Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Kỹ thuật viết bài: Sự việc, trước hết là sự việc!




Kỹ thuật viết bài: Sự việc, trước hết là sự việc!
Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tập hợp kỹ thuật viết bài



Sự việc, trước hết là sự việc!


Đây chính là nguyên liệu của người viết, người không phải là tiểu thuyết gia, cũng chẳng phải là nhà sử học. Là người đi đến hiện trường và gặp gỡ nhân vật, người viết giúp mọi người tìm hiểu được thực tế dưới mọi góc độ của nó. Để tìm thấy nguyên liệu này, người viết cần đến một số công cụ và cả kỹ năng, nhưng trước hết, người viết cần có sự tò mò, từ đó sẽ tìm kiếm và thu thập thông tin. Nhưng bên cạnh lòng đam mê và nhiệt thành, người viết cũng luôn cần một phẩm chất nữa: tính chính xác.

Vì sao phải phân biệt sự việc và bình luận?


Việc cần phải tách rời sự việc và bình luận mới xuất hiện trong lịch sử chính trị. Đi kèm với nó là sự phân biẹt giữa ý kiến và thông tin. hệ thông truyền thông dần dần có quan điểm rõ rằng về vấn đề này. Việc phân biệt giữa sự việc và bình luận dẫn đến một luật quan trọng "Sự việc là thiêng liêng, bình luận là ý kiến cá nhân".

Người ta có thể nói hành động đầu tiên của người viết bài, đặc biệt của người viết báo, là "chỉ cho mọi người thấy". Công chúng có thể chỉ cần đến điều mà anh ta cho thấy qua tiếp cận với thực tế.

Các chức năng của biên tập:


* Người biên tập là độc giả đầu tiên của bài viết. Với tư cách đó, người biên tập sửa bài viết dựa vào câu hỏi "Bài viết có tính thông tin không? có thú vị không? có độc đáo không?"

* Ở một mức độ kỹ thuật hơn, người biên tập kiểm tra xem những qui tắc đạo đức, tôn trọng con người, pháp luật... có được tôn trọng không? kiểm tra những dữ liệu dễ nhầm lẫn (nhất là các con số); chữa chính tả, ngôn từ, số chữ. Toà soạn xem xét bài báo dưới những yêu cẩu về mức độ đọc đầu tiên: viết và viết lại tít, tít xen, sapô, mở đầu; quyết định có cần box hay không? chọn ảnh và xem chú thích.


Trần Trí Dũng
Sưu tầm
<
Fabienne Gerault-ESJ, dịch giả: Nguyễn Thị Vân Anh
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét