MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ
LỜI : 16
BÁM RỄ TRONG LỜI
Bám rễ trong một giao ước
Thánh Vịnh đầu tiên trong tập Thánh Vịnh của người Do-thái (được gọi là
Téhillim, sách Kinh) vừa mở đầu, vừa
lược tóm ý nghĩa chung của toàn tập Thánh Vịnh :
Phúc thay
người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
nhưng vui thú
với lề luật Chúa,
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
Người ấy tựa
cây trông bên dòng nước,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ (Tv 1, 1-3).
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ (Tv 1, 1-3).
Đối với tác giả thánh vịnh, cây tượng trưng cho dân Giao Ước (Hội Thánh
Đức Ki-tô), biểu tượng của người sống đức tin, người đọc những Thánh Vịnh này.
Con người đức tin bén rễ trong Lề Luật, trong Lời Chúa mà họ nghiền ngẫm ngày
đêm, được ví như cây đâm rễ trong “nước sự sống” của Lời, trong nguồn sống
(Thầy Giê-su tuyên bố Lời Thầy là Thần Khí và Sự Sống).
Lời được nghiền ngẫm là niềm vui, là hạnh phúc, là phúc lộc, là nguồn
mạch phong phú của đời sống con người đức tin.
Được bám rễ trong Lời Chúa, được nghiền ngẫm trong thinh lặng của cầu
nguyện, người đức tin mang lại hoa trái đủ mọi mùa, trong mọi giai đoạn đời họ.
Nếu không có sự bén rễ này, người đức tin có nguy cơ bị “khô héo”, bị lôi cuốn
vào trong thế giới của những kẻ “nghịch đạo” (những kẻ sống ngoài Giao Ước), bị
nản lòng bởi những kẻ “nhạo cười” chế nhạo mọi hình thức tôn giáo. Không có sự
bén rễ này, người tín hữu có nguy cơ trở thành cọng rơm dễ bị những ngọn gió thời trang cuốn đi. Con người đức tin
cắm rễ sâu vào việc nghiền ngẫm Lời,
khác hẳn với con người của cọng rơm.
Chúng ta gặp cũng một biểu tượng này ở Thánh Vịnh 92 (91) đối nghịch
lại với những người “ngoại đạo”, như cỏ cây mau tàn héo, là người đức tin, vững
chãi như cây “hương bá xứ Li-ba-nô”, mềm mại như cành dừa trước gió.
Vãn ca cho ngày “sabbat”
Bọn bất nhân
dầu sởn sơ như cỏ,
phường gian ác có đua nở khoe tươi,
cũng là để bị diệt trừ vĩnh viễn.
phường gian ác có đua nở khoe tươi,
cũng là để bị diệt trừ vĩnh viễn.
Người công
chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt,
lớn mạnh như hương bá Li-băng
lớn mạnh như hương bá Li-băng
già cỗi rồi,
vẫn sinh hoa kết quả,
tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn,
tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn,
để loan
truyền rằng : Chúa thực là ngay thẳng,
là núi đá cho tôi ẩn náu,
nơi Người chẳng có chút bất công (Tv 92, 8.13.15.16).
là núi đá cho tôi ẩn náu,
nơi Người chẳng có chút bất công (Tv 92, 8.13.15.16).
Người đức tin bám rễ vào Lời, bất kể tuổi tác, họ luôn
đem lại hoa trái. Sự trù phú thiêng liêng của một cuộc đời không lệ thuộc vào
tuổi tác. Mỗi người có thể và phải đem lại hoa trái của tình yêu thích hợp với
từng người và từng mùa. Mỗi người ở lại, trung thành với sứ vụ bao lâu lòng
mình còn được Lời thức tỉnh. Sự phong phú thiêng liêng của đời sống cá nhân,
cũng như sự phong phú của dân Chúa, tương ứng với mức độ bén rễ của chúng ta
trong Lời Chúa (Thần Khí và Sự Sống) được nghiền ngẫm và nguyện cầu.
Điều gì đúng và thật cho từng tín hữu,
thì cũng đúng như thế đối với các cộng đoàn và toàn thể dân Chúa.
Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Ðức Chúa,
và có Ðức Chúa làm chỗ nương thân.
Người ấy như cây trồng bên dòng nước,
đâm rễ sâu vào mạch suối trong,
mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì,
lá trên cành vẫn cứ xanh tươi,
gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại,
và không
ngừng trổ sinh hoa trái (Gr 17, 7-8).
Một khoảnh khắc thời gian dành để thờ lạy Chúa, một chút nghỉ ngơi
thiêng liêng, một cuộc tĩnh tâm, luôn luôn là thời gian để bén rễ, để nuôi
dưỡng và củng cố cho cội rễ của đời sống đức tin, của ơn gọi, và của sứ vụ của
tôi.
Mọi hình thức cầu nguyện hay lắng nghe, nghiền ngẫm Lời, đều là một
thời gian cắm rễ xuống tận tầng đất ngầm của tâm hồn, nơi có mạch nước hằng
sống của Thần Khí, Đấng hồi sinh toàn thể con người, như nhựa đối với thân cây.
Lời Chúa đến giải khát, canh tân cho mối tương quan thân mật của tôi với Thiên
Chúa, như phần đất “sỏi đá, khô cằn” mà tác giả Thánh Vịnh thường nói.
Lạy Thiên
Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con
đã khát khao Ngài,
tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.
tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.
Nên con đến
ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện,
để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.
để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.
Bởi ân tình
Ngài quý hơn mạng sống,
miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương (Tv 63, 2-4).
miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương (Tv 63, 2-4).
Ta
cũng nên nhớ rằng chính Thầy Giê-su cũng lưu ý chúng ta về sự “không bén rễ”
này: “Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá,
đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận. Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nhất
thời: khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay” (Mt 13,
20-21).
Một
cuộc tĩnh tâm luôn là thời gian để ta cắm rễ đời mình vào trong Lời yêu đương
của Thiên Chúa: “Để con người nội tâm nơi
anh em được vững vàng. Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Ðức Ki-tô ngự trong
tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái” (Ep 3,
14-17).
Bám rễ trong một cộng đoàn đức tin
Ơn gọi và sứ vụ của tôi đều cắm rễ sâu trong một lịch sử, lịch sử cứu
độ - của hạnh phúc - lịch sử của con người, một giao ước phổ quát giữa Thiên
Chúa và nhân loại, trong một cộng đoàn đức tin, một truyền thống sống động được
cắm rễ sâu trong đất hoa mầu của lịch sử Kinh Thánh.
Thánh Phao-lô, trong thư gửi các tín hữu ở Rô-ma, đã gợi lại mầu nhiệm
về sự tuyển chọn dân Ít-ra-en, đã nhắc nhở họ rằng, là người dân ngoại vừa trở
lại với Đức Ki-tô, họ phải tự cấy ghép vào dân Giao Ước. Và nếu trên cây cổ thụ
nhiều ngàn năm của dân tộc Lời Chúa, có một vài nhánh đã bị lìa cành vì từ chối
Đức Ki-tô, giao ước được kiện toàn, những anh em “dân ngoại” vừa hoán cải, chỉ
là một “nhánh ghép” muộn màng, được hưởng nhựa của cây cổ thụ này.
"Nếu rễ
cây mà thánh, thì cành cây cũng vậy. Một số cành cây ô-liu đã bị chặt đi, còn bạn
là ô-liu dại đã được tháp vào đó, và
cùng được hưởng sự sống dồi dào từ rễ cây ô-liu chính. Vì thế, bạn đừng có lên
mặt khinh dể các cành khác.
Thì bạn cứ lên mặt đi! Ðâu phải bạn mang rễ, mà là rễ
mang bạn! Có lẽ bạn sẽ nói: "Một số cành đã bị chặt đi, để tôi được tháp
vào." Ðúng thế! Vì họ không tin mà đã bị chặt đi, còn bạn vì tin mà còn
đó. Ðừng có tự cao tự đại, nhưng phải sợ thì hơn (Rm 11, 16-21)
.
Đối với ki-tô hữu chúng ta, truyền thống sống động kia đã mang gương
mặt của Giáo Hội Chúa Ki-tô, được đặt nền trên các Tông Đồ.
Vậy chính trong Truyền Thống sống động của Giáo Hội mà chúng ta phải
đón nhận Lời, để tránh sự lẫn lộn với những truyền thống vụn vặt của con người.
Đây chính là thảm hoạ của nhiều người “biệt phái”, đã vướng chân vào quá nhiều
truyền thống vụn vặt của con người, chúng che lấp Truyền Thống cao cả của Giao
Ước đã được đặt nền móng trên Tình Yêu nhưng không của Thiên Chúa.
“Vậy như anh em đã nhận Ðức Ki-tô Giê-su làm Chúa, thì
hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình
trên nền tảng là Ðức Ki-tô Giê-su, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ
huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ. Hãy coi chừng chớ để ai gài
bẫy anh em bằng mồi triết lý và những tư tưởng giả dối rỗng tuếch theo truyền
thống người phàm và theo những yếu tố của vũ trụ chứ không theo Ðức Ki-tô” (Cl 2, 6-8).
Việc nghiền ngẫm Lời là một cách cắm rễ cá nhân và cộng đoàn. Ở đây
cũng thế, cây cối là một biểu tượng có thể giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn. Nơi cây
cối có một cơ cấu sống động, mà mỗi phần tử đều liên đới với toàn thể, để tạo
nên sự sống (rễ, thân, cành, lá). Không một phần tử nào có thể tồn tại một
mình. Còn gọi được là cây nữa không, nếu nó không rễ, không cành, không lá ? Nó
cần có rễ cắm sâu vào đất tốt, cũng như mỗi người chúng ta cần phải nuôi dưỡng
bởi nhựa sống của “thân” Truyền Thống Ki-tô. Đức tin là một di sản.
Cây
cần có lá hầu thực hiện việc quang hợp kỳ diệu của ánh sáng để làm ra nhựa. Sự
tươi tốt của mỗi chiếc lá đều cần thiết cho sức sống khoẻ mạnh của toàn thân
cây. Cũng thế, mỗi người chúng ta cũng phải tự phơi mình dưới ánh mặt trời là Đức
Ki-tô – chẳng ai có thể làm việc này thay cho người khác! “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi
người (Ga 1, 9).
Bởi vì đức tin cũng là một kinh nghiệm, một sự gắn kết có tính cách cá
nhân. Và sức khoẻ tinh thần thiêng liêng của “cây Giáo Hội” cũng tùy thuộc vào
sức sống thiêng liêng của mỗi người tín hữu chúng ta, như mỗi chiếc lá.
Và đối với cây cối, một công việc diệu kỳ của sự sống, được thể hiện
trong thinh lặng: Rễ cây kín múc chất dinh dưỡng dưới tầng đất hoa mầu, cho
nhựa cây dâng trào, cho thân cây nẩy mầm kết nụ, rồi nở sinh hoa trái trong
thinh lặng hoàn toàn. Một công việc được kiện toàn trong thinh lặng nhưng lại
rất công phu. Cây phải phấn đấu không ngừng để đẩy rễ cắm sâu xuống những tầng
đất dầy, xuyên qua lớp đất sét khô cằn, bọc quanh những phiến đá. Nó còn phải
tranh đấu để vươn cành lên cao, cũng không phải chuyện dễ! Vì nếu mọi cành cây đều mọc thẳng được
thì dễ quá rồi, nhưng lại luôn có gió,
bão. Cây phải luôn chiến đấu để sống và tăng trưởng về chiều cao cho ngọn, cũng
như bề sâu cho rễ.
Và ta biết rằng, đối với chúng ta, tìm kiếm tận những tầng đất sâu,
mạch nước ngầm, nước sự sống của Thần Khí, cũng không dễ hơn phơi mình dưới ánh
Mặt Trời của Đức Ki-tô trong cầu nguyện.
Quả thật cây là một “toàn thể”, nơi đây sức sống của mỗi phần tử đem
lại sự sống cho toàn thể. Đời sống ki-tô hữu của chúng ta cũng thế, vừa là một
cá nhân mà cũng là một cộng đoàn. Luôn có sự hỗ tương nồng cốt. Ta thử tưởng
tượng một chiếc lá cho rằng những lá khác che khuất hay gây phiền toái cho nó,
nên quyết định tách rời khỏi thân cây, để được phơi mình dưới ánh mặt trời cách
thoải mái hơn. Rồi nó sẽ ra sao ?
Nó sẽ sớm héo khô và chết lẻ loi! Tự do hão huyền là tự tìm cái chết! Ai
thích sống đời ki-tô hữu của mình cách biệt lập, thì đời sống nội tâm cũng rất
có nguy cơ bị khô héo. Biểu tượng của “cây” mời gọi chúng ta dung hòa cô tịch
và hiệp thông, đón nhận Lời Chúa cách cá nhân và cộng đoàn. Đón tiếp Đức Ki-tô
với tính cách cá nhân và cắm rễ trong Truyền Thống của Giáo Hội.
Bám rễ trong một dân tộc
Giáo Hội hoàn vũ không phải là một thực tại trừu tượng, mà là một hiệp
thông của nhiều Giáo Hội địa phương, nhập thể và nhập thế trong thời gian và
không gian. Nên chúng ta cũng phải bén rễ sâu, cách cá nhân và cộng đoàn, trong
“đất mùn” của một dân tộc đặc thù, với lịch sử và văn hóa riêng của nó. Để
truyền đạt Lời Chúa cho anh em mình, chúng ta còn phải bén rễ vào những mong
chờ, những khắc khoải của họ. Để có thể đem Tin Mừng đến cho ai, tôi phải hiểu
biết ngôn từ của người ấy.
Chúng ta còn được cắm rễ trong một gia đình thiêng liêng, đã nhận một
“đặc sủng” truyền giáo từ Thần Khí Chúa, để phục vụ Giáo Hội và con người, và
cũng được nghe một cách đặc biệt Lời Sống. Cần cắm rễ sâu trong những trực giác
nền tảng, để tạo cho nó một gương mặt luôn tươi mới, thích ứng với thời đại và
với dân tộc, nơi ta đang sinh sống.
Bám rễ và sứ vụ
Như thế, sự phong phú của sứ vụ liên hệ chặt chẽ với chất lượng của
việc ta cắm rễ trong Lời được cầu nguyện, chiêm ngưỡng, nghiền ngẫm. Tin Mừng
không bao giờ chia cách cây với quả của chúng. Nếu chúng ta phải củng cố và
nuôi dưỡng cho rễ của mình, thì cốt yếu là “để mang lại được nhiều hoa quả
tốt”. Vì chính nhờ ở quả mà người ta nhận biết một cây tốt.
“Các anh hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối. Và đừng
tưởng có thể nghĩ bụng rằng: "Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham". Vì,
tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con
cháu ông Ápraham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt
đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (Mt 3, 8-10).
“Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt
chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh
hoa quả nào, thì họ biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây
găng, làm gì có vả mà bẻ ? Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh
quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả
tốt. Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa. Vậy, cứ xem
họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai” (Mt 7, 15-17 cũng x. 12, 33-34).
Vậy chính là qua mọi hành động trong cuộc sống, của cá nhân ta và của
cộng đoàn, mà người ta thẩm định được chất lượng của việc bén rễ, của việc lắng
nghe Lời của chúng ta. Nên ta đừng để phải ứng nghiệm lời tông đồ Giu-đa viết: “Họ là cây cuối mùa thu, không trái, chết
hai lần, bị nhổ tận rễ” (câu 12).
Sự bén rễ của chúng ta hôm nay là cần thiết
hơn bao giờ để đối mặt với sự đổi thay lớn lao về văn hóa, xã hội
mà chúng ta đang sống, trong đó Giáo Hội phải đổi mới cách nhìn và
cách sinh hoạt của mình. Bén rễ, gắn kết sinh động để đối mặt với
những thử thách của thời giờ thiếu hụt, chán nản trước những hạn
giới riêng của mình, đối mặt với thảm trạng của các Hội Dòng, các
tu hội càng ngày càng thiếu ơn gọi, các cộng đoàn càng ngày càng
già nua.
Bén
rễ cần thiết để tìm lại tự do nội tâm của các nhân chứng và các
ngôn sứ. Người ta không thể xây dựng tương lai trên nỗi lo hay tiếc nuối
quá khứ. Xuyên suốt cuộc sống truyền giáo phát sinh đủ thứ thử
thách, những giai đoạn, ít nhiều đầy khô khan, nghi ngại và bão tố.
Trong
cơn lốc, cây rên rỉ, bị lay động, chắc chắn có gãy cành (nhất là
những cành đã khô chết!), tuy nhiên nếu rễ bám chặt, cây vẫn đứng
vững.
Nếu
Giáo Hội gắn kết, đâm rễ chặt vào Lời, sau cơn bão, như cây, sẽ mang
lại hoa trái mới hợp như ngôn sứ Ê-dê-ki-en nói về dân trong cảnh lưu
đày: “Từ ngọn cây, từ ngọn hương bá cao
chót vót, Ta sẽ lấy, sẽ ngắt một chồi non; chính Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi
cao vòi vọi. Ta sẽ trồng nó trên núi cao của Ít-ra-en. Nó sẽ trổ cành và kết
trái thành một cây hương bá huy hoàng. Muông chim đến nương mình bên nó, và ẩn
thân dưới bóng lá cành” (Ed 17, 22-24). “Chim trời”, các dân ngoại, những người không
có hy vọng, sẽ lại đến làm tổ trong dân của Chúa, dân của Giáo Hội.
Hình ảnh chim đến làm tổ trên cành, Thầy Giê-su đã dùng lại trong dụ
ngôn hạt cải mọc lên và trở thành cây lớn, mà thánh Mát-thêu nhắc
đến: “Nước Trời cũng giống như chuyện
hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong các
hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ rau lớn nhất; nó trở thành cây,
đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được” (Mt 13, 31-31).
Nguồn:
kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét