Diễn giải nguyện ngắm chuỗi Mân Côi hàng ngày
Chuỗi
Mân Côi là "một bản tóm lược hết thảy các Tin Mừng."
Một trong những sự vui mừng và ân huệ của tất cả Ki-tô
hữu, là lac Chuỗi Mân Côi Thánh của Đức Trinh Nữ. Kinh nghiệm bền lòng chứng tỏ
rằng không những là niềm vui nhưng còn làm cho đời sống của họ phong phú
thêm. Nó dìm sức sống họ vào những mầu nhiệm cứu rỗi của đức tin Ki-tô Giáo của
họ. Trong khi những hạt chuỗi trôi qua tay họ, niềm tin cậy của họ tìm tim họ
để xây đắp những mầu nhiệm đời sống Chúa Ki-tô và Mẹ Maria.
Chuỗi Mân Côi Thánh Là Gì?
Theo lời mô tả của Carol Houselander:
"Chuỗi Mân Côi Thánh là một hình thức Nguyện cầu, nhắc lại những cột mốc
trong đời sống Đức Ki-tô từ trước khi Người sinh ra tới lúc Người qua đời để
trao lại cho chúng ta sắp đặt theo Mẹ Người đã mô tả."
Bởi ví đó là sự hiến dâng để tôn kính
Mẹ Chúa Trời, được gọi là Chuỗi Mân Côi Đức Maria. Chuỗi Mân Côi Thánh làm Chúa
rất vui lòng nên Đức Giáo Hoàng luôn luôn khuyến khích tin hữu hãy đọc kinh
nguyện này. Giáo Hội khuyến khích chúng ta lần Chuỗi Mân Côi Đức Mẹ chung với
hội con Đức Mẹ cầu phước lành cho gia đình và Giáo Hội. Giáo Lý của Giáo Hội
Công Giáo ngời ca sự hiến dâng chuỗi Mân Côi lên Đức Maria và ca tụng chuỗi
kinh này như "một bản tóm lược hết thảy các Tin Mừng." Nó biểu lộ sự
thật và sự hiến dâng chân thành lên Đức Trinh Nữ Maria.
Trong Thư Tông Đồ của Người đề ngày 29
tháng 9 năm 1961, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII viết: "Chuỗi Mân Côi là một
hình thức hiệp nhất với Thiên Chúa. Nó luôn luôn có một tác dụng nâng tâm hồn
lên cao nhất." Người tiếp tục mô tả Chuỗi Mân Côi như "chuyến bay vui
mừng của linh hồn để chuyện trò cùng Chúa trong những mầu nhiệm hùng vĩ và dịu
dàng với lòng yêu thương nhân loại của Người." Lời Đức Giáo Hoàng đặc biệt
hữu ích khi ngài giải thích ý nghĩa và sự kết thành Chuỗi Mân Côi. Người viết:
Mỗi chục kinh Kính Mừng có một hình
ảnh riêng của nó, và mỗi hình ảnh có ba đặc tính đều luôn giống nhau: Chiêm
niệm mầu nhiệm, phản ảnh riêng tư, và chí hướng nhiệt thành.
Sự Chiêm Niệm
Đầu tiên, Sự chiêm niệm của chúng ta
là ngay lập tức hiểu rõ ràng sáng tỏ từng mầu nhiệm. Mỗi mầu nhiệm nói lên
những sự thực của niềm tin chỉ cho chúng ta hiểu biết về sứ mệnh cứu chuộc của
Đức Ki-tô. Khi chúng ta chiêm niệm mỗi mầu nhiệm, chúng ta tự tìm thấy chúng ta
trong sự thần giao gần gũi với ý tưởng và cảm nghĩ về giáo huấn và đời sống của
Đức Giê-su, Con Thiên Chúa và Con Đức Maria, Người sống trên trái đất này để
giáo huấn, thánh hóa, cứu chuộc. Điều này được hoàn thành trong thinh lặng của
đời sống ẩn dật của Người, tất cả lời nguyện cầu và việc làm; trong những nỗi
đau đớn Khổ Nạn cực thánh của Người; trong sự khải hoàn Phục Sinh của Người;
trong vinh quang của thiên đàng, nơi Người ngự bên hữu Chúa Cha, hằng luôn che
chở và ban sự sống cho Giáo Hội màø Người thành lập để Giáo Hội tiếp tục hành
trình trên giáo huấn của Người qua những thế kỷ.
Sự Phản ảnh
Yếu tố thứ hai là sự phản ảnh, khuếc
tán ánh sáng rực rỡ trên linh hồn nguyện cầu, tỏa ra đầy đủ sự mầu nhiệm của
Đức Ki-tô. Mọi người tìm ra mỗi mầu nhiệm có một thông điệp thiện hảo và thích
nghi riêng biệt. Chúng ta hưởng lợi ích trong sự thánh hóa của chúng ta và cho
hoàn cảnh riêng của đời sống chúng ta. Nhờ sự hướng dẫn liên tục của Chúa Thánh
Thần, "cầu bầu cho chúng ta với cái nhìn sâu thẳm của ngôn từ." Qua
tầm hiểu biết của linh hồn theo mức độ ân huệ. Những điều đó ca tụng những mầu
nhiệm đối chiếu với sức mạnh của chủ thuyết được rút từ sự hiểu biết của cùng
mầu nhiệm, và tìm thấy chúng trong sự áp dụng bất tận cho linh đạo riêng tư và
ngay cả những nhu cầu vật chất của chúng.
Chủ Đích
Chủ đích của chúng ta kể cả những cầu
bầu cho tha nhân, những hiệp hội, hoặc những sự cần thiết của cá nhân hay hiện
tình của xã hội. Những mục đích này dành cho một hoạt động Công Giáo nhiệt
thành, là một phần hình thức từ thiện của chúng ta hướng về tha nhân. Sự từ
thiện này được phát xuất từ trong lòng chúng ta như một biểu lộ sinh động của
sự chia sẻ công cộng của chúng ta trong Nhiệm Thể Đức Ki-tô.
Ai cũng nghe tiếng rằng Đức Giáo Hoàng
Gioan XXIII thường xuyên dâng những chục kinh của chuỗi Mân Côi hàng ngày của
Người cho những ai đó. Đôi khi, ngay trong lúc hội kiến với Đức Giáo Hoàng
Gioan, tín hữu có thể xin Người cầu cho những ý đặc biệt riêng của họ. Đức
Thánh Cha bằng lòng nhận cầu cho họ khi thì giờ cho phép Người. Đôi khi, Người
có thể chỉ trả lời, "Hôm nay tôi đã hứa dâng chuỗi Mân Côi cho người khác
rồi; nhưng ngày mai chắc chắn tôi sẽ nhớ những ý yêu cầu đặc biệt của anh trong
một chục kinh Mân Côi của tôi."
Trạng Thái Quy Danh Tính Của Tâm Trí
Trong một dịp Tông Huấn Về Chuỗi Mân
Côi của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Cha Gillet, Tổng Quản Bề Trên của Dòng Đa Minh
thêm lời cầu nguyện riêng của Người để đọc chuỗi Mân Côi. Bàn luận một cách
minh bạch về khía cạnh chiêm niệm của những mầu nhiệm, Người phát biểu:
Mỗi mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi là một
sự hiện diện sống động trong đó chúng ta đi từ Mẹ Maria tới Đức Giê-su, đưa ta
đến sự hiện diện Thiên Chúa trong chúng ta, ngay trongï sự hiểu biết của linh
hồn chúng ta và ban cho chúng ta qua những truyền cảm của Linh Hồn Người. Giống
như những tông đồ trên đường tới Em-mau, chúng ta được Chúa Giê-su đụng vào lúc
chúng ta nghĩ về điều đó quá ít, khi Người đụng vào, tim chúng ta bừng cháy và
mắt chúng ta mở ra. Những Thánh Kinh trở nên dễ hiểu hơn, những đường của Chúa
trở nên rõ ràng.
"Sự suy niệm (nguyện ngắm) và
phát âm cầu nguyện," Cha Gillet tiếp tục, "được trộn chung với chuỗi
Mân Côi để gây cảm hứng trong chúng ta không chỉ những đạo đức luân lý mà chúng
ta nên thực hành, nhưng chúng ta cũng cùng chung với trạng thái của tâm trí nếu
chúng ta đi vào trong sự sống và tình yêu liên hệ với Chúa."
Cha Gillet giải thích kỹ càng trạng thái tâm trí này:
"Ví sự suy niệm về những mầu
nhiệm của chuỗi Mân Côi đưa tâm trí chúng ta vào khuôn khổ đó là kết quả nhờ
tính ngoan ngoãn, lòng tin tưởng như trẻ con, sự từ bỏ theo ý Chúa, tất cả
những thứ ấy xếp đặt linh hồn với mục đích chiêm niệm."
Chúng ta có thể luôn luôn tự nhắc nhở
chúng ta rằng hiệu năng đặc biệt và sức mạnh vô giá của chuỗi Mân Côi nằm trong
sự việc đó là đường lối đặc biệt mang sự hiệp nhất tu đức vào đời sống chúng
ta. Những mầu nhiệm giữ chúng ta tập trung vào Chúa và tình yêu Thiên Chúa của
Người. Chúng đẩy mạnh sự hiệp nhất và sựï tập trung cả đời sống chúng ta vào
Chúa. Chúng làm cho chúng ta sống đời sống hoàn toàn cho sự kính tôn và vinh
quang của Thiên Chúa. Mười lăm mầu nhiệm bao gồm hoàn toàn đời sống của Đức
Ki-tô và Đức Maria. và cũng ôm ấp hoàn toàn đời sống của chúng ta trong tình
liên hệ với những mầu nhiệm thánh thiện và hiến tế này."
Những Mầu Nhiệm của Đức Ki-tô và Chuỗi MânCôi
Để hiểu biết và áp dụng kết quả hơn về
những mầu nhiệm của Chuỗi Mân Côi, rất hữu ích nhắc lại sự hiểu biết thâm sâu
và siêu việt của Dom Marmion, Ngài là một giáo sư đại tài về tu đức lễ nghi và
Thánh kinh của thế kỷ này. Trong tập sách hay nhất của người nhan đề: Đức Ki-tô
trong những Mầu Nhiệm của Người, Marmion nhấn mạnh rằng tất cả những nhiệm mầu
cứu chuộc của đời sống Đức Ki-tô thuộc vế chính chúng ta. Tất cả những mầu
nhiệm này đều sống cho chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta. Đừng bao giờ
quên và bỏ qua điểm này. Ông nhắc nhở các độc giả rằng điều quan tâm nhất của
Đức Ki-tô là Người sống những mầu nhiệm đời sống của Người cho chúng ta. Chắc
chắn, Đức Ki-tô đã sống đời sống và chịu đau khổ cho sự vinh quang của Cha
Người, trái tim kính tôn của Người luôn luôn nhịp cùng một lúc cho Cha Người và
cho tất cả nhân loại. Người đã sinh ra trên trái đất này cho chúng ta, Người
rao giảng, đã dạy dỗ và đã làm việc và chứng tỏ lòng yêu thương của Người cho
chúng ta. Người đã về trời và gửi Chúa Thánh Thần xuống và Người vẫn còn ở với
chúng ta trong Phép Thánh Thể để yêu thương tất cả nhân loại. Đức Ki-tô chịu
đựng tất cả điều này để chúng ta một ngày kia ở với Người trong vinh quang đời
đời. Ý tưởng coi như là kỳ dị, Dom Marmion vẽ ra chính xác sự kết luận rằng
trong quán năng, những sự mầu nhiệm của Đức Ki-tô thuộc về chúng ta nhiều hơn
là thuộc về Người. Đức Ki-tô xuống thế chỉ để sống những mầu nhiệm cho tình yêu
của chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta.
Thêm nữa, chúng ta chớ quên rằng Đức
Ki-tô trong những mầu nhiệm hy sinh tự tỏ chính Người với chúng ta như là gương
mẫu của chúng ta. Người đã xuống từ lòng Cha Người để làm kiểu mẫu của chúng
ta. Chúng ta không cần phải tìm kiếm đâu.
Đức Ki-tô là gương mẫu cho sự hoàn
thiện của chúng ta. Dom Marmion giải thích đường lối như sau:
Điều này là tại sao việc chiêm niệm
những mầu nhiệm của Đức Ki-tô rất có ích cho linh hồn. Sự sống, sự chết và sự
vinh quang của Đức Giê-su là mẫu mực cho sự sống, sự chết và sự vinh quang của
chúng ta. Đừng bao giờ quên sự thực này: Cha Hằng Hữu chấp nhận chúng ta chỉ
bởi vì Người nhìn chúng ta giống như Con của Người. Tại sao điều này như thế?
Bởi vì đó là sự rất giống nhau này Người đã tiền định ngay từ trước vô cùng.
Không có một hình thể khác nào thánh thiện cho chúng ta hơn hình thể mà Đức
Ki-tô đã tỏ cho chúng ta; tiêu chuẩn định giá sự hoàn thiện của chúng ta được
ấn định bằng mức độ của chúng ta noi gương Đức Giê-su.
Cũng còn lý do nữa, một sự uyên thâm
và thân thiện hơn tạo những mầu nhiệm của Đấng Cứu Thế thành của riêng chúng
ta. Không phải là Người chỉ sống những mầu nhiệm ấy cho chúng ta, cũng không
phải Người chỉ là gương mẫu cho chúng ta, nhưng còn hơn thế nữa bởi vì
"trong những mầu nhiệm của Người, Đức Ki-tô trở nên thành một với chúng
ta." Chúa Cha yêu thương chúng ta là Người đánh giá rằng chúng ta là một
với Con của Người. Dom Marmion đặc biệt hùng biện trên điểm này:
Đó là một nguồn vô tận của niềm tin
cậy của một linh hồn yêu Đức Gie-su hiểu rằng chính Đức Ki-tô tự mình kết hiệp
linh hồn một cách thân mật với từng mỗi một mầu nhiệm của Người. Sự thực này
cho bừng lên những hành động biết ơn và yêu mến để nhường hoàn toàn linh hồn
cho Người mà Người rất khoan dung sẽ tự trao chính Người và tự kết hiệp Người
với Linh hồn.
Dom Marmion yêu cầu uỷ ban cứu xét
việc phong thánh đề nghị với Rô-ma thực hiện thêm vào một mục đặc biệt làm cho
người ta tin vào đời sống của Đức Ki-tô. Thí dụ, trong sự thống khổ của Đức
Ki-tô, chúng ta thấy Người chịu đựng những sự hành hạ khốn khổ nhất trong suốt
thời gian đó Người đã nêu sự tuyệt đẹp và truyền cảm gương nhân đức cho chúng
ta. Điều quan trọng chúng ta cần ghi nhớ đó là những nhân đức mà Đức Ki-tô tỏ
bày qua đời sống của Người một cách tuyệt đẹp, Người ban cho chúng ta, con cái
của Người có toàn quyền đòi hỏi ân huệ tham dự và sống trong nhân đức đó. Đây
là chủ đích của Người.
Lý luận sáng suốt một cách tuyệt đẹp
của Dom Marmion trùng hợp với một số ân huệ đặc biệt của Thánh Têrêxa Avila
trải nghiệm sau khi Mẹ Thánh được chấp thuận ân huệ kết hôn thiêng liêng. Thánh
Têrêxa đã mô tả đường lối mà Chúa tỏ rõ cho Mẹ làm thế nào ta có thể quan sát
thấy sự đau khổ của Đức Ki-tô. Trong mục thứ bốn mươi sáu của Mẹ ghi chép những
Kiến Chứng Thiêng Liêng Thánh của thành Avila đã ghi chép ân huệ này cho chúng
ta biết. Sau khi Thánh Têrêxa coi như được Thiên Chúa ban cho linh hồn của Me
nhiều đặc ân. Mẹ thuật lại linh hồn Mẹ bắt đầu trở nên rất lo âu. Rồi Chúa đã
ban bình an cho linh hồn Mẹ và nói với Mẹ:
Con đã hiểu hôn ước giữa con và ta.
Bởi hôn ước này, những gì của ta là của con. Vì vậy ta sẽ trao cho con tất cả
những trải nghiệm đau khổ mà ta đã chịu đựng, và bằng những phương tiện này như
những gì thuộc về con, con có thể xin Cha ta. Tuy nhiên Ta đã nghe biết chúng
ta cùng nhau chia sẻ những thứ này, nhưng nay Ta lại nghe được cách khác dường
như Ta có quyền chi phối nhiều hơn. Tình thân hữu mà trong đó ân huệ này được
ban cho Ta không thể tiết lột ra đây được. Dường như với tôi Chúa Cha chấp
thuận sự chia sẻ này, và từ đó tôi nhận thấy rất khác biệt là những gì Chúa đau
khổ như điều thuộc về tôi và điều đó ban cho tôi niềm an ủi lớn lao.
Sự Cấu Tạo Chuỗi Mân Côi
Khởi đầu chuỗi Mân Côi là Cây Thánh
Giá. Khi chúng ta bắt đầu đọc chuỗi Mân Côi bằng cái hôn Thánh Giá. Điều này
nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giê-su yêu thương chúng ta, và chúng ta muốn kết
hiệp những thánh giá hàng ngày chúng ta vác lên vai cùng với cây thánh giá cứu
chuộc của Chúa Ki-tô.
Những tư tưởng đó làm chúng ta mạnh mẽ
và hướng dẫn chúng ta hăng say thực hành nhiệm vụ hàng ngày và thu thập những
đức hạnh chúng ta cần. Nhưng chúng ta phải cố gắng khởi sự bằng làm Dấu Thánh
Giá một cách tôn kính và nhiệt tâm, thấu triệt sự mơ ước của chúng ta rằng sức
mạnh Cây Thánh Giá của Đức Ki-ô mặc lên và bao phủ cả thảy nhân cách của chúng
ta.
Cây Thánh Giá đơn thuần nhất, cũng là
dấu hiệu thâm thúy nhất của đức tin chúng ta. Làm Dấu Thánh Giá chúng ta thuyên
xưng lý do chính mà chúng ta tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Cây Thánh Giá là nền
tảng căn bản đức tin của chúng ta. Bất cứ ai tin vào Đức Ki-tô, tin rằng sự Cứu
Rỗi và sự chiến thắng tội lỗi nhờ vào Cây Thánh Giá của Đức Ki-tô. Chúng ta
cũng tin rằng chỉ tin cậy vào Cây Thánh Giá và sự đau khổ của Đức Ki-tô tội lỗi
chúng ta mới được tha thứ. Chúng ta hãy bắt đầu chuỗi Mân Côi bằng cách làm dấu
Thánh Giá một cách chậm chạp và với sự chăm chú như là dấu thực sự tình yêu
thương của chúng ta dâng lên Thiên Chúa Đấng Cứu Rỗi chúng ta.
Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ
Đây là chuỗi Kinh Mân Côi đầu tiên, là
nền tảng và sự tóm lược chính thức đức tin thánh thiện của chúng ta. Khởi đầu
bằng nguyện ngắm kinh Tin Kính, chúng ta tự nhắc nhở rằng đọc chuỗi Mân Côi là
chúng ta đang giao tiếp rõ ràng và tin cậy vào đức tin mà Đức Ki-tô tỏ lộ và
Giáo Hội giáo huấn qua bao thế kỷ. Chúng ta biết kinh Tin Kính là niềm tin
chính đáng của các vị tông đồ và các vị tử đạo thánh thiện. Bao gồm tất cả
những đức tin căn bản của Giáo Hội là Mẹ Thánh.
Kinh Lạy Cha
Kinh kế tiếp chúng đọc là kinh Lạy Cha
Chúng Tôi, đôi khi gọi là Kinh Cầu của Chúa, Đó là kinh được ghi chép trong Phúc
Âm của Mac-thêu và Lu-ca được xuất phát từ miệng thánh của Chính Chúa chúng ta.
Vào một dịp sau khi Đức Giê-su nguyện cầu, các tông đồ hỏi Thầy mình dạy cho họ
nguyện cầu. Đức Ki-tô đã dạy cho họ nguyện cầu theo thể thức Người nguyện cầu.
Vì vậy Người đã dạy cho họ Kinh Lạy Cha Chúng Tôi. Thánh Têrêxa Avila rất chăm
chỉ lần chuỗi Mân Côi hàng ngày, Mẹ đã dùng nửa sau tập Con Đường Hoàn Thiện kể
về sự quan trọng khi đọc kinh Lạy Cha. Mẹ nói rằng nếu một người biết làm thế
nào đọc kinh này với sự hoàn hảo mà Chúa đã dạy chúng ta. Chúng ta sẽ không cần
các chỉ dẫn nào khác dạy chúng ta nguyện cầu. Những sự hiểu biết của Mẹ về Lời
Nguyện Cầu của Chúa là sự giản dị vô giá nên được đặt ở đầu danh sách bài đọc
của mỗi Cát Minh ngoài đời.
Ba Hạt Đầu Tiên
Hạt đơn đánh dấu đọc kinh Lạy Cha,
tiếp theo hạt đơn đầu đến tập hơp ba hạt. Theo thói quen chung của niềm tín đó
là ba kinh Kính Mừng đọc một cách kính cẩn thỉnh xin Đức Mẹ cầu bầu cho linh
hồn chúng ta tăng thêm ba nhân đức thần học: đức tin, đức cậy và đức mến (bác
ái). Phúc Âm dạy chúng ta một cách rõ ràng rằng qua những nhân đức này linh hồn
ta sẽ kết hiệp thẳng với Chúa. Khi chúng ta đọc "Tôi tin," linh hồn
chúng ta kết hiệp thẳng ngay với Chúa, với nguồn gốc của tất cả sự thật và sự
cứu rỗi. Qua thần học nhân đức cậy, linh hồn chúng ta kết hiệp thẳng với Chúa
và khao khát hạnh phúc vĩnh cửu Chúa hứa ban cho chúng ta. Hành động cậy chỉ
một cách rõ ràng rằng chúng ta đặt tất cả niềm tin của chúng ta không phải bằng
sức riêng của chúng ta nhưng bằng quyền năng và đức nhân lành của Chúa mà thôi.
Đức cậy gìn giữ linh hồn khỏi ngã lòng và kháng cự được trong khi bị thử thách.
Và sau cùng qua thần học về đức mến là nhân đức lớn nhất của tất cả các nhân
đức, một người mến yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu mục đích riêng của Người và
yêu tha nhân như yêu chính chúng ta cho tình yêu Thiên Chúa. Bằng nhân đức của
đức bác ái thần linh hay đức yêu thương, chúng ta nhận được tình yêu bất tận
của Chúa ban cho chúng ta như miêu tả sinh động trong đời sống của Đức Ki-tô.
Đó là nhân đức bác ái làm cho chúng ta ở lại trong tình yêu của Đức Ki-tô và
đặt tình yêu của chính Chúa trên mọi sự.
Kinh Kính Mừng
Vì kinh Kính Mừng được đọc năm mươi ba
lần trong suốt thới gian lần một chuỗi Mân Côi, chúng ta cần suy nghĩ ôn lại
cái đẹp và quyền lực lớn lao của nó. T.M. McFadden nhận ra tâm linh của những
lời này: "Kinh Kính Mừng là một lời ca ngợi xưng hô với Mẹ Maria, nó có ba
phần: lời chào của Thiên Thần Ga-bi-en, “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa
Trời ở cùng Mẹ” (Luca 1:28); lời của bà Ê-li-za-bết, “Bà có phước lạ hơn mọi
người nữ và Giê-su con lòng Mẹ gồm phước lạ" (Luca:1:42) và sau này lời
thỉnh nguyện được thêm vào: "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng
con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử, Amen." Kinh Kính Mừng
tôn kính Mẹ Maria bằng cách chào Mẹ giống như lời Thiên Thần và bà Ê-li-za-bết
chào khi xưa; nhưng thêm vào giống như là kinh nguyện đọc kết hiệp với Mẹ Maria
cầu xin Mẹ Thiên Đàng giúp đỡ những nhu cầu hiện tại cũng như trong giờ lâm
chung.
Trong trang 109 Giáo Lý của Giáo Hội
Công Giáo tuyên bố rằng: "Danh Đức Giê-su ở trong tâm người nguyện cầu
Ki-tô Giáo." nhưng rồi những lời kế tiếp lập tức theo sau, “Kinh Kính Mừng
vươn tới đỉnh cao trong những lời "và Giê-su Con lòng Mẹ gồm phước
lạ." Điều này là một biểu thị rõ ràng rằng tiếng Kính Mừng được xưng hô
với Mẹ Maria vì Người là Mẹ của Thiên Chúa. Và vì chúng ta tin Mẹ Maria được
ban đặc ân và phẩm cách này, chúng ta biết chúng ta có thể cùng Mẹ nguyện cầu
Thiên Chúa và do đó sự tin cậy của chúng ta đặt vào sự tốt lành và quyền năng
của Mẹ sẽ không bao giờ thất vọng.
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo bàn
rộng rãi về kinh Kính Mừng và vị trí của nó trong Giáo Hội. Bởi vì vị trí quyền
năng của kinh này trong chuỗi Mân Côi, có thể hữu dụng để thăm dò đường hướng
mà kinh Kính Mừng được bàn tới. Thí dụ, chúng ta đọc trong trang 109
"Trong kinh cầu Chúa Thánh Thần liên kết chúng ta tới kinh cầu của Ngôi
Con thôi, trong nhân tính được tô điểm của Người, qua đó và trong đó lời cầu
đạo làm con liên kết chúng ta trong Giáo Hội với Mẹ Đức Ki-tô."
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo tóm
lược sự quan trọng và sức mạnh của lời nguyện cầu lên và với Mẹ Maria trên
trang 644 bằng những lời đầy quyền lực này: "Vì sự hợp tác một mình của Mẹ
Maria với sự hành động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thích nguyện cầu chung với
Mẹ Đồng Trinh Maria để cùng Mẹ ngợi khen những điều trọng đại mà Chúa đã ban
cho Mẹ và phó thác những lời thỉnh nguyện và những lời ca tụng của Giáo Hội lên
Mẹ."
Kinh Vinh Danh Cha
Kinh Vinh Danh Cha là kinh kế tiếp đọc
chuỗi Mân Côi của chúng ta. Đó là lời nguyện chân thành ca tụng Thiên Chúa.
Chúng ta chính thức công nhận sự hoàn hảo tối cao của Thiên Chúa không chỉ vì
những gì chúng ta nhận được từ Thiên Chúa nhưng chính xác vì Chúa tự chính
Người là tất cả sự tốt lành và sự đáng kính trọng đối với tất cả tình yêu của
chúng ta. Kinh nguyện ca tụng và khéo chọn lựa này nhắc nhở chúng ta trong Giáo
Lý của Hội Thánh:
Chia sẻ trong sự hạnh phúc chúc tụng
của tâm hồn thanh sạch mến yêu Thiên Chúa trong đức tin trước khi nhìn thấy
Người trong vinh quang nơi họ sẽ ca tụng Người đời đời. Với lời ca tụng này,
Chúa Thánh Thần liên kết với linh hồn chúng ta để làm chứng rằng chúng ta là
con cái Chúa.
Tôi đã học được từ trải nghiệm lâu
dài, tôi xin phép xen vào điểm này một sự nhận xét cá nhân, rằng trong việc đọc
Kinh Phụng Vụ và lần Chuỗi Mân Côi, việc đọc kinh Vinh Danh Chúa Cha tạo nên
ngay một kiên quyết. Cho tới gần đây cũng giống như nhiều người, tôi nhận thấy
tôi thường trở nên chia trí và lo ra. Nhưng tôi đã khám phá ra rằng bằng cách
đặc biệt hết sức cố gắng đọc kinh Vinh Danh một cách chu đáo hơn và thật chăm
chú, kết quả làm tôi vui sướng là đã giúp tôi hết chia trí liền. Sự thực hành
này giúp tôi tập trung vào lời nguyện cầu của tôi nhiều hơn, chăm chú vào điều
mà tôi đang nguyện cầu Thiên Chúa Đấng chí thánh, yêu thương và hằng sống. Và
hiện nay khi lần Chuỗi Mân Côi, điều này đã thúc đẩy tôi đọc Kinh Lạy Cha tiếp
theo ngay một cách kính cẩn và thận trọng nhiều hơn với hết sức của tôi.
Hiệp Nhất Đời Tôi Với Chúa
Mục đích thực sự của đời sống thiêng
liêng là tập trung tâm trí của của chúng ta vào Thiên Chúa và thực thi Thiên Ý
của Người. Nói cách khác, mục đích của chúng ta trong thế giới náo nhiệt này
phải chắc chắn rằng Chúa tới trước mọi điều. Phần thưởng lớn lao của đời sống
thiêng liêng hệ trọng này là được chiêm ngưỡng Dung Nhan Thiên Chúa. Đây là
điều mà Nhà soạn Thánh Thi thúc giục chúng ta mong đạt được. Đây cũng là điều
mà chính người luôn luôn nguyện cầu để mong được. Ông đã luôn mãi cầu xin Chúa
tỏ cho ông thấy Dung Nhan của Người, ông la lên; "Lạy Chúa, Con sẽ nhận
biết sự tràn trề vui sướng khi con nhìn thấy Dung Nhan Người." Đấy là
trong lời nguyện cầu và khi ánh sáng Dung Nhan Chúa soi lên chúng ta đó là
chúng ta được làm sáng tỏ và chúng ta hiểu biết thực sự chính chúng ta là con
cái Thiên Chúa. Trong suốt thời gian này chúng ta có thể vui mừng ngời ca và
chúc tụng Chúa với tất cả tâm hồn chúng ta.
Trong thời hiện đại, thật không dễ
dàng cho chúng ta thường xuyên được hưởng sự hiện diện của Chúa, Thực khó khăn
nhận thức được những đặc ân xuất hiện từ tình yêu của Thiên Chúa và sống trọn
vẹn cho Chúa. Ngay khi chúng ta cố gắng nhớ lại và cư trú với Chúa trong linh
hồn chúng ta, chúng ta giật mình nhận ra rằng thế giới xã hội hiện đại đương
hỗn độn. Nó thường xa Chúa, và ảnh hưởng của nó có khuynh hướng làm cho các ông
các bà xa lánh Đấng Tạo Hóa và Thượng Đế của chúng. Điều này có nghĩa rằng cả
Thiên Chúa lẫn quyền lợi tốt nhất của chúng ta luôn luôn bị đẩy ra khỏi tâm trí
và cảm tình của chúng ta. Tuy nhiên tình thế của chúng ta không tuyệt vọng.
Chúng ta không nên bỏ cuộc. Nhưng chúng ta cần tìm một cách chữa trị để chiến
thắng sự nhầm lẫn này, đó là phương thức hãy cố gắng yêu mến Chúa với cả tâm
hồn, với cả trí khôn và với hết sức của chúng ta.
Bất cứ phương tiện nào dẫn đứa chúng
ta tập trung và kết hiệp vào tình yêu Thiên Chúa đó là phần thưởng vĩ đại.
Nhưng phần thưởng này không cần đặc biệt như nhiều người nghĩ. Các Thánh đã tìm
thấy những phương thức để sống là Thánh Lễ và những giờ Kinh Phụng Vụ. Nhiều
các ông và các bà nhận thấy rất hữu dụng đó là Chuỗi Mân Côi, vì nó làm cho
những người ấy sống cách nhiệt tình với Thiên Chúa. Các Thánh ước ao những thực
hành tôn giáo của họ tạo ảnh hưởng tất cả những linh hạnh đời sống của họ để
những tác dụng hữu ích của họ không giới hạn trong thời gian họ ở trong nhà thờ
hay trong nghi thức nguyện cầu. Chúng ta cũng có thể bắt chước làm như vậy.
WELCOME TO CARMEL
Của Cha Michael D. Griffin OCD
Dòng Cát Minh Đi Chân Trần
(Discalced
Carmelite Order)
Nguồn: WHĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét