3. Kỹ thuật viết bài: Chân dung
Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tập hợp kỹ thuật viết bài
Chân dung có nhiều điểm chung với phóng sự. Dựng chân dung của một người giống như dựng lại một sự kiện. Việc thu thập thông tin cũng có những yêu cầu như với phóng sự, đặc biệt là sự nhạy cảm. Độc giả rất thích đọc bài chân dung. Thể loại này thích hợp với những nhân vật nổi tiếng cũng như với người vô danh. Với nhân vật nổi tiếng, phóng sự giúp người đọc khám phá những điều mà họ chưa hiểu biết về nhân vật đó.
Có nhiều dạng chân dung:
* Giấy thông hành: ngắn gọn, dựa và nhiều tư liệu, cách viết đơn giản và mạnh mẽ.
* Ký hoạ: ngắn, tập trung miêu tả bề ngoài và nét đặc sắc của nhân vật.
* Tiểu sử: chân dung một cuộc đời trọn vẹn. Dựng lại những sự kiện có ý nghĩa quyết định tạo nên những bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật.
* Chân dung-phóng sự: dạng 24 giờ với...
* Chân dung-phỏng vấn: qua trò chuyện, tác giả cố gắng lý giải về nhân vật.
* Chân dung-điều tra: mục đích để tiết lộ những mặt còn chưa được biết đến, thậm chí bị che giấu, của chủ đề đã chọn. Vì vậy, phải phỏng vẫn những người khác nữa, và tìm kiếm thêm tư liệu.
* Chân dung so sánh: giới thiệu nhiều người, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa họ. Ví dụ: các ứng viên của một cuộc bầu cử, các thành viên của một đội tuyển thể thao.
Nếu bài viết cần đi sâu đến mức độ nào đó và cần phải viết kỹ về nhân vật, phóng viên cần tìm kiếm nhiều nguồn thông tin (tư liệu, con người) và gặp gỡ nhân vật một, hoặc thậm chí nhiều lần. Phải làm cho người đó nói, kể về bản thân. Phải thu thập thôgn tin về các sự việc, các giai thoại, và kiểm tra thông tin. Cần biết đặt những câu hỏi tế nhị, rút ra những câu nói hay và những tâm sự có tính độc đáo.
Nguyên liệu cho một phóng sự hay gồm có:
* Chọn ra ngay nét đặc trưng của nhân vật, đó sẽ là thông điệp chính.
* Sử dụng cách viết đơn giản, quan trọng nhất là sắc thái.
* Chọn những sự kiện có ý nghĩa nhất, giúp hiểu rõ hơn nhân vật và bước đường phát triển của người đó.
* Chọn trích dẫn tiêu biểu.
* Chọn ra những giai thoại làm rõ được tính cách nhân vật.
* Miêu tả bề ngoài nhân vật: ánh mắt, dáng vẻ, cử chỉ, quần áo...
* Sử dụng so sánh và ẩn dụ.
* Kết bài tốt, chẳng hạn với một câu nói, và quay trở lại với tính cách chính đã được nhấn mạnh ở phần đầu.
* Dè chứng với những lời nói phóng đại, nhập thân, cũng như những lời càu nhàu, than phiền.
Trần Trí Dũng Sưu tầm
Fabienne Gerault-ESJ, dịch giả: Nguyễn Thị Vân Anh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét