Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Kỹ thuật viết bài: Hình ảnh và chú thích





Kỹ thuật viết bài: Hình ảnh và chú thích

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tập hợp kỹ thuật viết bài


1. Vai trò của hình ảnh

Có nhiều quan điểm không đúng coi hình ảnh quan trọng như bài viết. Như vậy không khách quan vì người ta chọn một thời điểm cụ thể, và một góc máy để chụp ảnh. Hình ảnh không phải là một ngôn ngữ toàn cầu. Thường một bức ảnh có thể hiểu theo nhiều nghĩa.

* Ảnh chính là mức độ đọc đầu tiên, nó thu hút độc giả nhìn vào. Nó có thể khiến người ta đọc bài viết.

* Hình ảnh làm cho trang viết thông thoáng và sáng sủa, giúp cho mắt nghỉ ngơi.

* Dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với một hình ảnh hơn với một bài viết. Không cần phải đọc hay có trình độ học vấn cao vẫn có thể hiểu đựoc một bức ảnh.

* Hình ảnh chuyển tải thông tin. Một bức ảnh đựoc chọn cần phải có ý nghĩa, phải mang lại nhiều thôgn tin, phải thể hiện được điều mà bài báo không thể miêu tả.

* Một bức ảnh có chú thích có tác dụng phản chiều. Độc giả có thể thấy mình hoặc không gian của mình trong bài viết.

* Hình ảnh có thể minh chứng cho một điều tra, làm tăng độ tin cậy của bài viết.

* Một số ảnh và tranh có tác dụng giải trí.


2. Sáu đặc trưng của một hình ảnh tốt


* Đặc trưng sống động của một bức ảnh, chụp người, chụp con vật, nếu có thể đang hoạt động. Bố cục chặt chẽ, nét mặt biểu cảm, động tác.

* Phù hợp với phong các bài viết.

* Thông tin phong phú: một hình ảnh mang thêm thôgn tin cho bài viết sẽ hay hơn một hình ảnh chi minh hoạ cho bài viết.

* Chất ượng thẩm mỹ.

* Chất lượng kỹ thuật: ảnh phải nét, cắt cúp hợp lý, ánh sáng tốt. Kỹ thuật giúp sửa chữa một số sai sót nhưng không phải tất cả Chú ý độ phân giải thấp đối với ảnh kỹ thuật số.

* Tính độc quyền: hình ảnh phải mang tính tìm tòi, ngay cả với những chủ đề thông thường nhất.


3. Chú thích

Chú thích là bài viết ngắn đi kèm hình hảnh, giải thích hình ảnh, bình luận nó hoặc hoàn chỉnh nó.

Tất cả ảnh đều phải có chú thích. Chỉ chấp nhận không có chú thích khi tít, hoặc tít phụ bao trùm bài viết và bức ảnh đóng luôn vai trò chú thích.

Nhất thiết phải tránh thừa từ giữa ảnh và bài báo hoặc ngược nghĩa. Phải làm cho hình ảnh có nghĩa, tránh cho độc giả phải đặt câu hỏi mà không tìm thấy câu trả lời.

Đừng quên rằng chú thích ảnh là một yếu tố đọc nhanh và có lựa chọn. Nó thuộc mức độ đọc thứ hai và là một cách tiếp cận vấn đề. Chú thích có thể là:

* một câu trả lời cho những câu hỏi mà người ta đặt ra cho hình ảnh: ai? ở đâu? khi nào?

* một chi tiết rõ ràng: một thông tin bổ sung không nhất thiết phải có trong bài viết.

* một tóm tắt: đặc biệt là tóm tắt thông điệp chính của bài viết.

* một lời giải thích: chú thích mang lại một nghĩa cho một bức ảnh đa nghĩa.

* một lời trích dẫn trong trường hợp ảnh chụp nhân vật.

* một gợi ý: làm cho độc giả phải suy nghĩ, gợi trí tò mò.


Trần Trí DũngSưu tầm
<
Fabienne Gerault-ESJ, dịch giả: Nguyễn Thị Vân Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét