Trang

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Lịch sử Ngày Của Mẹ








Lịch sử Ngày Của Mẹ

Vào năm 1872 ở Boston (Massachusetts), bà Julia Ward Howe, một nhà hoạt  mẹ trên khắp nước Mỹ. Phong trào được cả nước hưởng ứng nhưng chỉ một thời gian sau thì lần lượt mờ nhạt dần.


Trong khoảng thời gian đó, bà Anna Jarvis là một cô giáo ở Philadelphia (Pennsylvania) với tình thương mẹ ngút ngàn nên đã không lập gia đình mà ở vậy để nuôi mẹ già cho tới lúc bà mẹ chết vào năm 1905.


Từ đó cho đến năm 1907, bà tiếp nối công trình của bà Julia Ward Howe hô hào cả nước Mỹ cùng đứng lên vinh danh lòng Mẹ qua bà mẹ yêu quý của bà với tình thương yêu bao la không quản nhọc nhằn nuôi dưỡng con cái nên người.


Kết quả cuộc đấu tranh thiêng liêng trường kỳ nầy kéo dài trong bảy năm là sự ra đời của nghị định ngày 8 tháng 5 năm 1914, trong đó Tổng Thống Woodrow Wilson quyết định công nhận ngày Chúa Nhật thứ nhì (2nd Sunday) của tháng Năm mỗi năm là ngày Mother’s Day.


Từ đó mỗi năm người Mỹ ăn mừng ngày lễ Mẹ cho tới ngày nay. Truyền thống cao quý tốt đẹp thiêng liêng nầy bây giờ đã lan tràn khắp nơi trên thế giới.

(Nguồn: sưu tầm trên internet)





Những điều mẹ dạy ...

Ngay từ bé tôi đã được mẹ dạy rất nhiều điều, những bài học từ trong cuộc sống hằng ngày đến nay vẫn có giá trị vô song. 

Khi tôi bị ngã, mẹ bảo: “Hãy tự đứng lên và nhìn thật kỹ nơi mình vừa ngã xuống để nhắc nhở mình đừng ngã như thế nữa”. 

Khi tôi có lỗi, mẹ bảo: “Con hãy nhìn thẳng vào mắt mẹ và nói lời xin lỗi để thấy được con đã làm mẹ phiền muộn biết bao”. 

Khi tôi học bài: “Con hãy nhìn vào quyển vở của mình và mỉm cười như với một người bạn. Sự thân thiện ấy sẽ làm con yêu thích học tập hơn”. 

Khi tôi ăn cơm: “Con đừng ăn mãi một món ưng ý nhé. Hãy nghĩ xem còn rất nhiều người trong bàn ăn cũng thích món ấy”. 

Khi tôi khóc: “Con hãy nhìn những người xung quanh mình xem, đừng làm cho mọi người cảm thấy khó xử vì nỗi buồn của con, họ đang vui vẻ thế kia mà”. 

Khi tôi cắt cỏ: “Nếu con có cắt nhằm ngón chân của mình, đừng vội chạy ngay lại mẹ mà hãy tìm cách cầm máu vì không phải lúc nào mẹ cũng ở bên con”. 

Khi tôi ôm hôn mẹ mỗi sáng: “Con hãy đi và nhớ đến mẹ, mẹ tuy không ở bên con nhưng lúc nào cũng cầu nguyện cho con bởi vì mẹ yêu con”
(Nguồn: sưu tầm trên internet) 






Tình mẹ

Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài. 

Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi. 

Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu thương. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng bát đĩa xuống sàn. 

Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên, “Con không đi”. 

Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xem phim. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác. 

Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn không được xem những chương trình tivi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho đến khi mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem. 

Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng: “Mẹ không biết thế nào là sành điệu”. 

Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về chờ đợi sự chào đón của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóa cửa phòng bạn. 

Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối. 

Khi bạn 20, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ “ai” chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp,: “Đó không phải chuyện của mẹ”.

Khi bạn 21, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai. Bạn cám ơn mẹ bằng cách trả lời: “Con không muốn giống mẹ”. 

Khi bạn 24, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch trong tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận dữ và càu nhàu:" Mẹ… con xin mẹ" 

Khi bạn 25, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và nói rằng: “Mẹ yêu con biết bao”. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa. 

Khi bạn 30, mẹ gọi điện cho bạn khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cám ơn mẹ bằng cách nói rằng: “Mọi việc giờ đã khác xưa rồi mẹ”. 

Khi bạn 40, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của người thân. Bạn cám ơn mẹ bằng câu trả lời: “Bây giờ con thật sự bận lắm”. 

Khi bạn 50, mẹ ngã bệnh cần bạn chăm sóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về “Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào”. 

Và rồi một ngày kia… mẹ lặng lẽ ra đi, tất cả những điều bạn chưa kịp làm cho mẹ sụp đổ tan tành. 

Nếu mẹ còn ở bên bạn, hãy luôn yêu thương và kính trọng mẹ. Nếu mẹ ra đi, những kỷ niệm yêu mến của mẹ và nuối tiếc của bạn sẽ ở lại. 

Vì cuộc đời bạn chỉ có một người MẸ mà thôi !!!
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét