Trang

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012



 

MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI : 15


LỜI CHÚA,
NGUỒN MẠCH CỦA TỰ DO


Lắng nghe và ở lại

Trong Tin Mừng, chỉ có một đoạn duy nhất, ở đó Đức Ki-tô nói cách cụ thể rõ ràng về tự do:
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi;
các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ làm cho các ông được tự do” (Ga 8, 31-32).

Những câu này của Gio-an đủ tạo nên một bài thần học rất cô đọng. Nó vén mở cho chúng ta nguồn gốc, sức năng động và những điều kiện của tự do ki-tô hữu.

Những kiểu nói khác nhau của Gio-an như: “ở lại trong Đức Ki-tô”, “ở lại trong Lời Thầy” hay “ở lại trong tình yêu của Thầy” đề có cùng một thực tại thiêng liêng. Đó luôn luôn là việc đón nhận Đức Ki-tô hằng sống, yêu thương, đón nhận Lời chân thật của Thầy, trong tận thâm cung lòng mình.
Nếu (một điều kiện) anh em ở lại trong Lời Thầy, theo ngôn ngữ của Gio-an, nghĩa là nếu anh em kết hiệp mật thiết với Thầy, nếu anh em đón nhận Lời Thầy tận đáy lòng anh em, để nghiền ngẫm và sống Lời đó, thì anh em sthực sự là môn đệ của Thầy, anh em s“nhận biết được sự thật” về Thiên Chúa và về con người, và sự thật đang được sống kia sẽ là nguồn mạch của một tự do mới mẻ cho anh em.

Cái nhận biết về sự thật này, không phải là một thứ nhận biết của trí thức, bên ngoài, mà là một nhận thức của hiện hữu. Vì đối với Gio-an, sự Thật không phải là một khái niệm trừu tượng, nhưng là chính con người của Thầy Giê-su, bằng cử chỉ, Lời nói và cả cuộc sống của Thầy, mạc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là ai, con người là ai.

Đón nhận và đi vào hiệp thông mật thiết với Đức Ki-tô, chính là hướng mở đến mầu nhiệm Thiên Chúa, khám phá ra con tim Thiên Chúa. Và đồng thời cũng khám phá ra mầu nhiệm con người, sự mỏng dòn nhưng cũng cao cả của con người trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa.

Sự thật sẽ làm anh em nên những con người tự do! Đức Ki-tô dùng thì tương lai! Ngược lại với những xác quyết trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền, người ta khi sinh ra không tự do và bình đẳng! Tự do không phải là một bản năng bẩm sinh, con người không có được tự do từ trong nôi, như đôi mắt xanh hay mái tóc đen. Nhưng là một ơn ban của Thiên Chúa mà chúng ta phải đón nhận bằng cách nghe Lời có sức giải thoát của Đức Ki-tô. Ai ở lại trong Lời Thầy, để nghiền ngẫm và sống Lời đó, dần dần sẽ trở nên người tự do.

Thiên Chúa là ơn ban, là hiệp thông của tình yêu, là không chiếm hữu ngay cả bản thân mình. Người đã không dựng nên ta để bắt ta phải lệ thuộc vào quyền năng của Người. Vậy đâu là thánh ý Chúa trên con người, nếu không phải là một lời đáp yêu thương, một giao ước của tình yêu.

Nếu Thiên Chúa đã dựng nên con người, không phải để con người làm nô l, luôn phải quì gối tung hô Người trong shãi khiếp đảm, nhưng là để tình yêu, để cuộc sống của Người tuôn trào trong ta, để chính sự tự do của Người trở thành nguồn suối cho tự do của ta. Làm sao ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nơi người khác, nếu ta không gặp được Người trong chính bản thân mình, ở tận nguồn mạch tự do của ta. Nguồn cội của tự do ki-tô hữu là “lắng nghe” Lời Thầy, là đón nhận trong niềm tin, một Lời vừa là Thần Khí và Sự Sống, Thần Khí giải thoát, dẫn đưa chúng ta đến Sự Thật.

Nên đối với ki-tô hữu, người tự do là người tiếp nhận Lời của một Ai đó khác với mình, vượt ra khỏi thế giới hạn hẹp của mình. Đó là cái nghịch lý của niềm tin ki-tô hữu: tôi càng vượt ra khỏi bản thân, thì càng dễ dàng tiếp nhận Đức Ki-tô và Lời sự Sống của Thầy, càng trở nên người tự do.
Việc đón nhận Lời Chân Lý của Đức Ki-tô là trường dạy tự do nội tâm, là nguồn suối của một cuộc tái sinh, là một cuộc hoán cải trường kỳ. Khi vừa khen Gio-an Tẩy Giả vĩ đại hơn các ngôn sứ, Thầy Giê-su liền thêm ngay “Tôi nói cho anh em biết: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gio-an; tuy nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Thiên Chúa còn cao trọng hơn ông” (Lc 7, 28). Nhận xét này không lấy bớt chút thánh thiện nào của vị Tiền Hô, mà Thầy chỉ muốn nhấn mạnh sự mới mẻ tuyệt đối do sự hiện diện của Thầy mang lại. Thầy mở ra một chiều kích mà thời Giao Ước Thứ Nhất của Gio-an Tẩy Giả không thể cho được, đó là cuộc sinh hạ thiêng liêng của nội tâm (x. Ga 3), mà biến cố Vượt Qua của Thầy sẽ là nguồn gốc. Thánh Phao-lô nói về “một cuộc tạo dựng mới”, “con người mới”, mà từ nay chúng ta sẽ được mời gọi trở nên trong Đức Giê-su Ki-tô. Với Đức Ki-tô, Kigiáo thay đổi tận căn thchế của mình. Không còn là tùng phục một vị thần thánh ở bên ngoài, mà là một hiệp thông khắng khít, thân mật với một Người, mà theo kiểu nói của thánh Au-gus-ti-nô là “Sự Sống của đời sống chúng ta”.

Ai chưa đi vào trong Tình Yêu nhưng không, trong sự tín thác song phương này, thì chẳng hiểu được gì về Ki-tô giáo. Sự Hiện Diện thân tình tạo nên phẩm cách duy nhất của mỗi người, để trở thành một khả năng vượt qua vô tận, là trnên “hữu thể thánh thiêng”. Chính cuộc “tái sinh mới mẻ” này làm cho chúng ta đi từ cái “tôi sinh họ” đến cái “tôi thiêng thánh”, trở nên dưỡng tử của Thiên Chúa. Đây chính là sự tự do cơ bản của con người. “Kẻ sống theo sự thật, – chứ không phải kẻ nghĩ! thì đến cùng ánh sáng”, họ được tự do (Ga 3, 21). Những hành động của ta được Lời Chúa Ki-tô soi sáng và sinh động, sẽ biến đổi con người cũng như mọi tư duy của ta. Những hành động kia sẽ dần dần giải thoát hoặc nô lệ hoá chúng ta mỗi ngày một hơn. Sự giải phóng, theo tín hữu ki-tô là bám rtrong đức tin đã tiếp nhận ơn sủng từ Lời cứu rỗi của Đức Giê-su Ki-tô.

Tự do không bởi con người chinh phục được, mà là kết quả của một lịch sử năng động, liên quan đến con người toàn diện: chiều kích cá nhân (sự thật về chính bản thân) và các tương quan, kinh tế xã hội, chính trị, mọi điều kiện sinh sống của con người.

Đức Ki-tô nói: “Nếu anh em ở lại trong Lời Thầy (…) anh em sẽ trở thành những con người tự do.” Tự do vừa là một cuộc hành trình cá nhân, vừa mang tính cách cộng đồng. Tự do, theo Tin Mừng là một ơn ban của Thiên Chúa mà cũng là một vấn đề cá nhân và tập thể. Ta nên nhớ rằng, trong Tin Mừng Gio-an, ở ba bài “giảng huấn” quan trọng, Thầy Giê-su đều hứa sai Thánh Thần đến hiện thực hoá sự hiện diện của Thầy trong long mọi tín hữu. Thầy không hứa một sự biểu lộ ngoạn mục bên ngoài, hay nơi trí thông minh, nhưng rõ là một ơn hiểu biết thâm sâu, cho riêng từng cá nhân, về mầu nhiệm của chính Thiên Chúa. Trong việc lắng nghe, nghiền ngẫm, suy nguyện Lời, tín hữu có thể trải nghiệm, nếm thử sự dịu dàng yêu đương của sự Hiện Diện của Chúa, mặc dù vẫn là trên bình diện đức tin.

“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23).

Một hiện diện chẳng bao giờ chia cách, mà là hiện diện của cả Cha, Con và Thánh Thần. Việc lắng nghe Lời Thầy đưa chúng ta vào trong mối thân tình của tình yêu Ba Ngôi.

Đối với thánh Gio-an, hạnh phúc mà con người hằng mơ ước hay ơn cứu độ, theo lối nói của Kinh Thánh – không là gì khác hơn sự hiện diện thân tình này của Thiên Chúa, trong kẻ biết lắng nghe Lời Người. Lng nghe Lời để trở thành suy gẫm, suy nguyện, là trường dạy tự do theo Tin Mừng. Lắng nghe, cầu nguyện, ở lại lâu giờ trong tình thân mật với Đức Ki-tô, là tự để mình được hoán cải, được gột tẩy. Nguồn gốc của tự do ki-tô hữu là chiêm niệm. Việc lắng nghe và suy nguyện Lời Chúa là nguồn mạch cho trí tuệ tâm linh, nó giải phóng con người khỏi sự chuyên chế của tội lỗi, của đam mê, của ách nô lệ thế gian.

“Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lcho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được trong nhà luôn mãi, người con mới được luôn mãi. Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do” (Ga 8, 34-36).

Kinh Thánh nói: “Không ai có thể thấy Thiên Chúa mà không phải chết.” Đúng vậy, chúng ta không thể đi vào trong sự thân mật với Lời Chúa mà không được mời gọi “làm chết đi” sự dối trá tất cả những gì ngược lại với sự thật, nơi chúng ta.


Lời Chúa được suy nguyện, nghiền ngẫm trong thinh lặng, giúp tôi vạch trần những bóng tối, và thẩm định cách sáng suốt để biết phải cam kết dấn thân, hay tiếp tục trận chiến tâm linh của mình trên điểm nào. Trước khi tiến tới sự bình an, tới sự nghỉ ngơi trong Đất Hứa, tới sự tự do của tâm hồn trong thân tình với Thiên Chúa, cũng như dân Do-thái xưa, chúng ta phải từ bỏ những “củhành củ tỏi Ai Cập” và vượt qua những thử thách của sa mạc.

Lắng nghe Lời còn luôn là một “chiến trường” tâm linh để ta lớn lên trong tự do. Sự tự do nội tâm này là một công trình của Chúa Thánh Thần: “Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2 Cr 3, 17).

Mấy câu trích dẫn trên kia của thánh Gio-an chứng tỏ cho ta thấy rằng sự tự do ki-tô hữu không đến từ một triết thuyết, nhưng là từ biến cố giải phóng của Đức Ki-tô Chết và Sống lại. Tự do ki-tô hữu quả là độc đáo, chưa từng thấy, là “vượt qua!” Nó là sự giải phóng một nền chuyên chế căn bản: chuyên chế của tội lỗi (của sự chết được gắn liền với nó).

Các ki-tô hữu tiên khởi đã không lầm khi để niềm vui của họ bùng phát ngay vào buổi đầu của thời đại mới của tự do. “Chúc tng Ðức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en đã viếng thăm cứu chuộc dân Người. Từ dòng dõi trung thần Ða-vít, Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta (...) sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù” (Lc 1, 68-79). Đây chính là một cuộc giải phóng. Niềm xác tín này sẽ được thánh Phao-lô lặp lại cách hứng thú khi ngài triển khai những hiệu quả của bí tích Thánh Tẩy, như nguồn suối của một sự tự do mới:

“Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Ðức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? (...) Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Ðức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội nữa” (Rm 6, 1 tt).
“Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của các thánh trong cõi đầy ánh sáng. Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái” (Cl 1, 12-13).

Ki-tô hữu chúng ta vô cùng ngưỡng mộ trước sự giải phóng mà Đức Giê-su Ki-tô đã thực hiện cho mọi người, trong niềm xác tín rằng ơn cứu độ của Đức Ki-tô vượt trên mọi hình thức giải phóng của con người. Cuối cùng trong Tân Ước, Đức Ki-tô được giới thiệu như Đấng giải thoát con người khỏi kẻ thù nguy hại nhất, khỏi sự tha hóa và sự sợ hãi lớn lao nhất, đó là sự chết. Vận mệnh mù quáng này đã minh họa tất cả thảm trạng của nền văn minh cổ Hy lạp.

Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt ... Vậy khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh
Thánh sau đây: Tử thần đã bị chôn vùi. Ðây giờ chiến thắng! (...). Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (1Cr 15,26; 15, 54 tt).

Tuy nhiên mọi cuộc giải phóng ở trần gian đều là bất toàn. Cuộc giải phóng cho con người toàn diện chỉ được thực hiện vào ngày sống lại, ngày mà thân xác chúng ta cũng sẽ được biến đổi, giải thoát khỏi sự mỏng dòn và giới hạn của nó. Và đối với thánh Phao-lô, cuộc giải phóng tối hậu này là chính sự chờ đợi, là niềm hy vọng của mọi tạo vật, của tất cả mọi vật thể hay hư nát: “Tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy
là có ngày cũng sẽ được giải thoát, (...) được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8, 21-22).
Viễn tượng ki-tô hữu về cuộc giải phóng của con người toàn diện này không phải là một không tưởng, một lời hứa xa vời. Tương lai giải thoát kia đang bắt đầu ngay từ bây giờ, cho người biết nghe và thực hành Lời Chúa: “Thật, tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Ðấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống” (Ga 5, 24).
Việc nghe và cầu nguyện Lời Chúa giải thoát chúng ta khỏi hai bẫy trái nghịch nhau: “chủtrươg quan phòng” và “chủ trương hành động”. Xu hướng thứ nhất, tự rút lui, thu mình trong bàn tay của một Thiên Chúa, Đấng chỉ ra tay hành động qua các phép lạ, còn xu hướng thứ hai lại cho rằng tương lai thế giới chỉ dựa vào sức cố gắng của chúng ta.

Thế mà việc lắng nghe, cầu nguyện Lời Chúa lại là nơi gặp gỡ giữa tình yêu nhưng không, sự tự do của Thiên Chúa và tự do của con người. Một nơi ưu tiên cho việc cộng tác giữa Thiên Chúa và con người. Ta không được xúc phạm đến dung nhan Thiên Chúa, cũng không được trẻ con hoá con người. Người ta không thể phóng đại Thiên Chúa bằng cách hạ thấp con người, cũng như ngược lại, thổi phồng con người bằng cách giảm giá Thiên Chúa!

Suy nguyện Lời Chúa chẳng bao giờ là một thao tác thụ động, mà là một động tác sáng tạo. Vì như chúng ta đã thấy, Khi Thiên Chúa nói, Người hành động, Người tác tạo. Môn đệ tự để mình được yêu thương, tái tạo, uốn nắn bởi Lời Chúa trong suy nguyện, đến lượt mình, cũng sẽ trở thành ktác tạo, có khả năng cộng tác với kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa luôn là người khởi xướng, thì Người cũng không thể làm gì ngoài sự tự do đồng thuận của chúng ta. Lắng nghe và cầu nguyện Lời, là tiếp đón Thiên Chúa, với sự sống, tình yêu, ơn huệ của Thần Khí Người nơi tôi, và qua tôi, mọi tác động của Người trên thế gian.

Cầu nguyện không phải là làm những “bài giảng đạo đức” về Thiên Chúa, nhưng là tự để mình bị lay động, không ngừng hoán cải bởi Lời Người, là “Thần Khí và sự sống” và chuyển hướng mọi sinh hoạt hàng ngày của tôi theo kế hoạch yêu thương của Người cho tôi và cho nhân loại.
Việc nghe và cầu nguyện Lời Chúa là một khoảng thời gian quyết định, lúc ấy tôi tái thiết tự do của tôi trong lịch sử năng động của ơn cứu độ (hạnh phúc của con người). Ta hiểu được tại sao lắng nghe Lời lại cũng là một hành động cốt lõi cho việc tăng trưởng và giải phóng con người, như việc ăn uống. Nó bảo đảm cho tương lai hài hoà, nhịp nhàng, của con người.


Thiên Chúa tái tạo nên tôi mỗi ngày với chính thân tôi

Lạy Chúa,
Có những người thật diễm phúc
Thường được nghe Chúa nói
Và thấy Chúa can thiệp vào mọi sự không đâu.
Họ bắt Chúa nói nhiều,
Và hành động quan phòng khắp nơi nơi.
Họ xem Chúa như “Chúa Quan Phòng”:
Bịt kín mọi lỗ thủng,
Hoàn tất nhiều phép lạ,
Nơi chúng con chỉ biết “khoanh tay”,
Đem hoà bình đến nơi chúng con mua bán súng đạn,
Đem lương thực đến chỗ chúng con không biết sẻ chia.
Phần con, con lại thấy Chúa khá dè dặt.
Như thế bảo đảm cho con hơn, lạy Chúa.
Con không chịu nổi những bà “mẹ già”,
những người cha lo lắng,
Ấp ủ đến độ làm con cái mình nghẹt thở,
Chỉ vì muốn chúng luôn được an toàn, che chở.
Con càng không thích cảm thấy mình như “con rối”
Mà trong bóng tối, Chúa giật dây.
Một sự tùng phục của kẻ nô lệ, chấp hành cách mù quáng,
Quả là bất xứng, với Chúa, và cả với con.
Con bái phục quyền năng cao cả Chúa,
Nhưng như một quyền bính của yêu thương.
Con tin tình yêu này không làm con người ra tha hoá,
Mà kiến tạo và giải phóng nó luôn luôn.
Con cám ơn, lạy Chúa, đã tạo dựng và đã gọi con
Trở thành một đứa con biết tự do cộng tác
Vào kế hoạch yêu thương tốt lành của Chúa.
Trong nắng ban mai hoàn toàn mới mẻ,
Trong buổi chiều tà, êm ả nghỉ ngơi,
Con ưa thích có cuộc-hẹn-tình yên tĩnh,
Cuộc hẹn của cộng tác thân thương,
Của sự tiếp tay đầy trân trọng.
Sáng, tối, Chúa đều đến trước,
Chúa luôn là Đấng đến trước thăm con,
Trong khu vườn thẳm lặng của lòng con,
Gió hiu hiu và ánh sáng vội vàng,
Con quì gối, bên bờ thời gian trôi chảy,
Từ Chúa, con trông chờ mọi sự,
Chúa cũng đợi tất cả, ở nơi con.
Ở đó, hiện diện vô hình Chúa bao phủ,
Con cầu nguyện, mặc Chúa yêu thương và uốn nắn
Theo mức độ tình Chúa đến cho con.
Thật quá tuyệt vời, ôi lạy Chúa,
Được ở đây, kề vai bên lòng Chúa,
Con nghỉ ngơi và hoạt động cùng với Chúa.
Chẳng có gì vừa nhưng không, lại vừa năng động,
Có gì mạnh mẽ hơn được tình yêu.
Phút tuyệt vời là lúc nguyện cầu trong tĩnh mịch,
Thật kín đáo mà vô cùng linh hoạt!
Đó chính là hoạt động lớn nhất, trong ngày sống của con.
Con biết Chúa làm việc không ngơi nghỉ,
Nhưng Chúa không muốn làm gì cả, nếu vắng con.
Con tâm đắc, Chúa ơi, Chúa vô cùng tế nhị.
Con muốn “Chúa là Chúa”, làm công việc của Chúa.
Còn con làm người, chu toàn sứ vụ của con người.
Trong thinh lặng của lời con nguyện,
Cho con được đồng lòng với Lời và sự Sống Chúa,
Với ân sủng của Thần Khí Chúa ban;
Cho con được đồng lòng với tác động của Chúa trong con,
Và qua con, với tác động của Chúa trên thế giới.
Ai hành động, lạy Chúa, Chúa hay con?
Tình yêu của Chúa hay tự do của con?
- Cả hai, con ạ!
Vì nơi mà Ta thích tác tạo, mạc khải và hoạt động hơn cả
Chính là đền thánh của lòng con,
Và của lương tâm con thức tỉnh.
Lịch sử loài người, con thấy chứ,
chúng ta đã cùng nhau tác tạo.
Đó là cái bất trắc đẹp đẽ nhất của tình Ta.
Cũng là bất trắc nên thơ nhất cho tự do của con đó!

Fr. Michel Hubaut

KINHTHANH.ORG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét