Lòng tin của những nhà thông thái
Hầu hết những nhà thông thái xuyên suốt lịch sử đều có lòng tin.
Thiên Ân dịch
Thiên Ân dịch
Không giống như rất nhiều bản sao thời hiện đại, hầu hết những nhà thông thái xuyên suốt lịch sử đều có lòng tin. Làm thế nào có thể như thế? Đáng lẽ với khả năng suy luận vượt trội của họ, họ phải cho rằng lòng tin chính là điều ngây thơ và thiếu logic? Rõ ràng là không. Chắc chắn, vào thời đó, họ đã không hưởng lợi từ những kiến thức do khoa học khám phá, nhưng tôi không nghĩ đó thật sự là câu trả lời. Khoa học không thể chứng minh hoặc bác bỏ những chủ đề về lòng tin, ví dụ như sự tồn tại của Chúa chẳng hạn.
Chẳng lẽ họ tin bởi vì đó là tiêu chuẩn và họ chịu nhượng bộ áp lực từ những người có quyền thế và những người cùng địa vị xã hội với họ sao? Tôi không nghĩ vậy. Những nhà tư tưởng vĩ đại thường không dễ chịu khuất phục. Họ thường là cái gai trong mắt những người có quyền hành và những thể chế thủ cựu. Tâm trí sắc bén và sáng tạo của họ thường khiến cho những người có quyền thế và những người cùng địa vị xã hội với họ phải lúng túng khi họ trình bày những bài diễn thuyết trí tuệ, đưa ra những lý thuyết cấp tiến, và giải quyết những vấn đề tưởng như không có giải pháp.
Và tôi không có ý chỉ nói đến những tín hữu hoặc những người theo thuyết độc thần. Trở lại thời Ai Cập cổ đại, một người tên Imhotep được công nhận là kỹ sư, kiến trúc sư (ông chính là người xây nên kim tự tháp đầu tiên), và nhà vật lý học đầu tiên trong lịch sử, cũng như nhà thơ, triết gia và là vị tư tế đứng đầu trong tôn giáo Ai Cập. Ông là một người rất khôn ngoan, và tất cả những gì ông viết mà chúng ta tiếp cận ngày hôm nay cho chúng ta biết rằng ông không hề thấy có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa kiến thức và lòng tin của ông.
Và rồi những người Hy Lạp khôn ngoan, những người mang đến cho chúng ta toán học, nghệ thuật, nền dân chủ, triết học… Ngày nay, có thể chúng ta nghĩ họ thật ngớ ngẫn khi tin vào những vị thần và những câu chuyện xem ra chẳng có ý nghĩa gì đối với bất cứ ai trong thế giới hiện đại, nhưng không phải đã họ mê tín một cách ngu xuẩn. Họ đã tin vì họ kết luận rằng có một thế giới thần linh vượt xa sự hiểu biết của họ.
Hãy nghĩ về những nhà tư tưởng Do Thái, Maimonides và Spinoza, cả hai đều là triết gia vĩ đại - một người bảo thủ, người kia cấp tiến hơn - và cả hai đều là những người có lòng tin, dù là khác thường.
Và lẽ dĩ nhiên vẫn có và tiếp tục có những nhà tư tưởng Kitô giáo vĩ đại như Tôma Aquinô, Augustinô, Leo Tolstoy, C.S Lewis, G.K. Chesterton, và rất nhiều những người khác nữa, không ai trong số họ cho rằng lòng tin của họ mâu thuẫn hoặc gây trở ngại cho trí tuệ của họ bay cao.
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét