Kỹ thuật viết bài: Giật tít
Tít là câu quan trọng nhất trong bài. Đó là yếu tố chính ở mức độ đọc đầu tiên. Nó quyết định số phận của bài báo. Vì vậy, đừng bỏ qua!
1. Sáu chức năng của tít
Tít có 6 chức năng chính: thu hút sự chú ý vào trang giấy; cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt; giúp độc giả lựa chọn bài; khiến độc giả muốn đọc; tổ chức trang; sắp xếp thông tin.
2. Các loại tít
- Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.
- Tít: trình bày cỡ to, chức đựng những từ khóa.
- Tít nhỏ: bổ sung thông tin cho tít (như thế nào? tại sao?)
- Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài.
3. Thế nào là một tít hay?
- Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.
- Ngắn, mạnh và trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm ra. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan trực tiếp đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh.
- Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.
- Không dùng câu hỏi.
- Chính xác và trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá.
- Thích hợp và độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.
- Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.
4. Tít có tính thông tin
- Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).
- Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.
Trần Trí Dũng Sưu tầm
<
Fabienne Gerault-ESJ, dịch giả: Nguyễn Thị Vân Anh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét