Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

SƠ YẾU LÝ LỊCH CỦA THÁNH PHAOLÔ





SƠ YẾU LÝ LỊCH

CỦA THÁNH PHAOLÔ

***

Bản tự khai của Phaolô


Pl 3,4-6: (1) Là người Dothái + quyền công dân Rôma; (2) Thuộc phái Pharisêu; (3) Sinh trưởng ở diaspora (Tarsô).

Tên


1. Saoulos (Saul – Saun – Saolê): nghĩa đen là “người được hỏi”

- Là tên Dothái được đặt khi mới sinh.

- Cũng là tên của một người nổi tiếng cùng chi tộc Benjamin, đó là vua Saolê, vị vua đầu tiên của thể chế quân chủ Dothái.

- Khi đặt cho con cái tên này, chắc chắn cha mẹ ngài kỳ vọng rất nhiều vào ngài.

2. Paulus (Phaolô)

- Là tên Rôma. Paulus nghĩa là “ít, nhỏ”.

- Là tên thứ hai đồng thời với tên Saoulos (chứ không phải là tên mới có sau này), vì ngài có quốc tịch Rôma.

- Thuở thiếu thời ngài chỉ dùng tên Dothái. Sau này, khi đi truyền giáo ở đảo Sýp, ngài mới chính thức xưng bằng tên Rôma này. Lý do thứ nhất là để lấy cảm tình của Thống đốc đảo này Sergius Paulus (x. Cv 13,7-8); lý do thứ hai để cho thấy sứ mạng truyền giáo cho lương dân. Từ đó ngài luôn được gọi là Phaolô.

Diaspora


- Gia đình ngài sinh sống ở thành phố Tarsô (nay thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ). Ngoài lãnh thổ Palestine, gọi chung là diaspora.

- Chữ diaspora có nghĩa là “lưu lạc”.

- Người Dothái ở diaspora một mặt vẫn giữ truyền thống văn hoá và tôn giáo của dân tộc (đặc biệt là cơ chế hội đường), mặt khác hội nhập với văn hoá Hylạp, đầu óc cởi mở.

Công dân Rôma


- Rất ít người có quyền này (thống kê thế kỷ I: chỉ 1/5 dân số của đế quốc).

- Hai cách để có quyền này: bẩm sinh; dùng tiền để mua (x. Cv 22,24-28: Claudius Lysia, vị chỉ huy cơ đội coi Đền thờ Giêrusalem phải dùng tiền để mua).

- Phaolô có quyền này bẩm sinh. Gia đình ngài có công và hoàng đế Auguste.

- Được tham gia sinh hoạt sống công cộng của xã hội.

- Những đặc quyền về thuế má.

- Đặc quyền về pháp lý (đòi được chính hoàng đế xét xử; nếu bị xử tử thì không phải chịu những hình khổ nhục nhã và đau đớn, nhưng “được” chém đầu).


Phái Pharisêu


- Thời đó có nhiều hệ phái: (1) Sađốc: mất uy tín; (2) Pharisêu: uy tín nhất; (3) Essêni: tuy đạo đức nhưng sống xa cách nên không ảnh hưởng nhiều; (4) Zêlốt: quá khích và thiên về chính trị, quân sự.

- Phái này thành lập từ thời Macabê khởi nghĩa. Đặc điểm của phái Pharisêu là rất coi trọng luật Môsê (x. 1 Mcb 2,26-27: “Ông bừng lửa nhiệt thành đối với Luật… Rồi ông Mattítgia rảo khắp thành và hô lớn tiếng: ‘Ai nhiệt thành với Lề Luật và tuân giữ Giao ước, hãy theo tôi’”).

- Thời Phaolô, những người Pharisêu là những người học thức, thường là ký lục, chuyên viên diễn giải Thánh Kinh (x. Rm 2,17-20: Chính Phaolô mô tả một mẫu người Pharisêu).

Rabbi, đệ tử của Rabbi Gamaliel


- Cv 22,3: Phaolô xưng mình là đệ tử của Rabbi Gamaliel.

- Gamaliel (tên ông có nghĩa là “Chúa là phần thưởng của tôi”) là một trong những rabbi nổi tiếng nhất thời đó. Ông nội ông là Rabbi Hillel l’Ancien, người đã lập một học viện Pharisêu vào triều Hêrôđê. Gamaliel là viện sĩ hàn lâm Dothái giáo. Là pharisêu nên Gamaliel cũng rất tôn trọng lề luật, nhưng không nệ luật, trái lại có đầu óc cởi mở (Cv 5,34-41: can thiệp ở Thượng Hội đồng để bênh vực cho các Tông đồ).

- Thời đó, rabbi là một “tước hàm” của một số rất ít người học rộng, đức dày như Gamaliel. Khi uy tín Chúa Giêsu lên cao, nhiều người cũng gọi Ngài là Rabbi.

- Có lẽ Phaolô cũng được gọi là Rabbi. Sự kiện ông được Thượng Hội đồng Dothái giáo tín nhiệm trao giấy uỷ quyền đi bắt các tín hữu Đức Kitô ở cả trong và ngoài người Dothái chứng tỏ điều đó.


Suy nghĩ


Với sơ yếu lý lịch như vậy, Phaolô có một tương lai hết sức rực rỡ.

Nhưng ngài đã từ bỏ tất cả vì Đức Kitô:

- “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô” (Pl 3,8).

- “Vì Người (Đức Kitô), tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người” (Pl 3,8-9).


Lm. Carôlô


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét