia đình và việc cầu nguyện chung với nhau.
55- Để kết luận những nhận xét chứng tỏ sự quan tâm và ý
thức mà Tòa Thánh có đối với kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ, Ta còn muốn cho
việc tôn sùng rất xứng đáng này không bị tuyên truyền theo kiểu quá một chiều
hay vụ hình thức. Kinh Mân Côi là một kinh nguyện tuyệt hảo, song tín hữu phải
cảm thấy nó một cách êm vui thư thái. Từ nỗi niềm thiết tha phát xuất tự bên
trong, họ phải được thu hút vào việc lặng lẽ lần hạt
Mân Côi.
LỜI GIẢI ĐÁP
VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 14 : Ô CHỮ TÂN ƯỚC 33
(TRONG Ô CHỮ TÂN ƯỚC 33 CÓ ÍT NHẤT 46 TỪ)
Ô CHỮ TÂN
ƯỚC 33 (46
từ )
E (Lc 3,28)
CÔ (Cv 21,1)
ASÊ (Lc 3,36)
ĐEN (Cv 13,1)
ÊLI (Lc 3,23)
ÊNÊ (Cv 9,33)
ENỐT (Lc 3,38)
EVÀ (2Cr 11,3)
ÊVÊ
(Lc 3,35)
GAT (Kh 7,5)
KIT (Cv13,21)
NÔÊ (Lc 3,36)
SÊM (Lc 3,36)
TIA (Mc7,24)
ABEN (Mt 23,35)
BOÁT (Lc 3,32)
AMÔN (Mt 1,10)
AMỐT (Lc 3,25)
ANRÊ (Mc 1,29)
AXIA (Cv 2,9)
DÊNA (Tt 3,13)
ĐAVÍT (Mt 1,6)
ĐÊMA (Cl 4,14)
ÊLAM (Cv 2,9)
ÊLIA (Mc 6,15)
KITÔ (Mt26,28)
LÊVI (Lc 3,29)
LINÔ (2Tm4,21)
MÔSÊ (Lc 16,31)
RAMA (Mt 2,18)
RÊSA (Lc 3,27)
TAMA (Mt 1,3)
TIMÊ (Mc 10,46)
TÔMA (Ga 20,26)
XÊDA (CV 17,7)
XILA (Cv 16,19)
LAMEC (Lc 3,36)
MANTA (Cv 28,1)
MARIA (Mt 2,11)
SIMON (Cv 8,13)
TIMÔN (Cv 6,3)
XINAI (Cv7,30)
BATIMÊ (Cv10,40
SIMÊON (Lc 2,25)
XÊDARÊ(Mc 8,27)
MENKIXÊĐÊ (Dt5,6)
Ô CHỮ TÂN
ƯỚC 34 (122
từ … )
E (Lc 3,28)
CÔ (Cv 21,1)
ASÊ (Lc 3,36)
AXA (Mt 1,7)
ĐEN (Cv 13,1)
ÊLI (Lc 3,23)
ÊNÊ (Cv 9,33)
EVÀ (2Cr 11,3)
ÊVÊ (Lc 3,35)
GAT (Kh 7,5)
GỐC (Kh 20,8)
KIT (Cv13,21)
NÔÊ (Lc 3,36)
SÊM (Lc 3,36)
SẾT (Lc 3,38)
TIA (Mc7,24)
ACNI (Lc 3,33)
AĐAM (Lc 3,38)
AMỐT (Lc 3,25)
ANNA (Lc 2,36)
AXIA (Cv 2,9)
BOÁT (Lc 3,32)
BAAN (Rm 11,4)
DÊNA (Tt 3,13)
ĐÊMA (Cl 4,14)
CAIN (1Ga 3,12)
CANA (Ga 2,1)
ÊLAM (Cv 2,9)
ÊLIA (Mc 6,15)
GAĐA (Cv 8,26)
GAIÔ (3Ga 1)
GIÓP (Gc 5,11)
HAGA (Gl 4,24)
HÔSÊ (Rm 9,25)
KHIÔ (Cv 20,15)
LINÔ (2Tm4,21)
LÔIT (2Tm1,5)
MÔSÊ (Lc 16,31)
NAIN (Lc 7,11)
NÊRÊ (Rm 6,15)
NÊRI (Lc3,27)
RÔMA (Cv 28,2)
RAMA (Mt 2,18)
RÊSA (Lc 3,27)
XARA (Rm 9,9)
XILA (Cv 16,19)
XION (Rm 11,26)
XIRI (Lc 4,27)
TAMA (Mt 1,3)
TÔMA (Ga 20,26)
TRÔA (2Cr2,12)
APÔLÔ (Cv 8,24)
AKHÁT (Mt 1,9)
ARÊTA 2Cr11,32)
ATRIA (Cv
27,27)
CANĐÊ (Cv7,4)
ĐAMAT (Cv 9,8)
ÊLYMA (Cv 13,8)
GALAT (Gl 1,2)
GIÊSU (Mt 1,16)
GIÊSÊ (Mt 1,5)
GIOAN (Cv 3,1)
GIÔĐA (Lc 3,26)
GIÔEN (Cv 2,16)
GIÔNA (Mt
12,40)
GIUĐA (Lc 1,39)
GIUĐÊ (Ga 11,7)
GIUSE (Mt 1,16)
IĐUMÊ (Mc 3,8)
IXAAC (Gc 2,21)
KÊPHA (Ga 1,42)
KHAMO (Cv 7,16)
LAMEC (Lc 3,36)
LUKIÔ (Cv 13,1)
LYXIA (Cv
24,22)
MAGỐC (Kh 20,8)
MARIA (Mt 2,11)
MARIA (Lc 10,42)
MARIA (Ga 9,25)
MÔLÓC (Cv 7,43)
PÁTMÔ (Kh 1,9)
PERÉT (Mt 1,3)
PHÊRÔ (Mt 6,18)
SELAC (Lc 3,35)
UABAN (Rm 10,9)
XACĐÊ (Kh 1,11)
XAĐỐC (Cv 5,17)
XAMỐ (Cv 20,15)
XINAI (Cv7,30)
ĐAMARI(Cv17,34
ĐANIEN(Mt24,15
ÊUNIKÊ(2Tm 1,5)
GIACÓP (Mt 1,2)
GIÊRÉT (Lc 3,37)
GALION(Cv 18,17)
GIÔĐAN (Lc 4,1)
GIÔNAM (Lc3,30)
GIÔSUÊ (Dt 4,8)
GIÔXẾT Mc15,47)
GIÔXẾP(Mt27,57
GIÔRAM (Mt 1,8)
GIÔRIM (Lc 3,29)
LAXAIA (Cv 27,8)
MICAEN (Gđ 9)
NICANÔ (Cv 6,5)
PHAOLÔ(Cv 25,6)
PHARAÔ (Cv7,10)
SAMARI (Ga 4,4)
SALÔMÊ(Mc15,40
GIÔXẾCH (Lc 3,26)
LYXANIA (Lc 3,1)
PHÊNÊXI(Mc 7,26)
TYKHICÔ (Cv 20,4)
XIẾCTI (Cv 27,17)
GIÊRÊMIA(Mt 2,17
GIÊRIKHÔ(Lc10,30
GIÊRUSALEM (Mt 2,3)
NGUYỄN THÁI HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét