Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Kỹ thuật viết bài: Cấp độ đọc



 




    
Kỹ thuật viết bài: Cấp độ đọc
Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tập hợp kỹ thuật viết bài


Kỹ năng viết rất quan trọng. May mắn có dịp cùng TS. Nancy K. Napier khảo sát các Giám đốc và chủ doanh nghiệp tại Hà Nội về phương pháp khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong đội ngũ, đến đâu tôi cũng thấy một thông được nhắc nhiều lần: mọi ý tưởng, giải pháp được khuyến khích trình bày dưới dạng viết. Chưa bàn đến hình thức trình bày, văn phong, từ ngữ sử dụng... các nhà điều hành đều coi trọng chữ trên giấy hơn lời nói. TS. Napier rất vui khi biết những thông tin này. Bà cho biết ngay ở Mỹ, các nhà quản lý cũng áp dụng phương pháp tương tự. Và những người được thăng tiến trong tổ chức, công ty thường có kỹ năng viết rất tốt.

Tình cờ tìm được một số bài dịch ngắn về kỹ thuật viết bài của Nguyễn Thị Vân Anh (tôi không rõ địa chỉ) tôi xin giới thiệu cùng các bạn. Dịch giả khi tình cờ đọc những bài viết này chắc sẽ vui bởi công sức của chị được ghi nhận và hữu ích với nhiều người.

Cấp độ đọc

1. Lật qua

Độc giả sẽ lựa chọn dọc cái gì bằng cách lật qua các trang báo. Không giống như đọc tiểu thuyết, đọc báo và tạp chí có thể giở thoải mái. Bắt đầu bằng trang nhất, nhưng ngay sau đó người đọc xem trang cuối, xem trang trong từ đấu đến cuối hay từ cuối lên đầu, dừng lại ở chỗ nào đáng chú ý
Những yếu tố nào gây chú ý ở độc giả?
  • Các tít trên trang nhất.
  • Đầu đề các chuyên mục: độc giả này bị thu hút bởi đề tài Kinh tế, độc giả khác lại chú ý tới mục Thời trang.
  • Các loại tít của từng bài báo (tít chính, tít phụ).
  • Minh hoạ: ảnh, tranh, đồ hoạ.
  • Tên tác giả.
  • Những chuyên mục cố định: bình luận, xã luận, hình vẽ.
  • Tóm tắt
Các yếu tố trên là lựa chọn đầu tiên và ghi nhớ ngay tức khắc.

2. Đọc lượt

Độc giả trở lại với những nội dung đã thu hút họ và chú ý đến những yếu tố khác trong bài báo.
  • Sapo: cung cấp thông tin cơ bản và gợi tò mò (thường là đoạn in đậm, nằm sau tít, nói lên toàn bộ ý của bài báo, đừng nhầm nó với đoạn tóm tắt vì sapo có thể đứng tách rời khỏi bài báo, với người đọc không có nhiều thời gian chỉ cần xem sapo, khi cần thông tin chi tiết thì mới đọc kỹ cả bài báo).
  • Tít xen và mở đầu các đoạn: nằm trong bài báo, chúng có tác dụng giãn mắt và dẫn dắt vào bài báo.
  • Hộp (box) : thu hút chú ý vào thông tin nổi bật.
  • Mở đầu bài: câu đầu tiên quan trọng nhất.
  • Kết luận: câu cuối cùng, cảm tưởng cuối cùng.
Nếu vội, đọc giả có thể dừng ở cấp độ đọc thứ hai này. Nếu các yếu tố này được viết tốt, chúng sẽ thu hút độc giả đọc toàn bộ bài báo. Các yếu tố thuộc hai cấp độ đọc đầu tiên đóng vai trò marketing.

3. Đọc kỹ

Việc độc giả có đọc kỹ hay không phụ thuộc vào cấu trúc bài báo và phong cách viết: vừa phải viết hay, vừa phải trình bày rõ ràng.

4. Bình luận

Giở lướt qua các trang báo giúp người đọc định hình những gì sẽ đọc và thứ tự các bài báo trong toàn bộ tờ báo cũng như trong mỗi trang.
Các cấp độ đọc không phụ thuộc nhau, vì người ta có thể đọc vào những thời điểm khác nhau, và không bắt buộc đọc cái này sau cái kia. Điều này dẫn đến việc:
  • Phải nhắc lại thông tin của tít trong sapo và phần đầu bài báo.
  • Không được gắn sapo với tít cũng như trong phần mở đầu bài báo, nhất là bằng cách dùng tính từ chỉ định (điều này, người này...)
Trần Trí Dũng 

Sưu tầm

Fabienne Gerault-ESJ, dịch giả: Nguyễn Thị Vân Anh
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét